300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 25)

Bộ 4000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 25 chi tiết nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

1 106 lượt xem


300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 25)

ĐỌC

Kiến thức ngữ văn trang 89

Câu 1: Văn bản thông tin là gì?

Lời giải:

- Văn bản thông tin: Là văn bản dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó ,...

Câu 2: Tác dụng của văn bản thông tin là gì?

Lời giải:

Tác dụng của văn bản thông tin là: chuyển tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.

Câu 3: Vị ngữ là gì?

Lời giải:

- Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm,... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.

Câu 4: Nêu tác dụng của việc mở rộng vị ngữ trong câu?

Lời giải:

- Việc mở rộng vị ngữ trong câu giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng, phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết.

Câu 5: Văn bản thuật lại một sự kiện là gì?

Lời giải:

- Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hóa, khoa học)

VĂN BẢN ĐỌC

Văn bản 1: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

Câu 1: Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” thuộc thể loại gì?

Lời giải:

- Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” thuộc thể loại văn bản thông tin.

Câu 2: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập”.

Lời giải:

- Nội dung: Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Nghệ thuật: Kết hợp văn bản truyền thống với tranh ảnh để văn bản thông tin sinh động.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” là?

Lời giải:

- Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” là: thuyết minh

Câu 4:  Nêu khái quát thông tin về tác giả Hồ Chí Minh.

Lời giải:

Nêu khái quát thông tin về tác giả Hồ Chí Minh:

- Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước

- Người là một vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, người đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

- Được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Quan điểm sáng tác:

+ Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

+ Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

+ Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

- Tác phẩm chính:

Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí trong tù,...

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập”.

Lời giải:

Bố cục của văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập”:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ...của Hoa Kì): Ý tưởng Tuyên ngôn Độc lập hình thành

+ Phần 2 (Tiếp theo đến ...bản thảo Tuyên ngôn Độc lập): Quá trình Tuyên ngôn Độc lập được soạn thảo.

+ Phần 3 (Còn lại): Tuyên ngôn Độc lập được công bố.

Câu 6: Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?

Lời giải:

Văn bản thuật lại các sự kiện trong quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

- Các sự kiện được thuật lại theo trình tự thời gian.

Câu 7: Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập”.

Lời giải:

- Nội dung phần (1): Bác yêu cầu được mượn cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

- Nội dung phần (2): Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.

- Nội dung phần (3): 14 giờ ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 8: Kẻ bảng sau vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần (2) của văn bản (tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:

Mốc thời gian

Thông tin cụ thể

22-8-1945

 
   
   

Lời giải:

Mốc thời gian

Thông tin cụ thể

22-8-1945

Bác rời Tân Trào về Hà Nội

26-8-1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng

27-8-1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

28 đến 29-8-1945

Hồ Chí Minh làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập

30 đến 31-8-1946

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

Câu 9: Các bức ảnh được đưa vào văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” nhằm mục đích gì?
 

Lời giải:

Các bức ảnh được đưa vào văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” nhằm mục đích giúp văn bản sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn và khắc sâu kiến thức hơn cho người đọc.

Câu 10: Em thấy thông tin nào trong văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” cần chú ý nhất? Vì sao?

Lời giải:

- Theo em thông tin cần thiết nhất trong văn bản là: 14h ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Đây là thông tin cần thiết nhất vì đó là sự kiện lịch sự trọng đại có ý nghĩa quyết định vận mệnh dân tộc.

Câu 11: Tóm tắt lại văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập”.

Lời giải:

Bài viết đã đề cập những thông tin quan trọng liên quan đến việc chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 4/5/1945 Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Ngày 22/ 8/1945 Bác rời Tân Trào về Hà Nội và bắt đầu quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Cho đến ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Văn bản 2: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Câu 1: Văn bản “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” thuộc thể loại gì?

Lời giải:

- Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” thuộc thể loại: Văn bản thông tin.

Câu 2: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Lời giải:

- Nội dung: Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp thông tin về trận chiến lịch sử dân tộc ta.

- Nghệ thuật: Văn bản kết hợp văn bản truyền thống và hình ảnh, đồ họa,... góp phần làm sinh động văn bản thông tin.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” là?

