300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 10)

Bộ 4000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 10 chi tiết nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

1 155 lượt xem


300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 10)

ĐỌC

Tri thức Ngữ văn

* Tri thức đọc hiểu

Câu 1: Truyện đồng thoại là gì?

Lời giải:

- Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Câu 2: Nêu đặc trưng cơ bản của truyện đồng thoại.

Lời giải:

Đặc trưng cơ bản của truyện đồng thoại:

+ Nhân vật trong câu chuyện là các loài vật được nhân hóa (có tên gọi, hành động, suy nghĩ như con người)

+ Các con vật vừa giữ được các đặc điểm tự nhiên vốn có (thức ăn, nơi ở, sở thích), vừa có những đặc điểm của con người (làm việc, nghỉ ngơi, lo nghĩ về tương lai...)

Câu 3: Cụm từ là gì?

Lời giải:

- Cụm từ do 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ/ động từ/ tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm.

Câu 4: Cụm danh từ là gì?

Lời giải:

- Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính.

Câu 5: Cụm động từ là gì?

Lời giải:

- Cụm động từ có động từ làm thành phần chính

Câu 6: Cụm tính từ là gì?

Lời giải:

- Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính.

Câu 7: Tác dụng của cụm từ (danh từ, động từ, tính từ) trong câu.

Lời giải:

- Tác dụng:

+ Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng. Đó là lí do khiến chủ ngữ và vị ngữ của câu trong thực tế thường là một cụm từ.

VĂN BẢN ĐỌC

Bài học đường đời đầu tiên

Câu 1: Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.

Lời giải:

Chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua: Em đã từng lấy tiền bố mẹ cho đóng học để đi chơi điện tử và mua đồ ăn vặt. Sau này lớn lên, em thấy rất ân hận vì việc làm đó.

Câu 2: Em đã bao giờ xem xét và nhìn nhận lại bản thân mình chưa? Hãy chia sẻ với các bạn điều mà em cảm thấy hài lòng/ chưa hài lòng về bản thân mình?

Lời giải:

- Em đã từng xem xét và nhìn nhận lại bản thân mình

- Những điều mà em cảm thấy hài lòng về bản thân mình: Chăm chỉ, cầu tiến, thông minh

- Những điều mà em cảm thấy chưa hài lòng về bản thân mình: Dễ nổi nóng.

Câu 3: Nêu những nét khái quát về tác giả Tô Hoài.

Lời giải:

Những nét khái quát về tác giả Tô Hoài.

- Tô Hoài (1920-2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Quê: Hà Nội.

- Là nhà văn có vốn sống phong phú, năng lực quan sát, miêu tả tinh tế; lối văn giàu hình ảnh, nhịp điệu; ngôn ngữ chân thực, gần gũi đời sống.

- Nhiều sáng tác cho thiếu nhi như: Võ sĩ Bọ Ngựa, Dê và Lợn, Đôi ri đá, Dế Mèn phiêu lưu kí, …

Câu 5: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” thuộc thể loại gì?

Lời giải:

Câu 6: Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

Lời giải:

- Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” thuộc thể loại truyện đồng thoại.

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là?

Lời giải:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là tự sự.

Câu 8 Văn bản được chia làm mấy phần? Kể tên nội dung chính của từng phần.

Lời giải:

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi” : Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn.

+ Phần 2: Còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của dế Mèn.

Câu 9: Hãy liệt kê các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật Dế Mèn.

Lời giải:

- Những chi tiết miêu tả ngoại hình: Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:

+ Càng: Mẫm bóng

+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt

+ Cánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.

+ Đầu: tò, nổi từng tảng rất bướng…

+ Răng: đen nhánh

+ Râu: dài, cong.

- Những chi tiết miêu tả hành động:

+ Đạp phanh phách

+ Vũ lên phành phạch

+ Nhai ngoàm ngoạm

+ Trịnh trọng vuốt râu

+ Đi đứng oai vệ…rún rẩy (khoeo), rung…(râu)

+ Cà khịa (với hàng xóm)

+ Quát nạt (cào cào)

+ Đá ghẹo (gọng vó)

Câu 10: Hãy liệt kê các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật Dế Choắt?

Lời giải:

Chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật Dế Choắt:

+ Gầy gò, dài lêu nghêu như 1 gã nghiện thuốc phiện.

