300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 26)

Bộ 4000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 26 chi tiết nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

1 86 lượt xem


300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 26)

Câu 1: Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập một.

Lời giải:

- Truyền thuyết: Thánh Gióng, Thạch Sanh, sự tích Hồ Gươm

- Thơ: À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ, ca dao Việt Nam\

- Kí: Trong lòng mẹ, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, thơ ấu của Hon-đa

- Văn bản nghị luận: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, vẻ đẹp của một bài ca dao, Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

- Văn bản thông tin: Hồ Chí Minh và ' Tuyên ngôn Độc lập', ' Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ', giờ Trái Đất.

Câu 2: Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6, tập một theo bảng sau:

Loại

Tên văn bản

Nội dung chính

Văn bản văn học

   

Văn bản nghị luận

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

 

Chỉ ra nội dung và ý nghĩa của truyện Thánh Gióng

Văn bản thông tin

   

Lời giải:

Loại

Tên văn bản

Nội dung chính

Văn bản văn học

Thánh Gióng

Câu truyện kể về người anh hùng dân tộc Thánh Gióng với sức mạnh phi thường và phẩm chất tốt đẹp chiến đấu diệt quân xâm lược.

Thạch Sanh

Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dùng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược.

Sự tích Hồ Gươm

Truyện kể về sự việc Đức Long Quân cho vua Lê Lợi mượn Gươm thần để diệt quận giặc. Đồng thời câu chuyện lí giải về tên gọi hồ Hoàn Kiếm ( Hồ Gươm) hiện nay.

À ơi tay mẹ

Nội dung bài thơ kể về tình cảm mẫu tử thiêng liêng của người mẹ dành cho con

Về thăm mẹ

Bài thơ là sự xúc động, thương xót, biết ơn của người con khi chứng kiến cuộc sống đơn sơ, giản dị của người mẹ.

Ca dao Việt Nam

Nội dung của các bài ca dao ca ngợi tình cảm cha mẹ, anh em và cội nguồn dân tộc.

Trong lòng mẹ

Đoạn trích là dòng hồi kí đẫm nước mắt, kể lại tuổi thơ thiếu thốn và bất hạnh của cậu bé Hồng và tình yêu thương tha thiết của cậu bé dành cho mẹ.

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Văn bản kể lại những ấn tượng, cảm xúc của tác giả khi đến với vùng Đồng Tháp Mười, kể lại những phát hiện mới lạ của ông về mảnh đất này.

Thời thơ ấu của Hon đa

Hồi kí kể lại chuỗi ngày thơ ấu của cậu bé Hon da những kỉ niệm, những đam mê bất tận về động cơ và máy móc của cậu bé.

Văn bản nghị luận

Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Kể về tính cách dễ xúc động nhạy cảm và quãng thời gian thơ ấu đầy bất hạnh của nhà văn Nguyên Hồng, giải thích “chất lao động, chất dân nghèo” trong văn chương của ông.

Vẻ đẹp của một bài ca dao

Phân tích bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mệnh mông bát ngát làm rõ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong bài ca dao này

Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Phân tích làm sáng tỏ những chi tiết nổi bật trong truyện truyền thuyết Thánh Gióng.

Văn bản thông tin

Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn độc lập

Kể lại quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập từ mở đầu cho tới kết thúc và sự kiện trọng đại ngày Quốc khánh 2/9/1945 của dân tộc ta.

Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

Kể lại diễn biến lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ

Giờ Trái Đất

Nói về sự kiện Giờ Trái Đất với sự tham gia và hưởng ứng của mọi người

Câu 3: Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ (lục bát) và kí (hồi kí, du kí).

Lời giải:

- Những điểm cần chú ý về cách đọc truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ (lục bát) và kí (hồi kí, du kí):

Đọc truyện truyền thuyết, cổ tích: Ta cần đọc truyền cảm, giàu cảm xúc, hóa thân vào nhân vật.

+ Đọc thơ lục bát chúng ta cần đọc đúng nhịp của bài thơ

Khi đọc thể loại kí, hồi kí, du kí thì chúng ta cần đồng cảm với suy nghĩ của nhân vật.