Lời giải:

- Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” là: Thuyết minh

Câu 4: Nêu khái quát thông tin về tác giả Hồ Chí Minh.

Lời giải:

Nêu khái quát thông tin về tác giả Hồ Chí Minh:

- Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước

- Người là một vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, người đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

- Được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Quan điểm sáng tác:

+ Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

+ Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

+ Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

- Tác phẩm chính:

Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí trong tù,...

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Lời giải:

- Phần 1: (từ đầu… trung tâm): Diễn biến đợt 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ

- Phần 2 (tiếp … cao độ): Diễn biến đợt 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ

- Phần 3: Còn lại: Diễn biến đợt 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ

Câu 6: Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?

Lời giải:

- Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự thời gian. Bắt đầu từ mở đầu đến diễn biến và cuối cùng là kết thúc.​ 

Câu 7: Thông tin chính mà văn bản “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy?

Lời giải:

Thông tin chính mà văn bản cung cấp là diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

- Dựa vào nhan đề của văn bản là “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ”

Câu 8: Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?

Lời giải:

- Nội dung của sa pô khái quát lại chiến dịch Điện Biên Phủ vì vậy có liên quan mật thiết với nhan đề “Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ”

Câu 9: Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu…)?

Lời giải:

Văn bản trên cung cấp diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, trải qua ba đợt:

+ Đợt 1: (13 đến 17/3) tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc

+ Đợt 2 ( 30/3-30/4) kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần

+ Đợt 3 ( 1 đến 7/5) tổng công kích, 7/5 toàn thắng

- Cách trình bày các thông tin đó giống nhau ở chỗ đều có thời gian, hoạt động cụ thể và kết quả.

- Nhận xét: Cách trình bày theo dạng đồ họa thông tin ngắn gọn và sinh động:

+ Màu sắc: ấn tượng, phù hợp với nội dung

+ Hình ảnh: các hình ảnh được người biên soạn lựa chọn rất phù

+ Cách trình bày, bố cục, chữ viết cũng rất sáng tạo, dễ hiểu, để lại ấn tượng sâu sắc.

Câu 10: Vì sao thông tin cụ thể về Đợt 3 trong văn bản “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” lại được in đậm?

Lời giải:

- Thông tin cụ thể về Đợt 3 trong văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” được in đậm vì tác giả có ý nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức, vì đây cũng là nội dung chính, quan trọng nhất trong bài, là sự kiện lịch sự trọng đại có ý nghĩa với cả dân tộc.

Câu 11: Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?

Lời giải:

- Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” là:

- Cách trình bày của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ theo dạng đồ họa thông tin

- Cách trình bày của văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” là dang soạn thảo văn bản đơn thuần.

Thực hành tiếng Việt trang 97

Câu 1: Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản.

Lời giải:

- Những câu mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian:

+ “Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.”

+ “Ngày 28- 29/8/1945 Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.”

+ “14h ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.”

+ “Sau 58 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cư điểm Điện Biên Phủ giành thắng lợi hoàn toàn”

- Tác dụng: giúp thông tin trong câu văn được truyền tới người đọc rõ ràng và cụ thể hơn.

Câu 2: Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ?

a, Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)

b, Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng)

c, Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập. (Bùi Đình Phong)

d, Người đưa bản thảo đế các thành viên Chính phủ xét duyệt. (Theo Bùi Đình Phong)

Lời giải:

Vị ngữ trong các câu dưới đây là:

a) mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.

b) tan vỡ

c) dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập ”.

d) đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét đuyệt.

- Vị ngữ các câu a),c),d) là cụm từ

Câu 3Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó.

a, Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)

b, Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)

c, Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập. (Theo Bùi Đình Phong)

d, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập ” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (Theo Bùi Đĩnh Phong)

Lời giải:

a. Vị ngữ: “trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo đài kín xuống tận chấm đuôi.”

b. Vị ngữ: “trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu.”

c. Vị ngữ: “bổ sung một số điểm vào bản thảo ' Tuyên ngôn Độc lập'

d.Vị ngữ: “đọc' tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 4-5 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản thông tin đã học (trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ là cụm từ). Xác định vị ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Lời giải:

Trong những văn bản đã học, em có ấn tượng và tìm hiểu một số văn bản thông tin rất hấp dẫn và thú vị. Trong các văn bản đó em thích nhất là văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” của tác giả Bùi Đình Phong. Sau khi đọc văn bản này, em đã hiểu thêm về quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập từ những khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Em sẽ luôn luôn ghi nhớ sự kiện trọng đại: 2/9/1945, Bác Hồ đã thay mặt Chính phủ lâm thời, đứng trước toàn dân đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Giờ Trái Đất

Câu 1: Văn bản “Giờ Trái Đất” thuộc thể loại gì?

