50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX có đáp án

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 (có đáp án) Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19.

1 92 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Phần 1. 16 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Câu 1. Dưới thời vua Minh Mệnh, nhà Nguyễn đã khước từ tất cả yêu cầu bang giao của

A. các nước Xiêm và Chân Lạp.

B. các nước Lào, Chân Lạp.

C. chính quyền Mãn Thanh.

D. các nước phương Tây.

Đáp án đúng là: D

Dưới thời vua Minh Mệnh, nhà Nguyễn đã khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

Câu 2. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là

A. Hàm Nghi.

B. Minh Mệnh.

C. Thành Thái.

D. Gia Long.

Đáp án đúng là: D

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn?

A. Khuyến khích nhân dân khẩn hoang.

B. Chia ruộng đất theo chế độ quân điền.

C. Thực hiện chính sách doanh điền.

D. Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.

Đáp án đúng là: B

- Các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn:

+ Khuyến khích nhân dân khẩn hoang, ưu tiên đất trồng lúa; cho phép đất khai hoang thành đất tư,…

+ Thực thi chính sách doanh điền (nhà nước trực tiếp chiêu mộ, cấp tiền, nông cụ, thóc giống cho dân nghèo đi khai hoang, lập ấp ở những vùng trọng yếu).

+ Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của thủ công nghiệp dưới thời Nguyễn?

A. Các nghề thủ công nghiệp trong nhân dân tiếp tục được duy trì.

B. Xuất hiện nhiều làng nghề nổi tiếng, như: Đông Hồ, Hàng Trống.

C. Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn.

D. Nhà nước cho phép tư nhân được đúc tiền, khai mỏ, chế tạo súng.

Đáp án đúng là: D

- Sự phát triển của thủ công nghiệp dưới thời Nguyễn:

+ Các ngành, nghề thủ công nghiệp trong nhân dân tiếp tục được duy trì và phát triển với nhiều làng nghề nổi tiếng, như: làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Huế),...

+ Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn. Nhà nước trực tiếp quản lí ngành khai mỏ, đúc tiền, chế tạo súng, đóng thuyền và làm đồ dùng phục vụ hoàng gia.

Câu 5. Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì đối với tôn giáo?

A. Bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Nho giáo.

B. Loại bỏ dần Nho giáo ra khỏi các lễ nghi của triều đình.

C. Độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác.

D. Phát triển đồng thời Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

Đáp án đúng là: C

Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác.

Câu 6. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là

A. nông dân và công nhân.

B. địa chủ và nông dân.

C. tư sản và vô sản.

D. địa chủ và tư sản.

Đáp án đúng là: B

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là địa chủ và nông dân.

Câu 7. Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước thành

A. Việt Nam.

B. Đại Việt.

C. Nam Việt.

D. An Nam.

Đáp án đúng là: A

Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước thành Việt Nam.

Câu 8. Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là

A. Tổng trấn.

B. Trấn thủ.

C. Tuần phủ.

D. Huyện lệnh.

Đáp án đúng là: A

Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là một Tổng trấn, quyền lực như một phó vương.

Câu 9. Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để

A. khai thác sản vật (tôm, cá,…).

B. cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.

C. xem xét, đo đạc thủy trình.

D. dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.

Đáp án đúng là: C

Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để để xem xét, đo đạc thuỷ trình, tái xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Câu 10. Đầu thời Nguyễn, hoạt động buôn bán phát triển thuận lợi nhờ chính sách nào?

A. Khuyến khích thương nhân phương Tây đến buôn bán.

B. Cấm họp chợ; nhà nước nắm độc quyền ngoại thương.

C. Cải cách tiền tệ (tiền đồng); thống nhất đơn vị đo lường.

D. Cho phép thương nhân nước ngoài tự do buôn bán.

Đáp án đúng là: C

Đầu thời Nguyễn, hoạt động buôn bán phát triển thuận lợi nhờ chính sách cải cách tiền tệ và thống nhất các đơn vị đo lường.