Câu 4: Theo em, trong sách Ngữ văn 6, tập một có những nội dung nào gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân em? Hãy nêu lên một văn bản và làm sáng tỏ điều đó.

Lời giải:

- Theo em nội dung gần gũi với đời sống hiện nay và với bản thân em là Giờ Trái Đất.

- Đây là nội dung rất quan trọng với đời sống hiện nay vì việc tiết kiệm điện năng, là vô cùng quan trọng, mỗi công dân đều cần có nâng cao ý thức hơn nữa.

Câu 5: Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản đó trong sách Ngữ văn 6, tập một theo mẫu sau:

VD: - Văn bản tự sự:

+ Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân

Lời giải:

- Văn bản tự sự:

+ Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích

+ Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

- Văn bản biểu cảm:

+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát

- Văn bản nghị luận:

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề

- Văn bản thông tin:

+ Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Câu 6: Nêu các bước tiến hành viết một văn bản, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước:

Thứ tự các bước

Nhiệm vụ cụ thể

Bước 1: Chuẩn bị

- Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết

   
   
   

Lời giải:

Thứ tự các bước

Nhiệm vụ cụ thể

Bước 1: Chuẩn bị

- Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết

- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí

- Lập dàn bài ( có thể bằng sơ đồ tư duy) đầy đủ 3 bước: Mở bài, thân bài, kết bà

- Bước 3: Viết

Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau

- Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa

Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sữa chữa gì không.

Câu 7: Nêu tác dụng của việc tập làm thơ lục bát và tập viết bài văn kể về một ki niệm của bản thân.

Lời giải:

- Tác dụng của việc tập làm thơ lục bát: Nắm được cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.

- Tác dụng của tập viết bài văn kể một kỉ niệm của bản thân: Nhằm rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự kể chuyện giúp các em tập cách diễn đạt kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong sáng để diễn tả lại điều muốn kể kể.

Câu 8: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập một. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?

Lời giải:

Kĩ năng nói:

- Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

- Kể lại một trái nghiệm đáng nhớ

- Kể về một kỉ niệm của bản thân

- Trình bày ý kiến về một vấn đề

- Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

Kĩ năng nghe:

- Nắm được nội dung trình bày của người khác

- Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp

Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết là: Học nói học nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về thái độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề

Câu 9: Liệt kê tên các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 6, tập một theo bảng sau.

Lời giải:

Tên các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 6, tập một là:

- Bài 1: Từ đơn và từ phức ( từ ghép, từ láy)

- Bài 2: Các biện pháp tu từ (ẩn dụ)

- Bài 3: Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn

- Bài 4: Thành ngữ, dấu chấm phẩy

- Bài 5: Mở rộng vị ngữ

Câu 1: Đọc hiểu:

a. Đọc đoạn thơ sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người…

(Trích Việt Bắc-Tố Hữu)

1. Câu nào sau đây nêu không đúng đặc điểm của đoạn thơ trên?

A. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.

B. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng thứ sáu dòng bát.

C. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng bát trước vần với tiếng cuối dòng lục sau.

D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.

Lời giải:

 D

2. Từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?

A. Làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc

B. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với người dân Việt Bắc

C. Thể hiện sự gắn bó của Bác Hồ với chiến khu Việt Bắc

D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ

Lời giải:

D

3. Phương án nào nêu đúng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên?

A. Mình, Bác, ông Cụ

B. Bác, ông Cụ, Người

C. Mình, Bác, Người

D. Mình, ông Cụ, Người

Lời giải:

 B

4. Dòng thơ nào chứa từ láy?

A. Nhớ chân Người bước lên đèo

B. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

D. Người đi rừng núi trông theo bóng Người

Lời giải:

 C

5. Phương án nào nêu đúng ý nghĩa mà đoạn thơ trên muốn làm nổi bật?

A. Tình cảm của Bác Hồ đối với người dân Việt Bắc

B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

C. Niềm tự hào của người dân Việt Bắc về Bác Hồ

D. Niềm tin của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

Lời giải:

B

6. Biện pháp nghệ thuật nào thể hiện được nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ?

A. Sử dụng các từ ngữ và hình ảnh đẹp

B. Sử dụng nhiều tính từ và động từ

C. Sử dụng biện pháp điệp từ “nhớ”

D. Sử dụng nhiều vần bằng trong các câu thơ

Lời giải:

C

b. Đọc đoạn trích sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 9):

27-1-1973: KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI (PARIS) CHẤM DỨT CHIẾN TRANH

LẬP LẠI HÒA BÌNH ở VIỆT NAM

Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.