+ Cánh ngắn củn hở lưng, sườn.

+ Càng bè bè.

+ Râu ria cụt ngủn, mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

Chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động nhân vật Dế Choắt

+ Sợ sệt xin Dế Mèn “đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang”

+ Than thở với Dế Mèn về việc mình yếu, nghèo sức.

Câu 11:  Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem “bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì?

Lời giải:

- Theo em nghĩ, “Bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra đường đời khiến nhân vật sau đó nhận ra được sự sai lầm của bản thân.

Câu 12: Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?

Lời giải:

- Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” là lời của chính nhân vật Dế Mèn.

- Điều này giúp em hiểu rằng: Dế Mèn là một nhân vật có tính cách tự tin và thân hình khỏe mạnh.

Câu 13: Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết thêm điều gì ở đặc điểm nhân vật?

Lời giải:

- Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết nhân vật có đặc điểm: Kiêu căng, tự phụ

Câu 14: Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây?

Lời giải:

- Những từ ngữ trên cho thấy nhân vật có thái độ ân hận, hối lỗi về những sự việc mình đã làm.

Câu 15: Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi”?

Lời giải:

- Việc Dế Choắt muốn đào cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt tự được ý thức được bản thân có sức khỏe yếu và nghĩ rằng Dế Mèn là người hàng xóm tốt bụng, có thể giúp đỡ mình.

Câu 16: Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự nhận thức của ai? Tự nhận thức về điều gì?

Lời giải:

- Cụm từ “Đứa ích kỉ” là sự tự nhận thức của Dế Mèn.

- Chú tự nhận thức được sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến thoả mãn được thú vui của bản thân mà không nghĩ đến hậu quả việc mình đã gây ra.

Giọt sương đêm

Câu 1: Em đã từng thấy bọ dừa chưa? Em đã biết gì về tập tính của bọ dừa? Nếu chưa biết gì về bọ dừa, em hãy hỏi người khác hoặc tìm hiểu thông tin từ sách và Internet.

Lời giải:

- Em chưa thấy bọ dừa, nhưng em tìm hiểu thông tin trên Internet:

+ Bọ dừa hay bọ cánh cứng dừa (tên khoa học: Brontispa longissima) là một loài bọ cánh cứng ăn các lá non của dừa và gây hư hại đọt dừa.

+ Nó là loài gây hại nghiêm trọng gần đây đối với cây dừa ở nhiều nơi trong vùng Thái Bình Dương, đặc biệt trong 3 thập niên trở lại đây, gồm Indonesia, quần đảo Solomon, Việt Nam, Nauru, Campuchia, Lào, Thái Lan, Maldives, Myanma, Hải Nam, và quần đảo Aru, và gần đây nhất là Philippines.

+ Bọ cánh cứng có thói quen ăn uống rất đa dạng, nhưng hầu như tất cả đều sử dụng phần miệng sắc bén dể nhai thức ăn. Nhiều bọ cánh cứng là động vật ăn cỏ, ăn trên cây. Bọ cánh cứng Nhật Bản (Popillia japonica) gây thiệt hại nặng nề trong các khu vườn và cảnh quan, chúng đi qua và để lại những chiếc lá rách nát, hư hỏng.

+ Bọ cánh cứng săn mồi có xu hướng tấn công các động vật không xương sống khác trong đất hoặc trên thảm thực vật.

+ Ký sinh trùng bọ cánh cứng có thể sống trên côn trùng khác hoặc thậm chí động vật có vú. Một vài bọ cánh cứng nhặt rác phân hủy chất hữu cơ hoặc xác chết. Bọ phân sử dụng phân như thức ăn và nơi là nơi để chúng đẻ trứng.

Câu 2: Đã bao giờ có một sự việc bất ngờ xảy ra khiến em thay đổi quyết định của mình? Chia sẻ với các bạn về trải nghiệm ấy.

Lời giải:

- Em từng xảy ra sự việc bất ngờ: một lần, em đã không nghe lời mẹ trốn đi chơi nắng cả buổi trưa và về bị sốt. Từ đó, em rút ra bài học cần nghe lời người lớn, tránh đi chơi trời nắng gay gắt sẽ dễ bị ốm.

