300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 21)

Bộ 4000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 21 chi tiết nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

1 141 lượt xem


 

300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 21)

ĐỌC

Kiến thức Ngữ văn trang 14

Câu 1: Truyện là gì?

Lời giải:

- Truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung, tuy nhiều khi hàm nghĩa và cách hiểu thuật ngữ tương đối khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học.

Câu 2: Thế nào là truyện truyền thuyết?

Lời giải:

- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

Câu 3: Thế nào là truyện cổ tích?

Lời giải:

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…

Câu 4: Chi tiết là gì?

Lời giải:

- Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm.

Câu 5: Cốt truyện là gì?

Lời giải:

- Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

Câu 6: Nhân vật là gì?

Lời giải:

- Nhân vật là người, con vật, đồ vật,… được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học.

Câu 7: Lời nhân vật là gì?

Lời giải:

- Lời nhân vật là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc các loại hình tự sự và kịch.

Câu 8: Đặc điểm nhân vật bao gồm những gì?

Lời giải:

- Đặc điểm nhân vật bao gồm hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ,…

Câu 9: Liệt kê những yếu tố cơ bản của truyền thuyết.

Lời giải:

Liệt kê những yếu tố cơ bản của truyền thuyết:

+ Thuộc truyện dân gian, truyền miệng là chính.

+ Kể về nhân vật lịch sử và sự kiện có liên hệ với lịch sử

+ Yếu tố không thể thiếu đó là sự hư ảo, hoang đường.

+ Truyện thường có thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật.

Câu 10: Liệt kê những yếu tố cơ bản của truyện cổ tích.

Lời giải:

- Liệt kê những yếu tố cơ bản của truyện cổ tích:

+ Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo nên trong truyện thường có các yếu tố hoang đường

+ Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh

+ Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

+ Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

Câu 11: Từ đơn là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.

VD: cha, me, hát, ngồi, khóc,…

Câu 12: Từ phức là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.

VD: Ông bà, ăn nói, hợp tác xã, sạch sành sanh,…

Câu 13: Thế nào từ ghép? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ ghép là từ phức có hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.

VD: cha mẹ, hiền lành, phá tan, xanh rì,…

Câu 14: Từ láy là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. Các tiếng tạo thành từ láy, chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa (phân biệt với từ ghép có sự trùng lặp về ngữ âm).

VD: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ, xanh xanh,…

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Văn bản 1: Thánh Gióng

Câu 1: “Thánh Gióng” thuộc thể loại gì?

Lời giải:

“Thánh Gióng” thuộc thể loại truyền thuyết.

Câu 2: “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ mấy?

Lời giải:

- “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ 3.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Thánh Gióng” là?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Thánh Gióng” là tự sự.

Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Thánh Gióng” là ai?

Lời giải:

- Nhân vật chính trong truyện “Thánh Gióng” là Thánh Gióng.

Câu 5: Nêu bố cục của truyện “Thánh Gióng”.

Lời giải:

- Bố cục của truyện “Thánh Gióng” là:

Có thể chia văn bản thành 4 đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Gióng

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến ...cứu nước): Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng

- Đoạn 3 (Tiếp theo đến ...lên trời, biến mất): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân

Câu 6: Nội dung chính của truyện “Thánh Gióng” là?

Lời giải:

- Nội dung chính của truyện “Thánh Gióng”Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại.

Câu 7: Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng.

Lời giải:

Nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng:

+ Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng

+ Thánh Gióng biết nói và đòi đi đánh giặc

+ Gióng lớn nhanh như thổi

+Gióng vươn vai mặc áo giáo sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt

+ Thánh Gióng dẹp tan quân giặc

+ Sau đó, Gióng cùng với ngựa bay lên trời.

Câu 8: Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?

Lời giải:

Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất của một người anh hùng kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

- Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng: Sự ca ngợi, tôn vinh dành cho Thánh Gióng. Một trong “Tứ bất tử” (tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam), tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

Câu 9: Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử.

Lời giải:

Các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử:

- Cuộc chiến đấu giữa dân ta và kẻ thù xâm lược phương Bắc.

