Giải Khoa học lớp 4 trang 20, 21, 22, 23 Bài 5: Sự chuyển động của không khí - Cánh diều
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học lớp 4 trang 20, 21, 22, 23 Bài 5: Sự chuyển động của không khí sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Khoa học lớp 4 Bài 5 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải Khoa học lớp 4 Bài 5: Sự chuyển động của không khí
A/ Câu hỏi đầu bài
Giải Khoa học lớp 4 trang 20
Câu hỏi mở đầu trang 20 SGK Khoa học lớp 4: Nhờ đâu diều có thể bay lên cao?
Lời giải:
Nhờ gió trời mà diều có thể bay lên cao.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. Sự chuyển động của không khí
Thực hành, thí nghiệm 1 trang 20 SGK Khoa học lớp 4: Nhận biết không khí chuyển động gây ra gió.
Chuẩn bị: Một chiếc quạt và một tờ giấy.
- Đặt tờ giấy lên bàn. Đứng ra xa và quạt về phía tờ giấy (hình 2). Quan sát tờ giấy.
- Hãy dùng cụm từ không khí chuyển động và từ gió để giải thích kết quả quan sát được khi quạt.
Lời giải:
- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 2 trang 20.
- Khi dùng chiếc quạt để quạt về phía tờ giấy trên bàn ta thấy tờ giấy chuyển động. Đó là vì khi quạt chúng ta đã tác động vào không khí làm cho không khí chuyển động tạo ra gió làm cho tờ giấy bay.
Giải Khoa học lớp 4 trang 21
Thực hành, thí nghiệm 2 trang 21 SGK Khoa học lớp 4: Tìm hiểu về sự chuyển động của không khí.
- Khói hương đi từ trong hộp ra ngoài qua ống nào?
- Hướng chuyển động của khói hương trong hộp.
- Vùng nào của hộp có không khí nóng? Vùng nào của hộp có không khí lạnh hơn?
Lời giải:
- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 3 và 4 trang 21.
● Qua quan sát ta thấy:
- Khói hương đi từ trong hộp ra ngoài qua ống A nhiều hơn.
- Hướng chuyển động của khói hương trong hộp: Vì không khí xung quanh ngọn nến có nhiệt độ cao hơn so với xung quanh hương, khi đó xuất hiện hiện tượng đối lưu. Không khí lạnh có khối lượng riêng nặng hơn sẽ đi xuống dưới, không khí nóng có khối lượng riêng nhẹ hơn sẽ đi lên trên, do đó không khí lạnh hơn ở ống B sẽ đi xuống dưới, đẩy không khí nóng ở ống A đi lên, từ đó tạo thành dòng không khí.
- Vùng cột A có không khí nóng, vùng cột B có không khí lạnh hơn.
● Đường đi của không khí ở hình 4: Không khí đi vào hộp qua cột B và đi ra khỏi hộp qua cột A.
Nhận xét về sự chuyển động của không khí: Không khí nóng bốc lên cao, không khí lạnh tới thế chỗ.
Câu hỏi trang 21 SGK Khoa học lớp 4: Nêu nguyên nhân làm không khí chuyển động.
Lời giải:
Chính sự nóng lên không đều nhau đã làm cho không khí chuyển động.
Luyện tập, vận dụng 1 trang 21 SGK Khoa học 4: Hãy cho biết hướng gió thổi giữa biển và đất liền vào ban ngày và ban đêm ở hình 5 và 6. Giải thích vì sao hướng gió lại thay đổi như vậy.
Lời giải:
- Hình 5: Vào ban ngày hướng gió thổi từ biển vào đất liền. Vì ban ngày không khí trong đất liền nóng hơn không khí ngoài biển.
- Hình 6: Ban đêm hướng gió thổi từ đất liền ra biển. Vì ban đêm không khí trong đất liền nguội nhanh hơn nên lạnh hơn ngoài biển.
Giải Khoa học lớp 4 trang 22
Luyện tập, vận dụng 2 trang 22 SGK Khoa học 4: Vì sao giàn lạnh của máy điều hòa không khí được đặt ở trên cao (hình 7)?
Lời giải:
Điều hoà thổi không khí lạnh ra từ giàn lạnh, khí lạnh sẽ đi xuống dưới, đẩy khí nóng lên trên, cứ như vậy khí nóng bị đẩy dần lên trên sẽ được làm lạnh dần.
Câu hỏi luyện tập, vận dụng 3 trang 22 SGK Khoa học 4: Nêu công dụng của gió được sử dụng ở gia đình và địa phương em.
Lời giải:
Công dụng của gió được sử dụng ở gia đình và địa phương em:
- Làm mát vào những ngày hè oi bức.
- Làm khô quần áo ướt khi phơi.
- Hong khô một số nông sản: thóc, ngô ….
Câu hỏi quan sát trang 22 SGK Khoa học lớp 4: Dùng các từ: nhẹ, khá mạnh, mạnh, rất mạnh để nhận xét và so sánh mức độ mạnh của gió trong các hình dưới đây.
Lời giải:
- Hình 8a: Gió ở mức độ nhẹ.
- Hình 8b: Gió ở mức độ khá mạnh.
- Hình 8c: Gió ở mức độ mạnh.
- Hình 8d: Gió ở mức độ rất mạnh.
Giải Khoa học lớp 4 trang 23
Câu hỏi 1 trang 23 SGK Khoa học lớp 4: Bão có thể gây ra những tác hại gì?
Lời giải:
Bão có thể gây ra các tác hại: Tốc mái nhà, cây cối bị gãy, đổ, tổn thất mùa màng, đặc biệt ảnh hưởng tới tính mạng của con người và động vật.
Câu hỏi 2 trang 23 SGK Khoa học lớp 4: Dựa vào thông tin dưới đây, nêu một số việc làm để phòng tránh bão.
Lời giải:
Một số việc làm để phòng tránh bão:
1. Trước khi có bão
- Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết.
- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây.
- Dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men; các vật dụng cần thiết như: đèn pin, máy thu thanh, quần áo…
- Xác định vị trí an toàn để trú ẩn, chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn.
- Đưa tàu, thuyền về neo đậu ở nơi an toàn.
2. Trong khi có bão
- Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật…
- Không trú tránh dưới gốc cây, vật dễ đổ. Tốt nhất không ra khỏi nhà, đóng kín các cửa.
- Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu hộ.
3. Sau khi có bão
- Không đến gần các toà nhà đã bị hư hại, đường ngập nước, cột điện bị đổ, dây điện bị đứt, …
Luyện tập, vận dụng trang 23 SGK Khoa học 4: Nêu những việc cần làm để phòng tránh bão ở gia đình và địa phương em. Trong đó, em đã thực hiện những việc nào?
Lời giải:
Những việc cần làm để phòng tránh bão ở gia đình và địa phương em:
- Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết.
- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây.
- Dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men; các vật dụng cần thiết như: đèn pin, máy thu thanh, quần áo…
- Xác định vị trí an toàn để trú ẩn, chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn.
Em đã thực hiện những việc như dự trữ thuốc, nước, theo dõi thông tin dự báo thời tiết.