Câu 3: Văn bản “Giọt sương đêm” thuộc thể loại nào?

Lời giải:

Văn bản “Giọt sương đêm” thuộc thể loại truyện đồng thoại.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Giọt sương đêm” là?

Lời giải:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Giọt sương đêm” là tự sự.

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản Giọt sương đêm và nội dung chính của từng đoạn.

Lời giải:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...Thằn Lằn gật gù): Bọ Dừa đến ở trọ xóm Bờ Giậu.

- Phần 2 (Còn lại): Sau một đêm ở trọ của Bọ Dừa

Câu 6: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai?

Lời giải:

- Truyện được kể theo ngôi thứ ba

- Nhân vật trong truyện: Thằn Lằn, Bọ Dừa, cụ giáo Cóc

Câu 7: Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?

Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng.

Lời giải:

- Đoạn văn được kể bằng lời của người kể chuyện.

Câu 8: Dưới đây là một số đoạn văn tóm lược các sự việc trong truyện. Em hãy dùng sơ đồ sự việc đã học ở bài 1 (Lắng nghe lịch sử nước mình) để sắp xếp các sự việc ấy theo đúng trật tự được kể trong truyện.

a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.

b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.

c. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ.

d. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ.

e. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.

Trong những sự việc nêu trên, theo em sự việc là quan trọng nhất? Vì sao?

Lời giải:

- Sắp xếp các sự việc: e – b – d – a – c

- Theo em sự việc a: “Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê “ là quan trọng nhất.

Câu 9: Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các loại bọ cánh cứng?

Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai, Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.

Điều này thể hiện đặc điểm nổi bật gì của truyện đồng thoại?

Lời giải:

- Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp từ “anh”

+ Biện pháp so sánh

+ Biện pháp nhân hóa

+ Nghệ thuật liệt kê

+ Nhiều từ láy.

- Điều này thể hiện đặc điểm nổi bật của truyện đồng thoại là:

+ Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hoá: gọi các loại bọ cánh cứng là “Anh”

+ Phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật bọ cánh cứng

Câu 10: Lí do đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu?

Lời giải:

- Lí do khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ: ông lắng nghe rõ được những âm thanh quen thuộc, đặc biệt khi giọt sương rơi xuống cổ trong đêm tĩnh lặng. Điều này đã khiến ông nhớ về quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên.

Câu 11: Trải nghiệm mà Bọ Dừa có được trong đêm ấy là gì? Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

Lời giải:

- Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là ông đã ngủ ngoài trời và ông đã có cơ hội được ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của thiên nhiên.

- Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp: Ta hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống, những điều thân thuộc quanh mình vì có đôi khi cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên đi những điều thân thuộc ấy.

Câu 12: Nhận xét về cách kết thúc câu chuyện của tác giả. Nếu là em, em sẽ kết thúc câu chuyện này như thế nào?

Lời giải:

- Nhận xét: Truyện có kết thúc mở.

- Cách kết thúc đó của tác giả để mỗi người đọc sẽ tự cảm nhận, tự suy nghĩ và chiêm nghiệm về lời nói của cụ giáo.

- Nếu là em, em sẽ kết thúc bằng việc Bọ Dừa về quê một thời gian rồi lên thăm Thằn Lằn và kể cho Thằn Lằn nghe về cuộc sống bình yên nơi quê hương ông.

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Câu 1: Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” thuộc thể loại nào?

Lời giải:

Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là tự sự.

Câu 3: Nêu bố cục của văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” và nội dung chính của từng đoạn.

Lời giải:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...cháu có con mắt thần): Đôi mắt thần của nhân vật tôi.

- Phần 2 (Còn lại): Quà tặng lớn lao, quý giá.

Câu 4: Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?

Lời giải:

- Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” được kể theo ngôi thứ nhất

- Em biết điều này vì người kể chuyện xưng “tôi”

Câu 5: Em hiểu thế nào về câu nói của nhân vật bố: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”?

Lời giải:

Em hiểu về câu nói của nhân vật bố: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó” là:

- Món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Vì thế, cách chúng ta nhận món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.

Câu 6: Em cảm nhận thế nào về tình cha con trong văn bản?

Lời giải:

- Qua văn bản, em cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống.

Câu 7: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua câu văn “Những bông hoa chính là người đưa đường” là gì? Từ đó, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với thế giới tự nhiên?