- Vũ khí bằng sắt, thép đã được chế tạo bởi người Việt cổ.

- Toàn dân đoàn kết cùng nhau, sử dụng mọi nguồn lực để chống phá quân giặc, đánh đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ.

Câu 10: Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?

Lời giải:

Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng:

+ Bà mẹ ướm vào vết chân lạ rất to ở trên đồng mà thụ thai.

+ Mang thai dài tận mười hai tháng; ba tuổi mà cậu bé chẳng biết đi đứng, nói cười.

+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp cứu nước, Gióng bỗng dưng cất tiếng nói với mẹ xin đi đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm bao nhiêu cũng không no, áo rộng bao nhiêu vừa mặc xong đã đứt chỉ.

+ Nghe tin giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

+ Ngựa sắt mà kêu hí lại phun thêm lửa.

+ Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.

+ Khi dẹp giặc xong, Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.

+ Lửa ngựa phun thiêu cháy một làng, khiến tre ngả màu vàng óng; vết chân ngựa biến thành ao hồ,...

- Tác dụng của những chi tiết trên trong việc thể hiện nội dung: Xây dựng biểu tưởng về một người anh hùng chống giặc ngoại xâm cứu nước, qua đó bộc lộ lòng yêu nước và sức mạnh của dân tộc.

Câu 11: Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta?

Lời giải:

Truyện phản ánh hiện thực và ước mơ của cha ông ta:

- Sự thật là nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh chống lại quân thù.

- Mơ ước về một hình mẫu lí tưởng về một người anh hùng tràn đầy sức mạnh, khí thế hơn người.

- Phán ảnh sức mạnh tiềm tàng ở trong nội lực con người và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc.

Câu 12: Vì sao Đại hội Thể dục Thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đổng?

Lời giải:

- Đại hội Thể dục Thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đổng vì:

- Đây là hội thi dành cho học sinh các cấp – đại diện cho Thánh Gióng trong thời đại mới.

- Thánh Gióng tượng trưng cho tinh thần chiến thắng chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ nên phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.

- Mục đích của Đại hội thể dục thể thao là khoẻ khoắn để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này

Câu 13: Trình bày ý nghĩa của truyền thuyết “Thánh Gióng”.

Lời giải:

- Truyền thuyết “Thánh Gióng” dù mang yếu tố kỳ ảo, hoang đường nhưng cũng nói lên sự đoàn kết của nhân dân khi có kẻ thù xâm lược và lòng yêu nước tinh thần quật khởi sẵn sàng chiến đấu chiến thắng mọi kẻ thù. Đồng thời nhân dân cũng mong muốn một hình tượng lý tưởng để chống lại kẻ thù mạnh gấp nhiều lần.

Câu 14: Tóm tắt truyện truyền thuyết “Thánh Gióng”.

Lời giải:

Bài mẫu tham khảo

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi xứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.

Câu 15: Nêu nội dung, nghệ thuật của truyện “Thánh Gióng”

Lời giải:

- Nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

- Nghệ thuật: Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết

Văn bản 2: Thạch Sanh

Câu 1: “Thạch Sanh” thuộc thể loại gì?

Lời giải:

- “Thạch Sanh” thuộc thể loại truyện cổ tích.

Câu 2: “Thạch Sanh” được kể theo ngôi thứ mấy?

Lời giải:

- “Thạch Sanh” được kể theo ngôi thứ 3.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Thạch Sanh” là?

Lời giải:

- Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Thạch Sanh” là tự sự

Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Thạch Sanh” là ai?

Lời giải:

- Nhân vật chính trong truyện “Thạch Sanh” là Thạch Sanh, Lí Thông.

Câu 5: Nêu bố cục của truyện “Thạch Sanh”.

Lời giải:

Bố cục của truyện “Thạch Sanh”:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...mẹ con Lý Thông): Hoàn cảnh xuất thân của Thạch Sanh

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến …Quận công): Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ và bị cứớp công.

- Đoạn 3 (Tiếp theo đến …Thạch Sanh bị bắt vào ngục): Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa.

- Đoạn 4 (Tiếp theo đến …hóa kiếp thành bọ hung): Thạch Sanh giải oan cho mình.

