300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 7)

Bộ 4000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 7 chi tiết nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

1 286 lượt xem


300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 7)

ĐỌC

Tri thức Ngữ văn trang 17

* Tri thức đọc hiểu

Câu 1: Truyền thuyết là gì?

Lời giải:

- Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.- Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

Câu 2: Nêu đặc trưng cơ bản của truyện truyền thuyết

Lời giải:

Đặc trưng cơ bản của truyện truyền thuyết:

- Đề tài thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại.

- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu.

- Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.

- Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết.

Câu 3: Nhân vật là gì?

Lời giải:

Nhân vật văn học  con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học.

Câu 4: Nhân vật truyền thuyết có những đặc điểm nào?

Lời giải:

- Nhân vật truyền thuyết có những đặc điểm là:

+ Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,...

+ Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.

+ Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Câu 5: Thế nào là cốt truyện?

Lời giải:

- Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Câu 6: Cốt truyện truyền thuyết có những đặc điểm gì?

Lời giải:

- Cốt truyện truyền thuyết có những đặc điểm là:

+ Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

+ Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

+ Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

Câu 7: Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là gì?

Lời giải:

Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian.

Tri thức tiếng Việt

Câu 8: Từ đơn là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ đơn là từ gồm có một tiếng.

- Ví dụ: đi, ăn, miệng, tay, chân, …

Câu 9: Từ phức là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.

- Ví dụ: cây xanh, con cá, …

Câu 10: Từ phức được chia làm mấy loại? Kể tên và nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ phức được chia làm 2 loại: từ ghép và từ láy

- Ví dụ từ ghép: con gà, cái bút, hộp kẹo, …

- Ví dụ từ láy: xa xa, long lanh, lung linh, …

Câu 11: Thế nào là thành ngữ?

Lời giải:

- Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen dùng.

Câu 12: Nêu tác dụng của thành ngữ.

Lời giải:

Tác dụng của thành ngữ: Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

VĂN BẢN ĐỌC

Thánh Gióng

Câu 1: Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

Lời giải:

- Em nghĩ việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc hết sức kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là con người phi thường, không phải là một người bình thường.

Câu 2: Văn bản “Thánh Gióng” thuộc thể loại nào?

Lời giải:

Văn bản “Thánh Gióng” thuộc thể loại truyền thuyết.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Tháng Gióng” là?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Tháng Gióng” là tự sự.

Câu 4: Truyện Thánh Gióng được kể theo ngôi nào? Vì sao?

Lời giải:

Truyện Thánh Gióng được kể theo ngôi thứ ba

- Truyện được kể theo ngôi thứ 3 nhằm tăng tính khách quan cho câu chuyện.

Câu 5: Văn bản Thánh Gióng được chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần.

Lời giải:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Gióng

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...cứu nước): Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng

- Phần 3 (Tiếp theo đến ...lên trời): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân

- Phần 4 (Còn lại): Gióng bay về trời

Câu 6: Nêu nội dung chính của văn bản Thánh Gióng.

Lời giải:

Nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Câu 7: Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng.

Lời giải:

- Sự ra đời và lớn lên của Gióng:

+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm chân - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.

+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, thì Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào.

- Gióng ra trận và chiến thắng:

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.

+ Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

- Gióng bay về trời:

+ Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

Câu 8: Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả “vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ”?

Lời giải:

- Khi Gióng nghe được tin sứ giả theo lệnh vua đi tìm người tài giỏi cứu nước, đã nói với mẹ' Mẹ ra mời sứ giả vào đây' và nói với sứ gi: 'Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này'.

- Sứ giả kinh ngạc vì Gióng chỉ là một đứa trẻ, đặt đâu nằm đó, lên ba không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng cất lên tiếng nói được. Đó là một sự việc kì lạ

- Sứ giả mừng rỡ vì thế mạnh giặc, tình thế đất nước đang vô cùng cấp bách, sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài mà nay đã gặp được người nhận nhiệm vụ cao cả này.

Câu 9: Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau đề chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng “vươn vai” thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc.

Lời giải:

Liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm:

- Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé

- Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương

Câu 10: Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nảo.