Lời giải:

- Câu văn “những bông hoa chính là người đưa đường” cho ta hiểu “thế giới” chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Khi nhắm mắt lại và cảm nhận bằng mọi thứ bằng mọi giác quan, bạn sẽ thấy con đường đi của riêng mình.

- Từ đó, em thấy thái độ trân trọng thiên nhiên của tác giả.

Câu 8: Em có đồng tình với thái độ của người bố khi nhận món quà của Tý không? Vì sao? Qua đó, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

Lời giải:

- Em đồng tình với thái độ của người bố khi nhận món quà của Tý

- Vì Tý luôn dành những trái ổi ngon nhất để tặng nên người bố dù không thích ăn nhưng vì là quà của Tý mà bố vẫn ăn.

- Từ đó em rút ra được bài học cho mình trong cách ứng xử: cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình.

Câu 9: Em đánh giá như thế nào về cách cảm nhận thế giới tự nhiên của Nhân vật “tôi”trong câu chuyện? Theo em, cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?

Lời giải:

- Cách cảm nhận của Nhân vật “tôi”trong câu chuyện đã dần dần thay đổi: ban đầu, nhân vật không thể đoán được tên loài hoa, dần dần đã thuộc tên và rồi khi nhắm mắt lại, ngửi mùi hoa cũng có thể đoán đúng tên.

- Cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Khi ta cảm nhận bằng cả tâm hồn và tình yêu thương ta sẽ phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.

Câu 10: Tóm tắt văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”.

Lời giải:

Nhà của nhân vật “tôi” có một khu vườn rộng. Bố cậu bé đã giúp cậu nhận biết các loài hoa bằng cách sờ và tập đoán. Nhân vật “tôi” đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Khi Tý đem biếu bố những trái ổi to mềm, cắn rất đã, người bố rất quý trọng chúng gì bố ít khi ăn ổi. Nhân vật “tôi” nhận ra đó là vẻ đẹp của món quà mình cho đi hay mình được nhận. Cậu cũng nhận ra khu vườn, người bố là món quà to lớn, quý giá của cuộc đời cậu. Sau đó, bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ Nhân vật “tôi” chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, cậu nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.

Thực hành tiếng Việt trang 96, 97

Câu 1: So sánh hai câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu.

a. Vuốt cứ cứng dần và nhọn hoắt.

b. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

Lời giải:

- So sánh:

Câu a chủ ngữ là “Vuốt” không thể hiện rõ được ở vị trí nào mà chỉ nêu chung chung.

Còn câu b “Những cái vuốt ở chân, ở kheo” cho ta thấy vị trí rõ ràng hơn.

- Tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu:

+ giúp chúng ta nắm bắt được thông tin chi tiết, rõ ràng hơn.

Câu 2: So sánh những cách diễn đạt dưới đây và cho biết tác dụng của việc dùng các cụm tính từ làm thành phần vị ngữ trong câu:

a. Biết chị Cốc đi rồi, tôi bò lên.

Biết chị Cốc đi rồi, tôi mon men bò lên.

b. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc.

Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.

c. Trời nóng.

Trời nóng hầm hập

Lời giải:

a. So với cách dùng vị ngữ “bò lên” thì cách diễn đạt “mon men bò lên” giúp ta hình dung rõ hơn thái độ của Dế Mèn đó là rón rén, sợ sệt, từ từ bò lên sau khi biết chị Cốc đã bỏ đi.

b. So với cách dùng vị ngữ “khóc” thì cụm tinh từ “khóc thảm thiết” diễn tả mức độ khóc lóc vô cùng thương tâm, đau xót.

c. So với cách diễn đạt “nóng”, cụm từ “nóng hầm hập” giúp ta hình dung mức độ nóng đạt tới đỉnh điểm, vô cùng oi bức, khó chịu.

- Tác dụng của việc dùng các cụm tính từ làm vị ngữ giúp chúng ta hình dung rõ hơn mức độ, tính chất của sự việc, sự vật được nói đến trong chủ ngữ.

Câu 3: Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) và Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến), các tác giả thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi các cụm động từ, cụm tính từ. Ví dụ:

- Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp (Tô Hoài). Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

- Ông khách lượn một vòng trên không rồi khép cánh, thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Hãy tìm trong mỗi văn bản ít nhất một cách diễn đạt tương tự và cho biết tác dụng của các diễn đạt đó.