Lời giải:

Văn bản Giờ Trái Đất” thuộc thể loại văn bản thông tin.

Câu 2: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản Giờ Trái Đất”.

Lời giải:

- Nội dung: Văn bản “Giờ Trái Đất” giúp mọi người hiểu rõ về giờ trái đất và và hưởng ứng ngày này hơn. Bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch “Giờ Trái Đất” – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.

- Nghệ thuật: Văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc những thông tin chính xác, cụ thể, thuật lại sự kiện quá trình hình thành và phát triển hưởng ứng của ngày giờ Trái đất trên thế giới.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Giờ Trái Đất”.

Lời giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh

Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Giờ Trái Đất.

Lời giải:

Bố cục của văn bản “Giờ Trái Đất”:

- Phần 1: (từ đầu… sinh sống): Quá trình lên ý tưởng của Giờ Trái Đất

- Phần 2 (tiếp … hành tinh): Quá trình phát triển của chiến dịch Giờ Trái Đất

- Phần 3: Còn lại: Sự tham gia của tất cả mọi người trên thế giới về chiến dịch này, trong đó có Việt Nam.

Câu 5: Văn bản Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện gì? Chỉ ra bố cục của văn bản.

Lời giải:

Văn bản thuật lại quá trình từ hình thành cho đến phát triển của chiến dịch “Giờ trái đất” trên thế giới mà khởi đầu là Australia.

- Bố cục của văn bản được triển khai như sau:

+ Phần 1: (từ đầu… sinh sống): Quá trình lên ý tưởng của Giờ Trái Đất

+ Phần 2 (tiếp … hành tinh): Quá trình phát triển của chiến dịch Giờ Trái Đất

+ Phần 3: Còn lại: Sự tham gia của tất cả mọi người trên thế giới về chiến dịch này, trong đó có Việt Nam.

Câu 6: Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian. Hãy nêu các mốc thời gian được nhắc đến và tóm tắt thông tin chính tương ứng với mỗi mốc thời gian đó.

Lời giải:

- Nêu các mốc thời gian được nhắc đến và tóm tắt thông tin chính tương ứng với mỗi mốc thời gian:

+ Năm 2005: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Australia cùng công ty Lê-ô Boc-net Xít-ni bắt đầy xây dựng ý tưởng dự án ' Tiếng tắt lớn'

+ Năm 2006: Nhà quảng cáo Lê-ô Boc- net đặt tên chiến dịch' giờ trái đất' vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm

+ Ngày 31-3-2007: Lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xit-ni, Ô-xtraylia gồm 2,3 triệu người dân và 2100 doanh nghiệp tham gia

+ Ngày 29-3-2008: Chiến dịch được mở rộng ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người

+ Năm 2009: Hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ

+ Cuối năm 2009: Giờ trái đất với sự tham gia của 192 nước, Việt nam cũng chính thức bắt đầu tham gia chiến dịch này

Câu 7: Văn bản trên sử dụng những phương tiện nào để cung cấp thông tin cho người đọc? Việc kết hợp các phương tiện đó có hiệu quả như thế nào?

Lời giải:

- Văn bản ngoài sử dụng văn bản đơn thuần còn kết hợp thêm nhiều hình ảnh, số liệu cụ thể, chi tiết sinh động

- Việc kết hợp các phương tiện đó có hiệu quả giúp thuyết phục người đọc và giúp cho người đọc tiếp cận nhanh chóng và dễ hiểu hơn.

Câu 8: Thông tin từ văn bản trên có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Chỉ ra ít nhất một việc em sẽ làm để thể hiện ý nghĩa đó.

Lời giải:

- Văn bản đã đem đến cho em rất nhiều những thông tin về “Giờ trái đất”, khiến cho một người công dân như em phải có trách nhiệm, bảo vệ Trái Đất mà chúng ta đang sống.

