Câu hỏi:

106 lượt xem
Tự luận

Câu 5: Viết một bài văn ngắn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

 

Bài văn mẫu

Ở trước nhà em có trồng rất nhiều cây tre. Mỗi khi rảnh rỗi, em thường ngồi đếm các đốt của cây tre. Có lần em hỏi ông: “Ông ơi, có cây tre nào có một trăm đốt không ạ?”. Nghe vậy ông bật cười: “Muốn có cây tre trăm đốt thì phải có thần chú cơ.” Nghe vậy em liền quấn lấy ông đòi biết được câu thần chú. Vậy là ông bảo em ngồi xuống rồi kể cho em nghe câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

Chuyện kể về một anh chàng thanh niên tuy nghèo khó nhưng rất khỏe mạnh, chịu khó làm lụng. Anh làm đầy tớ cho một ông lão, và được ông ta hứa là nếu chịu khó làm lụng cho nhà lão mà không lấy tiền thì lão sẽ gả cô con gái xinh đẹp của mình cho. Nghe vậy, anh vui lắm, nên ra sức làm lụng mà không lấy dù chỉ một đồng điền công.

Tuy nhiên, khi đến lúc cô con gái xinh đẹp trưởng thành thì ông ta đổi ý. Muốn gả cô cho tên phú hộ trong làng. Vì vậy, hắn nói với chàng trai rằng, hãy tìm cho được một cây tre trăm đốt về làm đũa cưới thì mới gả con gái cho. Thế là chàng trai hì hục thi tìm cây tre trăm đốt. thế nhưng chàng tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được cây tre trăm đốt nào cả. Quá mệt mỏi và tuyệt vọng, chàng ngồi xuống bật khóc tức tưởi. Đúng lúc đó bụt hiện lên, bảo anh hãy chặt một trăm đốt tre và dạy cho anh hai câu thần chú. Câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để một trăm đốt tre tự gắn lại với nhau tạo thành cây tre trăm đốt. Câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tự rời nhau ra để tiện di chuyển.

Thế là chàng trai mừng rỡ mang tre về nhà. Về đến nơi, chàng thấy trên sân là đám cỗ linh đình thì nhận ra là mình bị lừa. Thế là, chàng vội chạy lại, gọi ông lão lại xem cây tre trăm đốt. Khi lão ta vừa lại gần, chàng đọc ngay “Khắc nhập, khắc nhập” khiến lão bị dính luôn vào cây tre, trở thành đốt tre một trăm linh một. Cả nhà hỗn loạn, đầy tờ tìm mọi cách vẫn không gỡ lão ra được. mãi sau, lão đồng ý gả con gái cho chàng đúng như đã hứa. Chàng không tin ngay, mà bắt lão thề thốt nhiều lần mới thả cho lão xuống.

Từ đó, mọi người ai cũng nể phục chàng lắm. Còn chàng thì cưới được cô vợ xinh đẹp, chung sống bên nhau hạnh phúc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 4:
Câu 19:
Tự luận

Câu 7: Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?


7 tháng trước 58 lượt xem
Câu 24:
Tự luận

Câu 12: Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa. Theo em, các yếu tố kì ảo trong truyện này có vai trò gì?


7 tháng trước 125 lượt xem
Câu 28:
Tự luận

Câu 1: Người như thế nào được xem là người thông minh?


7 tháng trước 96 lượt xem
Câu 37:
Tự luận

Câu 10: Đọc đoạn văn sau:

Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Đây là lời của người kể chuyện hay lời nhân vật? Vì sao em cho là như vậy?


7 tháng trước 95 lượt xem
Câu 38:
Tự luận

Câu 11: Trong truyện, em bé đã vượt qua những thử thách nào? Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?


7 tháng trước 141 lượt xem
Câu 39:
Tự luận

Câu 12: Em đánh giá như thế nào về kết thúc của truyện?


7 tháng trước 96 lượt xem
Câu 41:
Tự luận

Câu 14: Lời giải đố của các nhân vật thông minh trong truyện cổ tích thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng ta.


7 tháng trước 111 lượt xem
Câu 42:
Tự luận

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

Chuyện cổ nước mình

Câu 1: Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?


7 tháng trước 98 lượt xem
Câu 43:
Tự luận

Câu 2: Em thích những nhân vật nào trong các câu chuyện đó? Vì sao?


7 tháng trước 85 lượt xem
Câu 48:
Tự luận

Câu 7: Qua lời thơ, em nhận thấy bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.


7 tháng trước 139 lượt xem
Câu 49:
Tự luận

Câu 8: Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.


7 tháng trước 84 lượt xem
Câu 50:
Tự luận

Câu 9: Em hiểu thế nào về các câu thơ 'Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình'.


7 tháng trước 134 lượt xem
Câu 51:
Tự luận

Câu 10: Theo em, cụm từ 'người thơm' trong câu 'thị thơm thì giấu người thơm' có ý nghĩa gì?


7 tháng trước 96 lượt xem
Câu 52:
Tự luận

Câu 11: Qua câu thơ 'Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau', tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?


7 tháng trước 76 lượt xem
Câu 53:
Tự luận

Câu 1: Trạng ngữ là gì? Nêu ví dụ.


7 tháng trước 90 lượt xem
Câu 54:
Tự luận

Câu 2: Nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu.


7 tháng trước 72 lượt xem
Câu 55:
Tự luận

Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây:

a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

b. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.

c. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.

d. Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.


7 tháng trước 75 lượt xem
Câu 58:
Tự luận

Câu 6: Đọc đoạn văn sau:

Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

a. Tìm thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên.

b. Nêu ý nghĩa của thành ngữ đó.


7 tháng trước 122 lượt xem
Câu 62:
Tự luận

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản Non-bu và Heng-bu” là?


7 tháng trước 72 lượt xem
Câu 64:
Tự luận

Câu 5: Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu.


7 tháng trước 94 lượt xem
Câu 65:
Tự luận

Câu 6: Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản này?


7 tháng trước 104 lượt xem