- Đoạn 5 (Còn lại): Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18 nước chư hầu và lên làm vua.

Câu 6: Nội dung chính của truyện “Thạch Sanh” là?

Lời giải:

- Nội dung chính của truyện “Thạch Sanh”: Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dùng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược.

Câu 7: Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện “Thạch Sanh”.

Lời giải:

Một số kiện chính trong Thạch Sanh:

+ Sự ra đời kì lạ, lai lịch của Thạch Sanh.

+ Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.

+ Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần khiến các nước chư hầu xin hòa.

Câu 8: Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt.

Lời giải:

- Nguồn gốc xuất thân đặc biệt của Thạch Sanh là thái tử con Ngọc Hoàng đầu thai xuống trần gian ở gia đình nọ.

Câu 9: Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch)?

Lời giải:

- Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ.

Câu 10: Nêu nội dung, nghệ thuật của truyện “Thạch Sanh”.

Lời giải:

- Nội dung: “Thạch Sanh” là truyện cổ tích về người dùng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

- Nghệ thuật:

+ Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…)

+ Xây dựng hai nhân vật đối lập

Câu 11: Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

Lời giải:

- Theo em, Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng, dễ tin lời người khác, sẵn sàng cứu giúp mà không màng hoàn cảnh, sự đền ơn.

- Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy:

+ Thạch Sanh tin lời Lý Thông đi trông canh miếu chằn tinh, đem đầu con yêu quái cho Lý Thông.

+ Thạch Sanh tha không giết mẹ con Lý Thông.

Câu 12: Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?

Lời giải:

- Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:

+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.

+ Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.

+ Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.

+ Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.

+ Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.

+ Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.

+ Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.

+ Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

- Những chi tiết này có tác dụng trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh:

+ Khẳng định sức mạnh chính nghĩa, trừ hại cho dân của Thạch Sanh.

+ Tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa – ước mơ, khát vọng công bằng, sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Câu 13: Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Lời giải:

- Các chi tiết kết thúc truyện là cách kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống khi mà những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng, sống hạnh phúc; còn những kẻ ác sẽ phải chịu quả báo.

Câu 14: Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?

Đàn kêu: Ai chém chằn tinh

Cho mày(**) vinh hiển dự mình quyền sang?

Đàn kêu: Ai chém xà vương

Đem nàng công chúa triều đường về đây?

Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày

Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?

Đàn kêu: Sao ở bất nhân

Biết ăn quả lại quên ân người trồng?

(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

(**) Mày: chỉ Lý Thông.

Lời giải:

- Đoạn thơ trên đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa truyện Thạch Sanh: Đó là tiếng kêu đòi công lí, tiếng đàn phô bày sự thật, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác; tiếng đàn bênh vực người hiền lành có công. Tiếng đàn càng tô đậm ước muốn một xã hội công bằng, nơi công lí được thực hiện, ở hiền gặp lành còn ác giả ác bảo.

Thực hành tiếng Việt trang 24

Câu 1: Từ đơn là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.

VD: cha, me, hát, ngồi, khóc,…

Câu 2: Từ phức là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.

VD: Ông bà, ăn nói, hợp tác xã, sạch sành sanh,…

Câu 3: Thế nào từ ghép? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ ghép là từ phức có hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.

VD: cha mẹ, hiền lành, phá tan, xanh rì,…

Câu 4: Từ láy là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. Các tiếng tạo thành từ láy, chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa (phân biệt với từ ghép có sự trùng lặp về ngữ âm).

VD: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ, xanh xanh,…

Câu 5Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:

a, Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua. {Thánh Gióng)

b, Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn. (Thạch Sanh)

Lời giải:

a)

- Từ đơn: Vừa, về, tâu, vua.

- Từ ghép: Sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ.

- Từ láy: Vội vàng.

b)

- Từ đơn: Từ, ngày, bị.

- Từ ghép: Công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng.

- Từ láy: Đau đớn.

Câu 6: Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào?

làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp

a, Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non.

b, Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém.

Lời giải:

a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, tìm kiếm, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp

b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, phải trái

Câu 7: Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp.

bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm

a, Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp.

b, Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bánh rán.

c, Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo.

d, Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối.