Để hướng ứng chiến dịch này em sẽ tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lí hơn và tắt các thiết bị điện nếu không cần thiết.

VIẾT

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Câu 1: Thuyết minh là gì?

Lời giải:

- Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,...các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội

Câu 2: Muốn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện chúng ta cần thực hành theo mấy bước? Kể tên.

Lời giải:

Muốn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, các em cần thực hành theo 5 bước:

+ Xác định sự kiện cần thuật lại

+ Tìm thông tin về sự kiện ở nhiều nguồn khác nhau (sách báo, internet, …)

+ Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin sự kiện

+ Sử dụng chữ viết kèm theo hình ảnh để thuật lại sự kiện

+ Trình bày theo truyền thống hoặc đồ họa thông tin; viết tay hoặc thiết kế trên máy tính.

Câu 3: Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Lời giải:

Dàn ý tham khảo

1. Mở bài: Giới thiệu sự kiện em muốn thuyết minh.

- Sự kiện đó có tên là gì? Được tổ chức nhân dịp gì?

- Sự kiện đó được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?

2. Thân bài: Kể lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:

- Trước khi bắt đầu sự kiện:

+ Nơi diễn ra sự kiện được trang trí như thế nào? Có gì đặc biệt khác với thường ngày?

+ Những người đến tham dự sự kiện gồm những ai? Họ mặc trang phục như thế nào? Thái độ khi đến dự sự kiện ra sao?

+ Các khâu chuẩn bị cho sự kiện đến lúc này đã hoàn tất chưa? Có được kiểm tra lại khâu nào hay không?

- Quá trình diễn ra sự kiện:

+ Sự kiện diễn ra với các hoạt động nào? Đâu là hoạt động chính và được mọi người mong chờ nhất?

+ Các sự kiện diễn ra lần lượt ra sao? Với sự dẫn dắt và tham gia của những ai?

+ Thái độ, cảm xúc của những người đến dự sự kiện như thế nào?

+ Bầu không khí của sự kiện ra sao?

+ Bản thân em đặc biệt cảm thấy ấn tượng nhất với điều gì của sự kiện? (trang trí, hoạt động, âm nhạc, ánh sáng, khách mời, quy mô…)

c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em dành cho sự kiện và ý nghĩa của sự kiện đó.

Câu 4: Viết một bài văn thuyết minh thuật lại hoạt động chào mừng ngày 8/3 của lớp.

Lời giải:

Bài mẫu tham khảo

Mỗi lần sắp đến ngày 8/3 tôi lại được nghe những chương trình chuyên đề về ngày lễ này cùng những buổi hội họp nhằm tôn vinh phụ nữ. Đây là ngày lễ Quốc tế phụ nữ. Một ngày lễ thật ý nghĩa dùng để bày tỏ sự biết ơn với những người phụ nữ quanh ta. Hãy dành cho họ những món quà thật dễ thương, hãy chia sẻ với họ công việc nhà hôm đó… Năm nào cũng vậy, cứ đến mùng 8/3 là bọn con trai chúng tôi lại cùng nhau tổ chức một buổi lễ kỉ niệm nhỏ cho cô giáo và các bạn nữ.

Hôm đó, bọn con trai chúng tôi đến sớm để bí mật cùng nhau trang trí lớp thật đẹp: đứa thì vẽ bảng, đứa treo bóng bay, đứa sắp xếp các hộp quả, đứa gọt hoa quả, … nhằm tạo cho cô giáo và các bạn nữ những điều bất ngờ, tuyệt vời nhất. Khi cô giáo và mọi người xuất hiện, có một bạn nam sẽ thả bóng bay lên để tạo sự bất ngờ. Sau đó, chúng tôi cùng nhau bước vào buổi lễ mừng ngày 8/3 này.