Hiệp định Pa-ri đã được kí chính thức. […]

Trong những ngày tháng Giêng năm bảy mươi ba đó, tất cả các báo chí, các đài phát thanh và vô tuyến truyền hình ở Pa-ri cũng như ở trên thế giới đều liên tiếp đưa tin về Hội nghị Pa-ri và bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kle-bơ (Kleber) đã trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới.

Những ngày lịch sử nối tiếp nhau dồn dập.

Ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối cùng các văn kiện đã thoả thuận xong giữa hai bên.

Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger).

Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên. Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết.

Như thế là sau 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Tập văn bản Hiệp định và các nghị định thư bằng hai thứ tiếng Việt và Anh đã được thoả thuận xong. Buổi lễ kí kết đã diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm tại phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ. Ở bên ngoài, dọc Đại lộ Kle-bơ, hàng ngàn đại biểu Việt kiều và nhân dân Pháp đã nồng nhiệt vỗ tay, vẫy cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ có sao vàng ở giữa, hô khẩu hiệu chào mừng các đại biểu Việt Nam chiến thắng.

(Theo maxreading.com)

7. Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin về một sự kiện lịch sử?

A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

B. Nêu lên các lí do dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri

C. Nêu lên các căn cứ khoa học về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

D. Nêu lên tác dụng và ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Pa-ri

Lời giải:

 A

8. So với nhan đề văn bản, thông tin nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Hiệp định đã được kí tắt giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ

B. Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã đưa tin này

C. Buổi lễ kí kết đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ

D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt

Lời giải:

D

9. Phương án nào sau đây nêu đúng đặc điểm văn bản thông tin thể hiện trong đoạn trích trên?

A. Nhiều trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn

B. Nhiều bằng chứng quan trọng được nêu lên

C. Nhiều lí lẽ được phân tích và làm sáng tỏ

D. Nhiều ý kiến, nhận định đánh giá về sự kiện lịch sử

Lời giải:

 A

10. Liệt kê ba thông tin theo em là quan trọng trong đoạn trích trên.

Lời giải:

Liệt kê ba thông tin theo em là quan trọng trong đoạn trích:

- Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.

- Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger).

- Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên. Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết.

Câu 2: Viết

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn (khoảng 2 trang)

Đề 1. Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc khiến em xúc động nhất.

Đề 2. Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến

Lời giải:

- Gợi ý làm: Đề 2. Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến

Bài mẫu tham khảo

Tuổi thơ tôi gắn liền với những câu chuyện như Thạch SanhSọ DừaCây tre trăm đốt, v.v... được bà và mẹ kể cho mỗi tối trước khi đi ngủ. Những câu chuyện ấy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Ở lứa tuổi của tôi, cũng giống như các bạn, tôi cũng thích truyện tranh, hoạt hình,... nhưng truyện cổ tích vẫn là mạch nguồn dân tộc và có vị trí riêng trong trái tim tôi.

Tôi đã gắn liền tâm hồn mình với ca dao, cổ tích. Vì vậy, để trả lời câu hỏi có thích đọc truyện cổ tích không, câu trả lời chắc chắn là có. Nhân vật thiện hay ác, tôi đều thích. Tôi thích cả những yếu tố có phần như hoang đường kỳ ảo, thích cả cái kết có hậu.