Lời giải:

Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ 'tráng sĩ'

- Tác dụng:

+ Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng, tráng sĩ phải có sức mạnh cường tráng, chí khí mạnh mẽ, lập được những chiến công lớn.

Câu 11: Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

Lời giải:

- Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm

- Nhiệm vụ của Gióng quan trọng vì Gióng đánh giặc để bảo vệ đất nước, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân.

Câu 12: Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lễ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.

Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Lời giải:

- Em không đồng ý với ý kiến trên

- Lí do:

+ Vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại, nhằm thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào của nhân dân ta về một người anh hùng dân tộc.

Câu 13: Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Lời giải:

- Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi đất nước lâm nguy thì nhân dân sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng. Thánh Gióng chính là hình tượng người anh hùng tiêu biểu cho lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Câu 14: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng.

Lời giải:

Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ, nhà nghèo mà không có con. Một hôm, bà thấy một vết chân to giữa đồng bèn đặt chân mình lên ướm thử. Mười hai tháng sau bà hạ sinh được một cậu trai khôi ngô tuấn tú. Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng bật dậy và cất tiếng nói đầu tiên. Sứ giả vừa mừng rỡ, vừa kinh ngạc, chạy vội về bẩm báo với nhà vua. Nhà vua sai người ngày đêm làm gấp những thứ mà chú bé yêu cầu. Từ ngày ấy, chú bé lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no. Bỗng Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ đi đánh giặc. Để tưởng nhớ người tráng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Sự tích Hồ Gươm

Câu 1: Em biết những gì về Hồ Gươm (Hà Nội)? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm về thắng cảnh này.

Lời giải:

Chia sẻ với bạn cùng nhóm về Hồ Gươm:

- Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội.

- Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

- Xung quanh Hồ Gươm có nhiều di tích nổi tiếng như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên,...

Câu 2: Văn bản “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?

Lời giải:

Văn bản “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại truyền thuyết.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm” là?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm” là tự sự.

Câu 4: Truyện Sự tích Hồ Gươm được kể theo ngôi nào? Vì sao?

Lời giải:

Truyện Sự tích Hồ Gươm được kể theo ngôi thứ ba

- Truyện được kể theo ngôi thứ 3 nhằm tăng tính khách quan cho câu chuyện

Câu 5: Văn bản Sự tích Hồ Gươm được chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần.

Lời giải:

Văn bản Sự tích Hồ Gươm được chia thành 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “đất nước”: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.

- Phần 2: Phần còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặc.

Câu 6: Nêu nội dung chính của văn bản Sự tích Hồ Gươm.

Lời giải:

Nội dung chính:

- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.

- Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

Câu 7: Hãy đoán xem, Long Quân sẽ cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?

Lời giải:

- Theo em, Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm nhưng sẽ không phải theo cách dễ dàng, trao sẵn mà sẽ là quá trình thử thách để nghĩa quân hiểu và trân trọng ý nghĩa của thanh gươm thần.

Câu 8: Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã hiểu ra điều gì?

Lời giải:

- Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã 'hiểu ra' rằng: Cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc đã kết thúc, đất nước đã được yên bình, thanh gươm đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và cần phải hoàn trả lại.

Câu 9: Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?

Lời giải:

- Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường: Lê Thận đi đánh cá cả 3 lần đều vớt được lưỡi gươm; lưỡi gươm sáng rực và có chữ Thuận Thiên, …

- Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.

Câu 10: Em hãy xác định không gian, thời gian Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm, đòi lại gươm trong Sự tích Hồ Gươm và điền vào các ô trơng ứng theo bảng đưới đây (làm vào vở):

Sự việc

Thời gian

Không gian

Cho mượn gươm thần

 

 

Đòi lại gươm thần

 

 

Lời giải:

Sự việc

Thời gian

Không gian

Cho mượn gươm thần

Khi giặc Minh đặt ách đô hộ nước ta. Nghĩa quân Lan Sơn đã nổi dậy nhưng còn non yếu nên nhiều lần bị thua

Tìm thấy luõi gươm ở vùng biển và chuôi gươm ở vùng rừng núi

Đòi lại gươm thần

Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi

Hồ Tả Vọng

 

Câu 11: Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi như vậy, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Lời giải:

Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện:

+ Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, nhiều địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn, gian khổ

+ Chuỗi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy từ miền ngược tới miền xuôi, tất cả mọi nơi cần chung tay cứu nước

Câu 12: Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản là mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để “giải thích địa danh Hồ Gươm”. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao?