Đầu tiên, là phần tuyên truyền lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 diễn ra khoảng 30 phút. Tiếp đó, đến trò giao lưu đố vui có thưởng. Chúng tôi đố vui về các vấn đề sau: lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, vị trí của phụ nữ trong xã hội hiện nay, … Sau chương trình đố vui, chúng tôi đến với tiết mục cắm hoa đặc biệt. Đầu tiên ta cần chọn một cái bình để cắm hoa đẹp. Cả lớp sẽ chia thành các đội để thi cắm hoa. Ta có thể chọn những bông hồng có thể màu đỏ, màu cam hay màu hồng trên chiếc thuyền để tạo nên một vẻ đẹp đầy dịu dàng nhưng cũng thật độc đáo…. Khi các đội cắm xong, ban giám khảo sẽ chấm điểm. Đội điểm cao nhất là thắng cuộc và sẽ nhận được quà.

Cuối cùng, là các tiết mục văn nghệ rất hay. Các bạn nam sẽ lên trình bày những tiết mục mà mình tự chuẩn bị ở nhà. Có bạn sẽ hát, có bạn nhảy, có bạn sẽ trình bày võ thuật…. Các tiết mục rất hấp dẫn làm cho không khí lớp học náo nhiệt, tưng bừng hẳn lên. Khi buổi lễ kết thúc, cô giáo và các bạn nữ rất vui vẻ, hạnh phúc.

Có câu nói rằng: 'Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ” - Victor Huygo. Thật vậy, chúng ta cần yêu thương và tôn vinh những người phụ nữ quanh ta. Hãy tổ chức những buổi lễ kỉ niệm ngày 8-3 ngọt ngào nhất cho họ!

Câu 5: Hãy chọn và thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.

Lời giải:

Bài mẫu tham khảo

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Cách mạng tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phá bỏ xiềng xích nô lệ hơn 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, mở ra một bước ngoặt mới cho đất nước Việt Nam.

Những mốc son của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, Hội nghị Thường vụ mở rộng dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng, ra Chỉ thị nêu rõ “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa. Đến chiều cùng ngày, một đơn vị Quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên, mở đầu cho Cách mạng tháng Tám.

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sân đình Tân Trào. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1845, nhân dân bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi tại thủ đô Hà Nội. Từ ngày 20 tháng 8, cuộc tổng khởi nghĩa lan rộng ra trên khắp các tỉnh thành phố.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn thoái vị. Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám toàn thắng.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám

Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên của độc lập, tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước… Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo. Đồng thời, thắng lợi trên đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cũng như cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa.

NÓI VÀ NGHE

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

Câu 1: Khi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, chúng ta cần chú ý những gì?

Lời giải:

Khi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, các em cần chú ý:

- Lựa chọn và xác định sự kiện cần trao đổi, thảo luận

- Lập dàn ý cho bài nói trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử đã chọn

- Tương tác tốt trong khi trao đổi, thảo luận

Câu 2: Theo em, quy trình trao đổi, thảo luận cần mấy bước? Là những bước nào?

Lời giải:

- Theo em, quy trình trao đổi, thảo luận cần 3 bước:

+ Nêu khái quát sự kiện

+ Thuật lại ngắn gọn sự kiện

+ Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện

Câu 3: Liệt kê một số sự kiện lịch sử nổi bật và nêu ý nghĩa của sự kiện đó?

Lời giải:

Liệt kê một số sự kiện lịch sử nổi bật và nêu ý nghĩa của sự kiện:

- 1802 Nguyễn Ánh đánh kinh thành Thăng Long

→ Triều Tây Sơn chấm dứt.

- 1885: hiệp ước Patơnốt, Việt Nam bị chia làm ba miền: Bắc, Trung, Nam, chịu sự bảo hộ của Pháp

→ Nước Việt Nam ta bị chia cắt làm 3 miền, nhân dân rơi vào lầm than

- 30.4.1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

→ Miền Nam hoàn toàn được giải phóng.

Câu 4: Lập dàn ý cho bài nói: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm.

Lời giải:

Dàn ý mẫu tham khảo:

1. Mở bài:

- “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” là sự kiện xảy ra năm 1972 trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, diễn ra ở Hà Nội, có liên quan tới tất cả những người dân Việt Nam.

- Đây là sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng có ý nghĩa với cả dân tộc Việt Nam

2. Thân bài:

- Liệt kê các sự kiện trong “chiến dịch Điện Biên Phủ trên không”

+ 20h ngày 18/12/ 1972 Mĩ huy động hàng chục máy bay B52 và các loại khác ném bom ở Hà Nội

+ Đêm 20 rạng sáng 21/12 Quân dân Hà Nội bắn rơi 7 chiếc B52

+ Ngày 26/12 Địch tập trung số lượng lớn B52 khoảng hơn 100 chiếc với âm mưu hủy diệt Hà Nội.