Sẽ rất nhiều người nói rằng truyện cổ tích không hay vì các nhân vật trong truyện cổ tích phân rõ chính – tà, trắng – đen, mà con người ai cũng có cả xấu lẫn tốt. Nhưng với tôi, sự phân chia rõ ràng các tính chất cho từng nhân vật lại giúp ta dễ dàng nhận biết hơn. Những nhân vật cũng từ đó mà trở thành biểu tượng cho thiện lương hay ác độc. Lý Thông đã thành đại diện cho cái xấu. Còn Thạch Sanh đã thành đại diện cho cái tốt. Mẹ con Cám đã trở thành đại diện cho cái xấu. Còn cô Tấm lại là đại diện cho sự tốt đẹp, cho sự hiền dịu, chăm chỉ. Việc phân chia rõ ràng hai tuyến nhân vật để ta thấy rõ từng kiểu tính cách con người, đồng thời cũng là cách để giáo dục con người hướng thiện.

Tôi còn thích truyện cổ tích vì nó phản ánh mong ước của nhân dân Việt Nam về kết thúc có hậu, về cái người ta vẫn gọi là Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì được Phật, tiên độ trì. Mỗi khi nhân vật chính diện gặp phải tai họa, gặp phải những thách thức, khó khăn tưởng như không cách nào hóa giải được, thì khi ấy những thế lực siêu nhiên sẽ xuất hiện cứu giúp. Nói cách khác, đó là khi yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ tích bắt đầu xuất hiện. Yếu tố kỳ ảo đó có thể là ông Bụt giúp cô Tấm đi trẩy hội, giúp anh nông dân có được cây tre trăm đốt mà hẳn ai trong chúng ta cũng đã quen với câu nói của Bụt: “Làm sao con khóc?!”. Đó cũng có thể là những chi tiết như Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai vào một gia đình, mà sau này người con ấy có tên là Thạch Sanh. Đó cũng có thể là chuyện Sọ Dừa hàng ngày lăn lóc mà lại có thể hóa thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, có sẵn các sính lễ để cưới con gái phú ông. Những yếu tố kỳ ảo như thế cho thấy niềm tin tâm linh, niềm tin về cái thiện, tinh thần nhân văn của con người Việt Nam.

Những yếu tố kỳ ảo hay nhân vật có những nét tính cách đặc trưng còn liên kết với cái kết có hậu. Không chỉ là người hiền gặp hiền, mà cả kẻ ác sẽ gặp cái ác. Ta có thể thấy điều này qua truyện Tấm Cám và truyện Thạch Sanh. Mẹ con Cám cuối cùng có kết cục như thế nào, mẹ con Lý Thông có kết cục như thế nào, hẳn ai cũng đã rõ. Cái kết có hậu hay cái kết mang tính nhân quả không chỉ giáo dục con người ta mà còn cho thấy văn hóa người Việt, tin tưởng vào nghiệp, tin tưởng vào nhân quả. Đó có thể là sự ảnh hưởng của Phật giáo vào đời sống người Việt. Nói cách khác, người ta có thể nhìn thấy văn hóa Việt Nam thông qua truyện cổ tích. Văn hóa, đời sống người Việt cũng còn được thể hiện qua những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các nhân vật trong truyện. Đó là đốn tre để làm đũa trong truyện Cây tre trăm đốt. Đó là cô Tấm trèo lên cây cau, hay Sọ Dừa học hành để thi khoa cử rồi đỗ thành trạng nguyên. Tất cả những điều đó tạo nên một “hệ sinh thái” rất Việt Nam. Truyện cổ tích như vậy đã lưu giữ mạch nguồn của người Việt. Chính những điều về văn hóa đó đã khiến tôi yêu truyện cổ tích vô cùng.

Mỗi người sẽ có những quan điểm riêng. Có người có thể sẽ không thích truyện cổ tích vì cho rằng nó đã cũ, vì cho rằng các nhân vật chia rõ ràng trắng – đen, thiện – ác quá. Nhưng với tôi, chính những điều đó lại cho tôi thích đọc truyện cổ tích vô cùng. Vì khi ấy, tôi học được những bài học làm người và được gặp lại ông cha của mình – cội nguồn văn hóa dân tộc.

1 86 lượt xem