50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII có đáp án
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 (có đáp án) Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Phần 1. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Câu 1. Trong những năm 1741 - 1751, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?
A. Hoàng Công Chất.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Hoàng Hoa Thám.
D. Nguyễn Danh Phương.
Đáp án đúng là: B
Trong những năm 1741 - 1751, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương kết thúc vào năm nào?
A. 1769.
B. 1751.
C. 1741.
D. 1739.
Đáp án đúng là: B
Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
Câu 3. Trong quá trình hoạt động, nghĩa quân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo đã nêu cao khẩu hiệu nào dưới đây?
A. “Phù Lê - diệt Trịnh”.
B. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.
C. “Phù Trịnh - diệt Nguyễn, thống nhất giang sơn”.
D. “Cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”.
Đáp án đúng là: D
Trong quá trình hoạt động, nghĩa quân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo đã nêu cao khẩu hiệu “cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”.
Câu 4. Trong những năm 1739 - 1769, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?
A. Nguyễn Danh Phương.
B. Hoàng Công Chất.
C. Nguyễn Hữu Cầu.
D. Nguyễn Nhạc.
Đáp án đúng là: B
Trong những năm 1739 - 1769, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Công Chất lãnh đạo.
Câu 5. Năm 1740, Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân, nổi dậy khởi nghĩa ở
A. Việt Trì (Phú Thọ).
B. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
C. Tiên Du (Bắc Ninh).
D. Tân Trào (Tuyên Quang).
Đáp án đúng là: B
Năm 1740, Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân, nổi dậy khởi nghĩa ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt động ở các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.
Câu 6. Điểm giống nhau cơ bản giữa các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài do: Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo là gì?
A. Thắng lợi, lật đổ chính quyền Lê - Trịnh.
B. Diễn ra quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.
C. Hoạt động chủ yếu tại Thanh Hóa, Nghệ An.
D. Nêu cao khẩu hiệu “Phù Trịnh - diệt Nguyễn”.
Đáp án đúng là: B
Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài do: Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo tuy diễn ra quyết liệt nhưng cuối cùng đều thất bại.
Câu 7. Vào giữa thế kỉ XVIII, sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Đàng Ngoài đã
A. làm lung lay chính quyền chúa Nguyễn.
B. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Lê - Trịnh.
C. làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.
D. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn.
Đáp án đúng là: C
Vào giữa thế kỉ XVIII, sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Đàng Ngoài đãlàm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.
Câu 8. Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã
A. hình thành và bước đầu phát triển.
B. phát triển đến đỉnh cao.
C. rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
D. sụp đổ hoàn toàn.
Đáp án đúng là: C
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng:
+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
+ Đời sống nhân dân cơ cực.
Câu 9. Đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?
Tư liệu. “… hễ có ai có nghề nghiệp gì cũng căn cứ vào đấy mà đánh thuế, bèn đi đến chỗ: có người vì phải nộp thuế sơn sống mà đẵn cả cây sơn; vì phải nộp thuế vải lụa mà hủy bỏ khung cửi…; thu thuế cá, thuế tôm mà người ta cất giấu cả vó lưới…” (Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch của Viện sử học), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007)
A. Cuộc sống thanh bình, thịnh trị, ấm no của nhân dân Đàng Ngoài.
B. Sự sa sút của sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.
C. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài vơ vét, bóc lột nhân dân.
D. Các chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Lê - Trịnh.
Đáp án đúng là: C
Đoạn tư liệu trên đề cập đến chính sách vơ vét, bóc lột nhân dân (thông qua tô thuế) của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài ở Đại Việt vào giữa thế kỉ XVIII.
Câu 10. Phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt giữa thế kỉ XVIII?
A. Buộc vua Lê phải cải cách toàn diện đất nước.
B. Khiến chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng.
C. Buộc chúa Nguyễn thực hiện một số cải cách.
D. Làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.
Đáp án đúng là: D
- Tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt:
+ Buộc chính quyền Lê - Trịnh phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…
+ Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
1. Một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
* Bối cảnh:
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng:
+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
+ Đời sống nhân dân cơ cực.
=> Nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
+ Địa bàn hoạt động: vùng Điện Biên, Tây Bắc
+ Kết quả: thất bại, nghĩa quân bị quân triều đình đàn áp.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
+ Địa bàn hoạt động: Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
+ Kết quả: Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
+ Địa bàn hoạt động: Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.
+ Kết quả: Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.
Đền thờ Hoàng Công Chất – thành Bản Phủ (Điện Biên)
2. Tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII
- Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…
- Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”