Lời giải:

Theo em, ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ. Thông qua việc Lê Lợi trả gươm thần, để 'giải thích địa danh Hồ Gươm' còn thể hiện ý nghĩa:

- Thể hiện chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa với giặc Minh xâm lược. Sau khi giặc đã bị dẹp tan, nhà vua cần trị vì đất nước bằng luật pháp, đạo đức chứ không phải bằng vũ lực. Do vậy, gươm thần là thứ vũ khí không cần thiết trong giai đoạn mới.

- Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện khát vọng hoà bình của nhân dân ta.

Câu 13: Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm:

- Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi.

- Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể (chẳng hạn: lo lắng khi nghĩa quân gặp khó khăn; phấn khởi khi nghĩa quân ngày một thêm hùng mạnh).

Lời giải:

- Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi: Minh công, bệ hạ

- Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể:

'Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ'

Câu 14: Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?

Lời giải:

- Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm của thể loại truyền thuyết, đó là:

+ Là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, ý nghĩa ...)

+ Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử

+ Có sử dụng các yếu tố kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân)

+ Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự

Câu 15: Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm.

Lời giải:

Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống giặc. Đức Long quân quyết định cho mượn gươm thần. Lê Thận, trong ba lần đánh cá đều vớt được một thanh sắt, nhìn kĩ dưới ánh lửa nhận ra đó là lưỡi gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng trên đó có khắc chữ “Thuận Thiên”, Lê Lợi tra vào chuôi gươm nạm ngọc thì vừa vặn. Trong tay Lê Lợi có gươm thần làm cho quân Minh tan tác, bạt vía. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Vua nâng gươm trao trả gươm, Rùa Vàng ngậm gươm rồi lặn xuống đáy hồ, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Hoàn Kiếm.

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Câu 1: Văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” thuộc thể loại nào?

Lời giải:

Văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” thuộc thể loại thuyết minh

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản“Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” là?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” là: Thuyết minh.

Câu 3: Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được kể theo ngôi nào? Vì sao?

Lời giải:

Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được kể theo ngôi thứ 3

- Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được kể theo ngôi thứ 3 nhằm giúp câu chuyện trở nên khách quan, chân thực hơn

Câu 4: Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần.

Lời giải:

Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được chia thành 3 phần.

- Phần 1 (Từ đầu đến ...các xóm trong làng): Giới thiệu hội thi

- Phần 2 (Tiếp theo đến …sánh nổi đối với dân làng): Diễn biến hội thi

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa hội thi

Câu 5: Nêu nội dung chính của văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Lời giải:

- Nội dung: Bài văn nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 6: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?

Lời giải:

- Mục đích của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:

+ Hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh và gái làng thể hiện bàn tay khéo léo

+ Hội thi còn mang đến cho người nông dân những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái sau ngày lao động mỏi mệt

- Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

Câu 7: Tìm một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi. Em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam

Lời giải:

- Luật lệ của hội thổi cơm thi: có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống. Khi có nén hương, ban tổ chức sẽ phát cho 3 que diêm châm vào để cháy thành ngọn lửa. Người trong đội sẽ vót tre thành chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào ngọn đuốc. Những nồi cơm được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tây cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

Với người dự thi: Người dự thi: trong khi một thành viên của đội lấy lửa thì những người khác mỗi người một việc:

- Người ngồi vót những thanh tre già thành hững chiếc đũa bông

- Người giã thóc

- Người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

Nhận xét: hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm, thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam.

Câu 8: Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hoá dân tộc?

Lời giải:

- Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Thực hành tiếng Việt trang 27

Câu 1: Từ đơn là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ đơn là từ gồm có một tiếng.

- Ví dụ: đi, ăn, miệng, tay, chân, …

Câu 2: Từ phức là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.