Lời giải:

a) Chỉ chất liệu để làm món ăn: bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm

b) Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng

c) Chỉ tính chất của món ăn: bánh xốp

d) Chỉ hình dáng của món ăn: bánh tai voi, bánh khúc, bánh bèo

Câu 8: Xếp từ láy trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp.

– Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)

– Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)

– Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thôi sáo cho đàn bò gặm cỏ. (Sọ Dừa)

a, Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật, ví dụ: lom khom.

b, Gợi tả âm thanh, ví dụ: ríu rít.

Lời giải:

a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật: lủi thủi, rười rượi, rón rén

b) Gợi tả âm thanh: véo von

Câu 9: Dựa theo câu mở đầu các truyền thuyết và cổ tích đã học, em hãy viết câu mở đầu giới thiệu nhân vật của một truyền thuyết hoặc cổ tích khác mà em muốn kể.

Lời giải:

Mở đầu của truyện Thánh Gióng kể bằng lời kể của em:

Đó là vào thời Vua Hùng thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi chứ cui cút trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, người vợ đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đêm, người vợ bèn đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Sự tích Hồ Gươm

Câu 1: “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại gì?

Lời giải:

“Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại truyền thuyết.

Câu 2: “Sự tích Hồ Gươm” được kể theo ngôi thứ mấy?

Lời giải:

- “Sự tích Hồ Gươm” được kể theo ngôi thứ 3.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Sự tích Hồ Gươm” là?

Lời giải:

- Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Sự tích Hồ Gươm” là: Tự sự

Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Sự tích Hồ Gươm” là ai?

Lời giải:

- Nhân vật chính trong truyện “Sự tích Hồ Gươm” là Lê Lợi.

Câu 5: Nêu bố cục của truyện “Sự tích Hồ Gươm”

Lời giải:

Bố cục của truyện “Sự tích Hồ Gươm”

Gồm 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “một tên giặc nào trên đất nước”): Lạc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc

- Phần 2 (còn lại): Lê Lợi trả gươm

Câu 6: Nội dung chính của truyện “Sự tích Hồ Gươm” là?

Lời giải:

- Nội dung chính của truyện “Sự tích Hồ Gươm” là: Truyện “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc

Câu 7: Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện “Sự tích Hồ Gươm”.

Lời giải:

Một số sự kiện chính của truyện “Sự tích Hồ Gươm”:

- Lê Thận vớt được lưỡi gươm

- Sự kiện Lê Lợi nhìn thấy lưỡi gươm phát sáng trong nhà Lê Thận, nhìn thấy chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa tra vào nhau thì vừa như in

- Sự kiện Lê Lợi trả lại gươm thần cho Rùa Vàng.

Câu 8: Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

Lời giải:

- Trong truyện, nhân vật “gươm thần” là nhân vật nổi bật nhất.

- Đặc điểm nhân vật “gươm thần”: nhân vật trung tâm, “gươm thần” mang những đặc điểm kì ảo tạo nên sự hấp dẫn, thu hút người đọc.

Câu 9: Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?

Lời giải:

Chi tiết liên quan đến lịch sử là:

+ Giặc Minh xâm lược nước ta

+ Nhân vật có thật là vua Lê Lợi – Lê Thái Tổ.

- Những chi tiết hoang đường, kì ảo là.

+ Ba lần kéo lưới đều khéo được 1 lưỡi gươm

Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà.

+ Chuôi gươm nạm ngọc phát

+ Lưỡi gươm động đậy

+ Rùa Vàng ngoi lên đòi gươm và còn biết nói như người

Câu 10: Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

Truyện ca ngợi ý chí chiến đấu của dân tộc Việt Nam, ca ngợi vị vua anh minh,

tài năng Lê Lợi, giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.

- Ý nghĩa: Giúp người đọc hiểu được các sự kiện, nhân vật, cảnh vật theo cách lý giải của nhân dân.

Câu 11: Tóm tắt văn bản “Sự tích Hồ Gươm”.