Câu 11. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thi hào Nguyễn Du là

A. “Cung oán ngâm khúc”.

B. “Chinh phụ ngâm khúc”.

C. “Đoạn trường tân thanh”.

D. “Phủ biên tạp lục”.

Đáp án đúng là: C

Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thi hào Nguyễn Du là “Đoạn trường tân thanh” (còn gọi là: Truyện Kiều)

Câu 12. Dưới thời nhà Nguyễn, kinh đô của Việt Nam được đặt ở đâu?

A. Thăng Long.

B. Gia Định.

C. Phú Xuân.

D. Thanh Hóa.

Đáp án đúng là: C

Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lên ngôi vua, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Thừa Thiên Huế).

 Câu 13. Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?

A. Tổng trấn.

B. Tổng đốc.

C. Tuần phủ.

D. Tỉnh trưởng.

Đáp án đúng là: C

Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi Tuần phủ.

Câu 14. Quân đội nhà Nguyễn được chia thành mấy bộ phận?

A. 2 bộ phận.

B. 3 bộ phận.

C. 4 bộ phận.

D. 5 bộ phận.

Đáp án đúng là: B

- Quân đội chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

Câu 15. Nhà Nguyễn thực thi “bang giao triều cống” đối với quốc gia nào?

A. Mãn Thanh.

B. Xiêm.

C. Chân Lạp.

D. Lào.

Đáp án đúng là: A

Nhà Nguyễn thực thi “bang giao triều cống” đối với nhà Thanh.

Câu 16. Bộ “Hoàng Việt luật lệ” được ban hành dưới thời Nguyễn còn được gọi là

A. Luật Gia Long.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình thư.

D. Luật Hồng Đức.

Đáp án đúng là: A

Bộ “Hoàng Việt Luật lệ” được ban hành dưới thời Nguyễn còn được gọi là Luật Gia Long.

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

1. Sự ra đời của nhà Nguyễn

- Năm 1792, vua Quang Trung qua đời; nhà Tây Sơn suy yếu, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc.

- Được sự ủng hộ của bộ phận đại địa chủ Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh đem quân lấn dần vùng đất thuộc nhà Tây Sơn, đánh chiếm kinh đô Phú Xuân vào năm 1801.

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lên ngôi vua, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Thừa Thiên Huế).

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Chân dung vua Gia Long (tranh vẽ)

2. Tình hình chính trị

a. Về bộ máy hành chính:

- Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

- Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Đến thời Minh Mạng, cơ cấu hành chính thay đổi:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Lễ phục mạng -nghi thức thường triều của nhà nước quân chủ thời Nguyễn

b. Về luật pháp:

- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long (gồm 398 điều và 7 chương).

- Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

c. Về quân đội

- Quân đội chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

d. Về đối ngoại:

- Quan hệ với các nước láng giềng:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh.

+ Đối đầu với Xiêm

+ Buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

- Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

- Quan hệ với các nước phương Tây:

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở.

+ Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

3. Tình hình kinh tế

a) Nông nghiệp

- Các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà nước:

+ Khuyến khích nhân dân khẩn hoang, ưu tiên đất trồng lúa; cho phép đất khai hoang thành đất tư,…

+ Thực thi chính sách doanh điền (nhà nước trực tiếp chiêu mộ, cấp tiền, nông cụ, thóc giống cho dân nghèo đi khai hoang, lập ấp ở những vùng trọng yếu).

+ Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.

- Kết quả:

+ Sản xuất nông nghiệp phát triển.

+ Hàng trăm đồn điền mới được lập ra ở vùng Nam Bộ.

+ Các công trình đê điều ở Nam Bộ mang lại hiệu quả không chỉ trong trị thuỷ mà trong cả quốc phòng, giao thông, định cư,... Tuy nhiên, triều đình lại thất bại trong việc trị thuỷ ở đồng bằng Bắc Bộ.

b) Thương nghiệp và thủ công nghiệp

* Thủ công nghiệp:

- Các ngành, nghề thủ công nghiệp trong nhân dân tiếp tục được duy trì và phát triển.