- Ví dụ: cây xanh, con cá, …

Câu 3: Từ phức được chia làm mấy loại? Kể tên.

Lời giải:

- Từ phức được chia làm 2 loại: từ ghép và từ láy

- Ví dụ từ ghép: con gà, cái bút, hộp kẹo, …

- Ví dụ từ láy: xa xa, long lanh, lung linh, …

Câu 4: Từ ghép là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

- Ví dụ: ông nội, ba mẹ, bà ngoại, …

Câu 5: Từ láy là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ láy là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.

- Ví dụ: lấp lánh, tròn trịa, …

Câu 6: Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa.

(Thánh Gióng)

Lời giải:

- Từ đơn: vùng, dậy, một, cái, bỗng, biến, thành, một, mình, cao, hơn, trượng, bước, lên, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy, lên, mình, ngựa

- Từ phức: chú bé, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, vang dội, áo giáp

Câu 7: Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:

Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt.

(Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)

Lời giải:

- Từ ghép: giã thóc, giần sàng, bắt đầu, dự thi, nồi cơm, cánh cung, dây lưng

- Từ láy: nho nhỏ, khéo léo

Câu 8: Tạo ra từ ghép từ các tiếng dưới đây:

a. Ngựa

b. Sắt

c. Thi

d. Áo

Cho biết nghĩa của từ ghép tạo ra có gì khác so với nghĩa của tiếng gốc?

Lời giải:

- Tạo ra từ ghép

a. con ngựa, ngựa cái

b. ngựa sắt, sắt thép

c. kì thi, thi đua

d. áo quần, áo dài

- Nghĩa của các từ ghép tạo ra ở trên đều có phạm vi hẹp hơn so với nghĩa của tiếng gốc.

- Tạo ra từ ghép

a. con ngựa, ngựa cái

b. ngựa sắt, sắt thép

c. kì thi, thi đua

d. áo quần, áo dài

- Nghĩa của các từ ghép tạo ra ở trên đều có phạm vi hẹp hơn so với nghĩa của tiếng gốc.

Câu 9: Tạo ra từ láy từ các tiếng dưới đây:

a. Nhỏ

b. Khỏe

c. Óng

d. Dẻo

Cho biết nghĩa của từ láy mới tạo ra có gì khác so với nghĩa của tiếng gốc?

Lời giải:

Tạo các từ láy

a. nhỏ nhắn

b. khoẻ khoắn

c. óng ả

d. dẻo dai

- Nghĩa của từ láy tạo ra có phạm vi:

a. Nhỏ nhắn giảm nghĩa so với nhỏ.

b. Khỏe khoắn tăng nghĩa so với khỏe.

c. Óng ả tăng nghĩa so với óng.

d. Dẻo dai tăng nghĩa so với dẻo.

Câu 10: Trong câu văn “Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoát leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ.” Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì có giúp người đọc hình dung động tác của người dự thi rõ hơn không? Vì sao?

Lời giải:

- Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì người đọc không thể hình dung động tác của người dự thi rõ hơn. Vì từ “thoăn thoắt” là từ láy miêu tả rất rõ nét sự khéo léo và tốc độ cực nhanh của người dự thi nên không thể thay thế bằng từ khác được.

Câu 11: Trong câu văn “Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt.” Nếu dùng từ “khéo” bằng từ “khéo léo” thì độ khéo của người dự thi sẽ giữ nguyên, tăng lên hay giảm xuống? Vì sao?

Lời giải:

- Nếu dùng từ “khéo” bằng từ “khéo léo” thì độ khéo của người dự thi sẽ giảm xuống. - Vì từ “khéo léo” là từ láy miêu tả rất rõ nét sự khéo léo, có nghĩa tăng hơn so với từ “khéo” nên không thể thay thế bằng từ “khéo” được.

Câu 12: Tìm và ghép thành ngữ (cột A) với nghĩa của thành ngữ (cột B) trong bảng dưới đây sao cho phù hợp

Lời giải:

Đáp án: 1-c, 2-đ, 3-d, 4-b, 5-

Câu 13: Đặt câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.