Lời giải:

Bài mẫu tham khảo

Thời nước Nam ta bị giặc Minh xâm lược, ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống xâm lược nhưng không thành. Đức Long quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Phần lưỡi gươm do người đánh cá Lê Thận nhặt được rồi chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Còn Lê Lợi nhặt được chuôi gươm nạm ngọc. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân lên cao. Gươm thần tung hoành khắp trận địa. Gươm thần giúp họ mở đường đánh tràn ra mãi cho đến khi không còn bóng quân thù. Khi Lê Lợi đã lên làm vua, Rùa Vàng ngoi lên đòi lại thanh gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó lấy tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm

Câu 12: Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?

Lời giải:

- Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những điều là:

+ Từ khi có được gươm thần, khí thế của nhân dân ta ngày càng tăng cao, khí thế chèn ép quân địch.

+ Nhờ có nó, ta cũng chủ động tìm đánh giặc.

+ Gươm thần mở đường cầu mang lại chiến thắng cho quân dân ta.

VIẾT

Viết lại bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Câu 1: Thế nào là viết bài kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích?

Lời giải:

Viết bài kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng lời văn của mình để kể lại câu chuyện đó

 

Câu 2: Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích chúng ta cần

thực hành theo mấy bước? Là những bước nào?

Lời giải:

Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích chúng ta cần thực hành theo 4 bước. Đó là những bước:

+ Chuẩn bị

+ Tìm ý và lập dàn ý

+ Viết

+ Kiểm tra và chỉnh sửa

Câu 3: Lập dàn ý cho bài văn bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Lời giải:

Lập dàn ý cho bài văn bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Gợi ý: Dàn ý Kể lại câu chuyện Con Rồng cháu tiên bằng lời văn của em

1. Mở bài

- Tập trung kể về nguồn gốc dân tộc và đất nước, về công cuộc dựng nước và giữ nước là truyền thuyết dân gian về thời các vua Hùng.

- Truyện “Con Rồng cháu Tiên” giới thiệu với mọi người nguồn gốc thật đẹp, thật đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài

a) Sự xuất hiện của Thần Lạc Long Quân

- Thuở xưa đất Lạc Việt có nhiều yêu quái (Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh…) quấy nhiễu, dân lành không yên ổn làm ăn.

- Thần Lạc Long Quân nòi Rồng, thường ở dưới Thủy cung, thinh thoảng lên giúp dân trừ yêu quái, dạy dân chăn nuôi, trồng trọt và cách ăn ở.

b) Cuộc gặp gỡ Rồng Tiên

- Nàng Âu Cơ dòng họ Thần Nông, đẹp tuyệt trần, từ vùng núi cao phương Bắc nghe đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, đến thăm.

- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau, kết nghĩa vợ chồng, chung sống ở cung điện Long Trang.

c) Bọc trứng kì diệu

- Âu cơ có thai, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con trai hồng hào, khôi ngô, tự lớn lên như thổi.

d) Cuộc chia tay hùng vĩ

- Lạc Long Quân ở dưới nước, Âu Cơ ở trên cạn nên không thể sống với nhau mãi, đành phải chia tay với lời hẹn: “Khi có việc phải giúp đỡ lẫn nhau”.

- Lạc Long Quân mang 50 người con xuống biển, Âu Cơ mang 50 người con lên núi, các con chia nhau cai quản các phương.

e) Vị vua Hùng đầu tiên của nước Văn Lang

- Người con cả làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Từ đấy, lệ truyền ngôi: Con trưởng thay cha, danh hiệu Hùng Vương không thay đổi.

- Triều đình có tướng văn, tướng võ. Con trai vua là quan lang con gái là mẹ nàng.

3. Kết luận: Người Việt Nam luôn tự hào là con Rồng cháu Tiên.

Câu 4: Viết một bài văn kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng.

Lời giải:

Bài mẫu tham khảo

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

NÓI VÀ NGHE

Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Câu 1: Mục đích khi kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là gì?

Lời giải:

- Mục đích khi kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là: Để kể lại cho người khác nghe về một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em đã nghe, đã đọc bằng lời văn của mình.

Câu 2: Theo em, khi chúng ta kể lại một truyện truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích, nó có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn văn hóa và truyền thống dân tộc?