+ Các ngày 26-27- 28 - 12 Nhân dân ta kiên cường đánh trả, nỗ lực hết sức tiêu diệt hàng loạt máy bay của Mĩ.

+ Đêm 29/12: Hà Nội tháng trận cuối cùng

+ Ngày 30/12/1972 Mĩ dừng ném bom phá hoại miền Bắc chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không toàn thắng”

- Ý nghĩa của sự kiện chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

+ Đóng vai trò quyết định buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri

+ Mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.

+ Để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho khô tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam

+ Khẳng định tinh thần và ý chí chiến đấu của quân dân Việt nam

3. Kết luận:

- “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” có ý nghĩa vô cùng to lớn với dân tộc Việt Nam.

Tự đánh giá trang 104 - 105 – 106

Đọc bản đồ họa thông tin (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 104) và trả lời các câu hỏi.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những sự kiện trọng đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX.

(Dẫn theo vietnamplus.vn)

Câu 1: Yếu tố nào sau đây không có trong văn bản trên?

Lời giải:

- Các số thứ tự đánh dấu thông tin không có trong văn bản.

Câu 2: Phương án nào nêu đúng nhất sự kiện lịch sử được thuật lại trong văn bản trên?

Lời giải:

- Phương án nào nêu đúng nhất sự kiện lịch sử được thuật lại trong văn bản trên:

C. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Câu 3: Các mốc thời gian được nhắc đến nhiều nhất trong văn bản thuộc tháng năm nào?

Lời giải:

- Các mốc thời gian được nhắc đến nhiều nhất trong văn bản thuộc tháng năm: Tháng 8-1945

Câu 4: Em sẽ đọc các mốc thời gian trong văn bản theo thứ tự như thế nào?

Lời giải:

- Em sẽ đọc các mốc thời gian trong văn bản theo thứ tự là: Đọc lần lượt từng mốc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.

Câu 5: Vì sao mốc thời gian “2-9-1945” lại được in màu đỏ?

Lời giải:

- Mốc thời gian “2-9-1945” được in màu đỏ: Vì đây là mốc thời gian quan trọng, cần được lưu ý.

Câu 6: Câu nào sau đây có vị ngữ được mở rộng với ba thành tố phụ?

Lời giải:

- Câu sau đây có vị ngữ được mở rộng với ba thành tố phụ: B. Khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi ở Thủ đô Hà Nội.

Câu 7: Các bức ảnh trong văn bản trên không có tác dụng nào sau đây?

Lời giải:

- Các bức ảnh trong văn bản trên không có tác dụng là: D. Quy định thứ tự đọc các thông tin của văn bản

Câu 8: Qua nội dung của văn bản, em hiểu nghĩa của từ “mốc son” là gì?

Lời giải:

- Qua nội dung của văn bản, em hiểu nghĩa của từ “mốc son” là: Một thời điểm quan trọng.

Câu 9: Qua văn bản, kết hợp với những hiểu biết của em, hãy cho biết mốc thời gian nào trong tháng Tám (1945) được coi là quan trọng nhất? Vì sao?

Lời giải:

Theo em mốc thời gian quan trọng nhất trong cách mạng tháng Tám (1945) là: 14h ngày 2/9/ 1945 tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Đây là mốc thời gian quan trọng vì đó là sự kiện lịch sự trọng đại có ý nghĩa quyết định vận mệnh dân tộc.

Câu 10: Hãy cho biết việc trình bày bằng đồ hoạ giúp gì cho em trong việc hiểu và ghi nhớ thông tin của một sự kiện?

Lời giải:

- Việc trình bày bằng đồ họa giúp cho các thông tin lịch sử trở sinh động hấp dẫn và dễ ghi nhớ hơn.

- Và đặc biệt trình bày như này học sinh chúng em sẽ biết đâu là kiến thức trọng tâm để nhấn mạnh và ghi nhớ.

 

1 106 lượt xem