Lời giải:

Nghĩa quân Lam Sơn với sự đồng sức đồng lòng đã giành chiến thắng vẻ vang ở Chi Lăng khiến quân giặc chết như rạ.

Câu 14: Tìm thành ngữ có chứa các từ dưới đây:

a. Nước

b. Mật

c. Ngựa

d. Nhạ

Lời giải:

a. Nước mặn đồng chua

b. Mật ngọt chết ruồi

c. Ngựa non háu đá

d. Nhạt như nước ố

Câu 15: Viết một đoạn văn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.

Lời giải:

Đoạn văn mẫu tham khảo

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.

- Chú thích: Thành ngữ: lớn nhanh như thổi, trước sau như một.

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

Bánh chưng, bánh giầy

Câu 1: Văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc thể loại nào?

Lời giải:

Văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc thể loại truyền thuyết

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” là?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” là tự sự

Câu 4: Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” được kể theo ngôi nào? Vì sao?

Lời giải:

Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” được kể theo ngôi thứ 3

- Truyện được kể theo ngôi này nhằm tăng tính khách quan

Câu 5: Văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” được chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần.

Lời giải:

Văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” được chia thành 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “chứng giám”: Nhà vua ra cuộc thi để chọn ra người truyền ngôi.

- Phần 2: Tiếp theo đến “hình tròn”: Các Lang và Lang Liêu tìm các lễ vật

- Phần 3: Phần còn lại: Ý nghĩa và tục lễ làm bánh chưng, bánh giầy.

Câu 6: Nêu nội dung chính của văn bản Bánh chưng, bánh giầy.

Lời giải:

Nội dung:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.

- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Câu 7: Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

 

b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

 

c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến 'ngày nay'

 

Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

 

b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng

 

c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

 

Lời giải:

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

Hùng Vương thứ VII, tên là Lang Liêu là một vị vua theo truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Hình tượng Lang Liêu đã được dân gian hóa qua sự tích về bánh chưng, bánh giầy.

b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua

c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến 'ngày nay'

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

Lang Liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo

b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng

Gắn với sự kiện: vua Hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi.

c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

 

VIẾT

Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ

Câu 1: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là gì?

Lời giải:

Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ

Câu 2: Để tóm tắt văn bản bằng sơ đồ chúng ta cần chú ý những yêu cầu nào?

Lời giải:

Để tóm tắt văn bản bằng sơ đồ chúng ta cần chú ý những yêu cầu là:

Yêu cầu về nội dung:

+ Tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản

+ Sử dụng các từ khóa, cụm từ

+ Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản

+ Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản

Yêu cầu về hình thức:

+ Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu,…

+ Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, dễ dàng

Câu 3: Trình bày quy trình tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ.

Lời giải:

Quy trình tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ:

- Bước 1: Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt

+ Xác định văn bản gồm mấy phần hoặc mấy đoạn và quan hệ giữa các phần, các đoạn

+ Tìm từ khóa và ý chính của từng phần hoặc đoạn

+ Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ

- Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ

+ Dựa trên số phần hoặc đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phận cần có trong sơ đồ

+ Chọn cách thể hiện sơ đồ tốt nhất để trình bày nội dung chính của văn bản cần tóm tắt

- Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ

+ Việc thể hiện các ý chính của văn bản cần tóm tắt trên sơ đồ đã đủ và rõ chưa?

+ Cách thể hiện trong sơ đồ về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng trong văn bản gốc đã phù hợp chưa?

Câu 4: Hãy tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy bằng một sơ đồ.

Lời giải:

NÓI VÀ NGHE

Thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

Câu 1: Để thảo luận nhóm về một vấn đề cần thực hành theo mấy bước? Kể tên.

Lời giải:

Để thảo luận nhóm về một vấn đề cần thực hành theo 2 bước chính:

- Bước 1: Chuẩn bị

+ Thành lập nhóm và phân công công việc

+ Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

+ Thống nhất mục tiêu và thời gian của buổi thảo luận

- Bước 2:

+ Trình bày ý kiến

+ Phản hồi các ý kiến

+ Thống nhất giải pháp

Câu 2: Theo em, mục đích để thảo luận một vấn đề là gì?