Lời giải:

- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):

“Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên” . Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

- Văn bản Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến)

“Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ.” Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Câu 4: Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây:

a. Khách giật mình

b. Lá cây xào xạc.

c. Trời rét

Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả hai thành phần chính trong các câu trên. Sau đó so sánh để làm rõ sự khác biệt nghĩa giữa câu mở rộng và câu trước khi mở rộng.

Lời giải:

a. Khách/ giật mình

C V

b. Lá cây/ xào xạc.

C V

c. Trời /rét.

C V

Mở rộng thành phần câu:

a. Vị khách đó/ giật mình.

C V

b. Những chiếc lá cây bàng/ rơi xào xạc

C V

c. Trời/ rét căm căm.

C V

- So sánh: ta nhận thấy những câu mở rộng thành phần câu giúp thể hiện chi tiết, rõ ràng hơn so với các câu chưa mở rộng.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau:

“Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.'

a. Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.

b. Tìm và chỉ ra tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.

Lời giải:

a. Các từ láy: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh. Các từ láy góp phần diễn tả rõ ràng, chi tiết hơn vẻ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh của chú Dế Mèn.

b. Những câu văn sử dụng phép so sánh: “Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.”

- Tác dụng: Miêu tả những chiếc vuốt của Dế Mèn rất sắc nhọn, diễn tả sức mạnh của Dế Mèn.

Câu 6: Đọc đoạn văn sau:

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.

a. Tìm các nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển.

b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa nào trong những nghĩa có được ở câu a? Cho biết cơ sở xác định.

Lời giải:

a. Nghĩa của từ tợn trong từ điển:

- Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì, lộ rõ vẻ thách thức.

- Chỉ sự khác thường ở một mức độ cao (rét tợn)

b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa hiểu: Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì.

Cơ sở để xác định là dựa vào nội dung những câu văn sau đó: “Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.”

Câu 7: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh “Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.

Lời giải:

Đoạn văn mẫu tham khảo

Đứng trước mộ của Dế Choắt, tôi nghĩ đến bài học đường đời đầu tiên. Sự việc xảy ra khiến tôi hối hận vô cùng. Tôi đã bày trò trêu chị Cốc khiến chị ta vô cùng tức giận. Tự cho mình là giỏi giang nhưng tôi lại không dám đứng ra nhận lỗi. Cuối cùng, người bị vạ lây lại là Dế Choắt, cậu ta đã bị chị Cốc mổ cho đến chết. Tất cả cũng chỉ vì thói kiêu căng, ngạo mạn của tôi. Lời nói của Dế Choắt giúp tôi nhận ra bài học thấm thía. Chúng ta cần biết tôn trọng những người xung quanh. Làm việc gì cũng cần phải suy nghĩ trước sau, không nên kiêu căng. Bài học đầu tiên của tôi đã phải trả một cái giá quá đắt.

- Câu mở rộng thành phần:

“Lời nói của Dế Choắt giúp tôi nhận ra bài học thấm thía”. (Mở rộng chủ ngữ bằng cụm danh từ)

“Bài học đầu tiên của tôi đã phải trả một cái giá quá đắt”. (Mở rộng chủ ngữ bằng cụm danh từ)

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

Cô gió mất tên

Câu 1: Văn bản “Cô gió mất tên” thuộc thể loại nào?

Lời giải:

Văn bản “Cô gió mất tên” thuộc thể loại truyện đồng thoại.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Cô gió mất tên” là?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Cô gió mất tên” là tự sự.

Câu 3: Nêu bố cục của văn bản “Cô gió mất tên” và nội dung chính của từng đoạn.

Lời giải:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...cô đã đi xa rồi): Cô Gió giúp đỡ mọi người và Đào.

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...theo phía ánh sáng mà đi ra): Cô quên mất tên của mình.

- Phần 3 (Còn lại): Cô Gió tìm lại bản thân.

Câu 4: Văn bản “Cô gió mất tên” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?

Lời giải:

- Văn bản “Cô gió mất tên” được kể theo ngôi thứ ba

- Vì người kể chuyện giấu mình nên em biết

Câu 5: Chỉ ra những đặc điểm của thể loại đồng thoại được thể hiện trong văn bản Cô gió mất tên.