- Xuất hiện nghề thủ công mới là nghề in tranh, nhiều làng nghề nổi tiếng, như: làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Huế),...

- Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn. Nhà nước trực tiếp quản lí ngành khai mỏ, đúc tiền, chế tạo súng, đóng thuyền và làm đồ dùng phục vụ hoàng gia.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Cửu đỉnh đúc năm 1837 (Tử Cấm Thành, Huế)

* Thương nghiệp:

- Nội thương:

+ Hoạt động buôn bán phát triển thuận lợi nhờ chính sách cải cách tiền tệ và thống nhất các đơn vị đo lường.

+ Nhiều tuyến đường giao thương được sửa chữa, khai thông đã thúc đẩy giao thương giữa các vùng miền trong nước.

+ Tuy nhiên, hệ thống thuế khoá khá nặng đã làm hạn chế nhiều hoạt động buôn bán.

- Ngoại thương:

+ Hoạt động ngoại thương rất nhộn nhịp.

+ Thương nhân nước ngoài được phép buôn bán tại một số cửa sông, cửa biển, nhưng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của triều đình.

4. Tình hình văn hóa

- Tôn giáo, tín ngưỡng:

+ Khôi phục vị trí độc tôn của Nho giáo, hạn chế hoạt động của Thiên Chúa giáo.

+ Coi trọng tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc (thờ cúng tổ tiên, thờ cúng anh hùng dân tộc,…)

- Giáo dục, khoa cử:

+ Năm 1803, vua Gia Long cho mở Đốc học đường.

+ Từ năm 1807, nhà Nguyễn đã bắt đầu tổ chức các kì thi Nho học.

- Sử học:

+ Năm 1820, Quốc sử quán được thành lập để sưu tầm, lưu trữ và biên soạn các bộ sử.

+ Nhiều tác phẩm sử học đã ra đời, như: Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),...

- Địa lí: Các tác phẩm tiêu biểu là: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Đại Nam nhất thống toàn đồ (Quốc sử quán),…

- Văn học: Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng cũng xuất hiện thời kì này như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, những tuyển tập thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,..

- Nghệ thuật:

+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: Quần thể kiến trúc Cố đô Huế, các lăng tẩm, cột cờ ở Hà Nội,...

+ Nhã nhạc cung đình Huế đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật ca diễn.

+ Nghệ thuật ca múa nhạc dân gian phát triển rực rỡ.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Ngọ Môn, Hoàng thành Huế

5. Tình hình xã hội

- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội là địa chủ và nông dân.

- Tư tưởng Nho giáo chính thống tạo nên một xã hội theo thứ tự “sĩ, nông, công, thương” nên xã hội vẫn coi trọng thi cử đề đua chen ra chốn quan trường.

- Tầng lớp thống trị, quan lại, địa chủ, cường hào coi thường luật, nhũng nhiễu và áp bức người dân.

- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã diễn ra nhằm chống áp bức, chống chính quyền, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827), Nông Văn Vân (1833 - 1835), Cao Bá Quát (1854 - 1856), Lê Văn Khôi (1833 - 1835),…

6. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng sa, Trường Sa

- Nhà Nguyễn tiếp tục quản lí và khai thác vùng quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa:

+ Năm 1803, Hải đội Hoàng Sa tái lập trở lại.

+ Năm 1816, vua Gia Long “lệnh cho thuỷ quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét, đo đạc thủy trình” tái xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Từ thời vua Minh Mạng, việc thực thi chủ quyền trên biển do vua trực tiếp kiểm tra giám sát.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Biển Đông có quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được khắc trên Cửu đỉnh

1 92 lượt xem