Lời giải:

Theo em, mục đích để thảo luận một vấn đề là giúp mọi người cùng nhau đi đến một ý kiến chung thống nhất, nhằm giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

Ôn tập trang 36

Câu 1: Dựa vào bảng sau hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản.

Văn bản

Nội dung chính

Thánh Gióng

 

Sự tích Hồ Gươm

 

Bánh chưng, bánh giầy

 

Lời giải:

Văn bản

Nội dung chính

Thánh Gióng

- Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con.

- Một hôm, người vợ ra đồng nhìn thấy một vết chân thì ướm thử.

- Về nhà, bà có mang và sinh ra một câu bé.

- Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói. - Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. - Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc.

- Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân.

- Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Sự tích Hồ Gươm

- Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống giặc. Đức Long quân quyết định cho mượn gươm thần.

- Lê Thận, trong ba lần đánh cá đều vớt được một thanh sắt, nhìn kĩ dưới ánh lửa nhận ra đó là lưỡi gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng trên đó có khắc chữ “Thuận Thiên”, Lê Lợi tra vào chuôi gươm nạm ngọc thì vừa vặn. Trong tay Lê Lợi có gươm thần làm cho quân Minh tan tác, bạt vía.

- Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Vua nâng gươm trao trả gươm, Rùa Vàng ngậm gươm rồi lặn xuống đáy hồ, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Hoàn Kiếm.

Bánh chưng, bánh giầy

- Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi cho người con nào tài giỏi.

- Các hoàng tử đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh dâng vua.

- Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng.

- Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.

Câu 2: Liệt kê vào bảng dưới đây một số sự kiện, chi tiết mà em cho là đặc sắc, đáng nhớ nhất trong ba văn bản đã nêu. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn (làm vào vở).

Nội dung

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh chưng, bánh giầy

Sự kiện, chi tiết

 

 

 

Lí do lựa chọn

 

 

 

Lời giải:

Nội dung

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh chưng, bánh giầy

Sự kiện, chi tiết

- Gióng cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đi đánh giặc.

- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ.

- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.

- Khi tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa như in.

- Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm

- Chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng, lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương

Lí do lựa chọn

Những chi tiết trên thể hiện được ý nghĩa, nội dung, chủ đề của truyện: Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

- Chi tiết tra chuôi gươm vào lưỡi gươm cho thấy đó là sự thống nhất sức mạnh, ý chí của cả dân tộc

- Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm mang nhiều ý nghĩa: giải thích tên gọi Hồ Gươm, đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn

Chi tiết tưởng tượng này có ý nghĩa đề cao lao động, sự sáng tạo

 

Câu 3: Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này?

Lời giải:

- Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm của thể loại này:

+ Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

+ Nhân vật trong truyện là con người, loài vật, đồ vật được nhân hoá. Nhân vật thường có các đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng; thường gắn với sự kiện ịch sử và có công lớn đối với cộng đồng, được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

+ Cốt truyện là chuỗi các sự việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có liên quan chặt chẽ với nhau. Truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, thường sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh của nhân vật.

+ Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.

Câu 4: Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?

Lời giải:

Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý:

+ Bước 1:

Cần đọc kĩ văn bản cần tóm tắt, xác định văn bản gồm mấy phần hoặc mấy đoạn, mối quan hệ giữa các phần đó.

Tìm từ khoá và ý chính của từng phần hoặc đoạn.

Từ đó xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ.

+ Bước 2:

Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ, dựa trên số phần hoặc số đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phận cần có trong sơ đồ.

Chọn cách thể hiện sơ đồ tốt nhất.

+ Bước 3:

Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ, xem các ý chính của văn bản đã đủ và rõ chưa?

Cách thể hiện về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng đã phù hợp chưa?

Câu 5: Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?

Lời giải:

- Bài học giúp em hiểu thêm về lịch sử của dân tộc Việt Nam, là một dân tộc có truyền thống đấu tranh anh hùng, dù phải đối mặt với nhiều kẻ thù nhưng các thế hệ vẫn giữ vững chủ quyền dân tộc. Em còn hiểu và trân trọng hơn tinh thần đoàn kết của nhân dân t

1 286 lượt xem