Lời giải:

- Các đặc điểm của truyện đồng thoại:

+ Nhân vật là các loài vật, đồ vật đã được nhân hoá: cô Gió, hoa tầm xuân, chị Hũ, bạn ngô, bác lau sậy, chú Ong vàng có lời nói, cử chỉ như con người.

+ Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của sự vật như các chi tiết: cô Gió vừa vội vã bay đi, cô dừng lại một vài giây rồi từ từ thổi hơi mát vao giường bà… Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm tính cách của con người đó là sự quan tâm đến mọi người.

Câu 6: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua văn bản này là gì?

Lời giải:

- Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua văn bản này là: Dù Gió chẳng được ai nhìn thấy nhưng mọi người vẫn nhận ra cô vì cô luôn giúp đỡ người khác. Chúng ta cũng như vậy, những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng nếu chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì mọi người sẽ yêu thương và quý trọng bạn.

Câu 7: Tóm tắt nội dung chính trong văn bản “Cô gió mất tên”.

Lời giải:

Người ta gọi cô là Gió, tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng đi đến đâu ai cũng biết. Đợt ấy, bố mẹ Đào đều đi công tắc, ở nhà chỉ có hai bà cháu chăm nhau. Mà bà Đào đang ốm nặng, trời nóng khiến mồ hôi bà rơi đẫm trán và sau lưng. Đào thương bà vội quạt cho bà mà quên mất mình cũng đẫm mồ hôi vì nóng. Thấy vậy, cô Gió liền đến thổi từ từ mang hơi mát cho hai bà cháu cho đến khi bà khỏi hẳn. Sau đó, cô Gió lại giúp chú Ong nhỏ về nhà. Cô vô tình lạc vào chiếc hũ và không thể ra vì tối quá. Qua cuộc trò chuyện với chị Hũ, cô Gió phát hiện ra vô tình để quên tên mình ở đâu đó. Khi cô Gió ra khỏi hũ, cô bay đến mặt biển và những tiếng nói xôn xao tên cô. Cô vui mừng, nhận ra bản thân mình hạnh phúc vì được giúp đỡ mọi người.

VIẾT

Kể lại một trải nghiệm của bản thân

Câu 1: Để viết một bài văn kể lại một trải nghiệm, chúng ta cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?

Lời giải:

- Để viết một bài văn kể lại một trải nghiệm, chúng ta cần thực hiện theo 4 bước:

+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

+ Bước 3: Viết bài

+ Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Câu 2: Khi viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, người kể chuyện sẽ là ai? Kể chuyện theo ngôi thứ mấy?

Lời giải:

- Khi viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, người kể chuyện sẽ chính bản thân mình.

- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất

Câu 3: Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm gồm mấy phần? Là những phần nào? Nêu nội dung chính của từng phần.

Lời giải:

Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm gồm 3 phần:

- Mở bài:

+ Dùng ngôi thứ nhất để kể

+ Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm

+ Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc

- Thân bài

+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan

+ Kết hợp kể và tả

- Kết bài

+ Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân

Câu 4: Theo em mục đích để viết một bài văn kể lại một trải nghiệm là gì?

Lời giải:

- Theo em mục đích để viết một bài văn kể lại một trải nghiệm là muốn chia sẻ với mọi người về tình cảm, cảm xúc, tâm tư của bản thân khi nhớ về trải nghiệm đó.

Câu 5: Hãy lập dàn ý cho bài văn kể lại một chuyến đi đáng nhớ nhất của em.

Lời giải:

1. Mở bài: Giới thiệu chuyến đi chơi xa đáng nhớ

Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. Em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.

2. Thân bài: Kể về chuyến đi xa

- Cảnh dọc đường:

+ Trên đường đi rất nhiều cây lá

+ Hai bên đường rậm rạp

+ Những đường đèo quanh co và uốn khúc

+ Em đi trên những vực đều sâu thẳm

+ Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi

+ Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.

- Khi đến nơi:

+ Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa lá

+ Bầu trời se lạnh và nên thơ

+ Một thành phố rất đáng để đến

+ Em đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….

+ Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình

- Lúc ra về:

+ Kết thúc 1 tuần em lại về

+ Tâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa

- Em cảm thấy rất vui về trải nghiệm này. Em sẽ lại đến đây vào một ngày không xa.