Lời giải:

- Theo em, khi chúng ta kể lại một truyện truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích, chúng ta sẽ là người lưu truyền câu chuyện đó đến mọi người. Nhờ đó, nó có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn văn hóa và truyền thống dân tộc.

Câu 3: Để kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời của em cần thực hiện những bước nào?

Lời giải:

- Để kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời của em cần thực hiện những bước sau:

a. Chuẩn bị

Yêu cầu đầu tiên cần đọc lại thật kỹ truyện Thánh Gióng

- Tìm một số tranh ảnh để hỗ trợ phần kể chuyện của mình.

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Xem lại phần dàn ý ở phần Viết để bổ sung chỉnh sửa

c. Nói và nghe

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Sau khi đã kể xong câu chuyện học sinh lắng nghe những góp ý từ giáo viên và các bạn trong lớp rút kinh nghiệm cho những lần trình bày tiếp theo.

- Trong quá trình kể chuyện các em hãy thử quan sát của những người lắng nghe xem mọi người hào hứng, say mê hay có thái đó thế nào nhé?

Câu 4: Lập dàn ý cho bài nói: Kể lại truyện “Thạch Sanh” bằng lời của em.

Lời giải:

Dàn ý mẫu tham khảo

I. Mở bài

- Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện cổ tích mà tôi yêu thích nhất đó là truyện Thạch Sanh.

- Giới thiệu đôi nét về truyện cổ tích Thạch Sanh.

II. Thân bài

1. Giới thiệu sự ra đời của Thạch Sanh

- Xuất thân khác người: Là thái tử của Ngọc Hoàng, xuống trần đầu thai làm người.

- Sự ra đời kì lạ:

+ Người vợ mang thai nhiều năm mà không thấy sinh nở.

+ Người chồng lâm bệnh chết, mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

+ Vừa khôn lớn thì mẹ mất, sống một mình nghèo khổ ở gốc đa.

- Khi trưởng thành, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ phép thần thông, các loại võ nghệ.

=> Thạch Sanh có xuất thân vừa phi thường vừa bình thường. Bình thường vì chàng là con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ tốt bụng, lại sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình khổ cực. Phi thường vì chàng lại chính là thái tử của Ngọc Hoàng đầu thai xuống làm người thường, được thần dạy nhiều phép thần thông và các loại võ nghệ.

2. Thạch Sanh chiến thắng chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công

a. Sự gặp gỡ và quen biết Lí Thông: Một hôm, Lí Thông đi qua thấy Thạch Sanh gánh về một bó củi lớn, nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông liền lân la lại gần làm quen rồi gạ Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ.

=> Lí Thông là một con người mưu mô, tiếp cần Thạch Sanh nhằm có lợi cho bản thân.

b. Thạch Sanh giết chết đại bàng:

- Hoàn cảnh: Trong vùng có một con chằn tinh tác yêu tác quái. Nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt nhà Lí Thông, hắn liền nghĩ kế khiến Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình (lừa đi trông miếu thay). Thạch Sanh tốt bụng giúp đỡ Lí Thông mà không hay biết mình bị lừa gạt.

=> Qua đó, có thể thấy, Thạch Sanh là một người thật thà và tốt bụng.

- Diễn biến: Thạch Sanh đang lim dim mắt thì chằn tinh hiện ra định vồ lấy chàng. Thạch Sanh dùng nhiều loại võ thuật đánh con quái vật. Không lâu sau thì lưỡi búa của chàng đã xé xác nó làm đôi.

- Kết quả: Thạch Sanh chặt đầu con quái vật đem về. Khi trở về, mẹ con Lí Thông rất sợ hãi nhưng sau đó đã nghĩ ra kế lừa Thạch Sanh phải trốn đi: Đó là con vật nuôi của vua, giết nó là mang tội. Lí Thông nhân cơ hội đó đem đầu con chằn tinh vào dâng vua và được thường.

=> Lí Thông là một con người vong ơn bội nghĩa, hãm hại cả người đã cứu mạng mình.

3. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề, Lí Thông bị trừng phạt

a. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa

- Hoàn cảnh: Nhà vua có công chúa đến tuổi lấy chồng nên phải mở hội kén rể. Trong lễ kén rể, công chúa bị một con đại bàng khổng lồ quặp đi. Thạch Sanh dùng cung tên bắn nó rồi lần theo vết máu biết được hang của đại bàng. Còn Lí Thông bị vua sai đi tìm công chúa.

- Diễn biến: Lí Thông gặp lại Thạch Sanh, nói với chàng chuyện tìm công chúa. Thạch Sanh kể cho hắn nghe về hang của đại bàng. Hai người cùng đi cứu công chúa. Đến hang Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng, dùng cung tên bắn mù mắt nó, vung búa bổ đôi đầu con vật.

- Kết quả: Chàng cứu được công chúa. Nhưng lại bị Lí Thông bỏ lại hang đại bàng.

b. Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề:

- Thạch Sanh đi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt.

- Thạch Sanh dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai chính là con vua Thủy Tề.

- Chàng được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về quê nhà.

=> Thạch Sanh là một chàng trai dũng cảm và tốt bụng.

4. Thạch Sanh đánh đàn minh oan, Lí Thông bị trừng phạt

- Sau khi trở về Thạch Sanh bị oan hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục tối.

- Công chúa sau khi được cứu trở về liền không nói, không cười. Khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng cười nói vui vẻ.

- Vua thấy lạ bèn cho gọi Thạch Sanh vào gặp. Chàng liền đem hết nỗi oan kể cho vua nghe. Bấy giờ mọi người liền hiểu ra, còn Lí Thông thì bị trừng trị thích đáng.

=> Kết cục xứng đáng cho kẻ độc ác xấu xa, vong ân phụ nghĩa.

5. Thạch Sanh lấy được công chùa và đánh bại mười tám nước chư hầu

- Thạch Sanh được vua gả công chúa cho. Thấy lễ cưới tưng bừng, các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng.

- Thạch Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ thấy niêu cơm bé xíu liền khinh thường.

Biết vậy, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.

III. Kết bài

- Nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh.

- Cảm ơn các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi và rất mong sẽ được lắng nghe những câu chuyện của các bạn.

Tự đánh giá: Em bé thông minh

Câu 1: Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích Em bé thông minh là ai?

Lời giải:

- Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích Em bé thông minh là em bé.

Câu 2: Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì?

Lời giải:

Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì: Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua.

Câu 3: Truyện Em bé thông minh kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?

Lời giải:

Truyện Em bé thông minh kể về cuộc đời của kiểu nhân vật: Nhân vật thông minh.

Câu 4: Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm nào đáng chú ý?

Lời giải:

- Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm đáng chú ý là: Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự.

Câu 5: Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện như thế nào?

Lời giải:

- Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện: Có sắc thái hài hước, hồn nhiên

Câu 6: Chi tiết cuối văn bản “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.” cho thấy điều gì?

Lời giải:

- Chi tiết cuối văn bản “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.' cho thấy: Vua rất quý trọng những người thông minh.

Câu 7: Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất?

Lời giải:

- Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao: Sự thông minh, trí khôn của con người.

Câu 8: Truyện Em bé thông minh khác với truyện Thạch Sanh ở điểm nào?

Lời giải:

- Truyện Em bé thông minh khác với truyện Thạch Sanh ở điểm là: Không có chi tiết kì ảo.

Câu 9: Điểm giống nhau giữa truyện Em bé thông minh và truyện Thạch Sanh là:

Lời giải:

- Điểm giống nhau giữa truyện Em bé thông minh và truyện Thạch Sanh là: Đều thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng.

Câu 10: Từ câu chuyện Em bé thông minh, có hai ý kiến khác nhau được nêu ra:

a) Ý kiến 1: Người thông minh không cần thử thách.

b) Ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh.

Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?

Lời giải:

Em đồng tính với ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh.

- Vì trí thông minh nếu như không trải qua những thử thách thì sẽ không thể bộc lộ ra được đồng thời thử thách cùng là cách để rèn luyện, phát hiển hơn nữa trí thông minh của bản thân.

 

1 141 lượt xem