NÓI VÀ NGHE

Kể lại một trải nghiệm của bản thân

Câu 1: Trước khi nói về một trải nghiệm của bản thân, chúng ta cần chuẩn bị những gì?

Lời giải:

Trước khi nói về một trải nghiệm của bản thân, chúng ta cần chuẩn bị trả lời được các câu hỏi sau:

+ Bài nói này nhằm mục đích gì?

+ Người nghe có thể là ai?

Sau đó chúng ta tìm ý, lập dàn ý rồi trình bày bài nói của mình.

Câu 2: Theo em, việc chúng ta chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình với mọi người xung quanh nhằm mục đích gì?

Lời giải:

- Theo em, việc chúng ta chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình với mọi người xung quanh nhằm mục đích muốn chia sẻ với mọi người về tình cảm, cảm xúc, tâm tư của bản thân khi nhớ về trải nghiệm đó.

Câu 3: Em có sẵn sàng lắng nghe người khác chia sẻ những trải nghiệm của họ với mình hay không? Tại sao?

Lời giải:

Em rất sẵn sàng lắng nghe người khác chia sẻ những trải nghiệm của họ với mình. Vì qua đó, em sẽ thấu hiểu hơn những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, tâm tư của họ.

Ôn tập trang 109

Câu 1: Dựa vào bảng sau hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản (làm vào vở)

Văn bản

Nội dung

Bài học đường đời đầu tiên

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều đô

Giọt sương đêm

 

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

 

Lời giải:

Văn bản

Nội dung

Bài học đường đời đầu tiên

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ nên có vẻ đẹp cường tráng. Nhưng Dế Mèn lại kiêu căng, hống hách nên đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Sau này Dế Mèn rất ân hận và tự rút ra bài học cho mình.

Giọt sương đêm

Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để tìm một chỗ trọ. Trong đêm ấy, ông đã cảm nhận được những âm thanh, hình ảnh quen thuộc và đặc biệt là giọt sương đêm rơi khiến ông. Điều này khiến ông nhớ quê nhà. Sáng hôm sau ông đã quyết định trở về quê.

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Nhân vật “tôi” đã được người cha hướng dẫn những cách cảm nhận về cuộc sống để từ đó thấy được tình yêu thương người cha dành cho đứa con.

 

Câu 2: Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên có gì giống và khác nhau.

Lời giải:

- Giống nhau: Qua các trải nghiệm của bản thân về cuộc sống, mỗi nhân vật đều rút ra được cho mình những bài học quý giá.

- Khác nhau:

+ “Bài học đường đời đầu tiên”: nhân vật đã trải qua vấp ngã, sai lầm khiến bản thân phải ân hận. Từ đó rút ra được bài học cho chính mình.

+ “Giọt sương đêm”: nhân vật đã trải qua một đêm và nhận ra điều mình lãng quên từ lâu.

+ “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”: nhân vật đã có những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống thông qua những trải nghiệm từ thiên nhiên.

Câu 3: Trong ba văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại truyện đồng thoại? Dựa vào đâu, em cho là như vậy?

Lời giải:

- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ thuộc thể loại truyện đồng thoại.

- Vì hai văn bản đều có những đặc điểm đặc trưng của truyện đồng thoại:

+ Nhân vật là các loài vật được nhân hoá.

+ Nhân vật mang những đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Câu 4: Vẽ sơ đồ sau vào vở và điền vào những đặc điểm của kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Lời giải:

Câu 5: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Lời giải:

- Bài học kinh nghiệm về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân

+ Xác định đề tài và lựa chọn trải nghiệm của bản thân kỉ niệm sâu sắc, ý nghĩa.

+ Nhớ lại những sự việc và sắp xếp các ý theo trình tự câu chuyện hợp lí.

+ Luyện tập thật tốt và trình bày bài nói trước mọi người

Câu 6: Qua những gì đã học trong bài này, em nghĩ gì về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta.

Lời giải:

- Qua những bài học này, em hiểu rằng trong cuộc sống những trải nghiệm sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm sống. Từ đó, em hiểu được những giá trị trong cuộc sống và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình hơn.

1 155 lượt xem