Giải Khoa học lớp 4 trang 31, 32, 33, 34 Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng - Kết nối tri thức

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học lớp 4 trang 31, 32, 33, 34 Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Khoa học lớp 4 Bài 8 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 91 lượt xem


Giải Khoa học lớp 4 Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

Giải Khoa học lớp 4 trang 31

Câu hỏi mở đầu trang 31 SGK Khoa học 4Nhờ có ánh sáng, chúng ta nhìn thấy mọi vật. Vậy ánh sáng phát ra từ đâu và nó truyền đi như thế nào?

Lời giải:

- Có vật phát ra ánh sáng, có vật phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó. Ánh sáng từ vật đến mắt giúp ta nhìn thấy vật.

- Ánh sáng truyền trong không khí theo đường thẳng.

1. Vật phát sáng và vật được chiếu sáng

Hoạt động trang 31 SGK Khoa học 4Quan sát hình 1, 2 và cho biết những vật nào là vật phát sáng, những vật nào là vật được chiếu sáng.

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

Hãy nêu những ví dụ khác về vật phát sáng và vật được chiếu sáng.

Lời giải:

Quan sát hình:

- Hình 1: Mặt trời là vật phát sáng; Nhà, cây, phương tiện giao thông … là vật được chiếu sáng.

- Hình 2: Đèn điện là vật phát sáng; Mặt trăng, bàn ghế, tủ … là vật được chiếu sáng.

Một số ví dụ khác:

- Vật phát sáng là: ngọn đuốc, đèn dầu, cây nến, …

- Vật được chiếu sáng là: con người, con vật …

2. Sự truyền ánh sáng

Giải Khoa học lớp 4 trang 32

Hoạt động 1 trang 32 SGK Khoa học 4Kiểm tra điều kiện để mắt nhìn thấy một vật.

Chuẩn bị: Hộp bìa cứng thành trong màu đen có đục hai lỗ nhỏ, đèn pin, viên bi trắng.

Tiến hành:

- Bố trí thí nghiệm như hình 3. Viên bi trắng đặt ở đáy hộp.

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

- Đặt mắt sát lỗ nhỏ. Em hãy dự đoán có nhìn thấy viên bi trắng không trong hai trường hợp: chưa bật đèn và đã bật đèn.

- Thực hiện thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

Vì sao em nhìn thấy viên bi? Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét.

Lời giải:

- Khi chưa bật đèn ta không thấy viên bi, khi bật đèn sẽ thấy viên bi.

- Em nhìn thấy viên bi vì có ánh sáng từ đèn pin chiếu vào viên bi làm viên bi phản chiếu ánh sáng và truyền đến mắt ta.

Nhận xét: Có vật phát ra ánh sáng, có vật phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó. Ánh sáng từ vật đến mắt giúp ta nhìn thấy vật.

Hoạt động 2 trang 32 SGK Khoa học 4Kiểm tra ánh sáng truyền thẳng trong không khí.

Chuẩn bị: Đèn pin đã bỏ chao đèn; ống nhựa dẻo, dài khoảng 60 cm.

Tiến hành:

- Đặt đèn pin đã bật sáng ở một đầu ống nhựa để thẳng (Hình 4). Em có thấy bóng đèn (vật phát sáng) khi nhìn vào đầu kia của ống không?

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

- Nếu uốn cong ống và làm lại như trên, em có thấy bóng đèn không?

- Thực hiện thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

Lời giải:

- Em thấy bóng đèn (vật phát sáng) khi nhìn vào đầu kia của ống.

- Nếu uốn cong ống và làm lại như trên, em không thấy bóng đèn.

- Khi ống bị uốn cong, em không thấy bóng đèn bởi vì ống bị cong đã che mất ánh sáng từ bóng đèn hay ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Câu hỏi trang 32 SGK Khoa học 4Quan sát hình 5.

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

- Chỉ ra vật phát sáng trong hình.

- Vì sao người đứng bên đường nhìn thấy ô tô?

- Thảo luận: Người đó cần điều kiện gì để có thể nhìn thấy ô tô vào ban đêm- Vật phát sáng trong hình là mặt trời.

Lời giải:

- Vật phát sáng trong hình là mặt trời.

- Người đứng bên đường nhìn thấy ô tô bởi ô tô đã phản chiếu ánh sáng từ mặt trời và truyền đến mắt người.

- Để thấy ô tô vào ban đêm cần có ánh sáng từ bóng đèn điện, hoặc ánh trăng.

Giải Khoa học lớp 4 trang 33

3. Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng

Hoạt động 1 trang 33 SGK Khoa học 4Làm thí nghiệm tìm hiểu xem ánh sáng có thể truyền qua những vật nào.

Chuẩn bị: 3 ngôi sao bằng nhựa trong, nhựa đen và bìa cứng; đèn pin; tấm nhựa trắng.

Tiến hành:

- Hãy thảo luận cách làm thí nghiệm và dự đoán ánh sáng từ đèn pin có thể truyền qua những ngôi sao nào.

- Đặt lần lượt các ngôi sao vào khoảng giữa đèn pin và tấm nhựa trắng (Hình 6). Bật đèn pin.

Em quan sát thấy gì trên tấm nhựa trắng sau mỗi trường hợp của thí nghiệm? Vật nào cho ánh sáng truyền qua? Vật nào không cho ánh sáng truyền qua (vật cản ánh sáng)?

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

Lời giải:

Loại ngôi sao

Hiện tượng trên tấm nhựa trắng

Cho/ Không cho ánh sáng truyền qua

Nhựa trong

Có ánh sáng

Cho ánh sáng truyền qua

Nhựa đen

Có bóng hình ngôi sao màu đen

Không cho ánh sáng truyền qua

Bìa cứng

Có bóng hình ngôi sao màu đen

Không cho ánh sáng truyền qua

Hoạt động 2 trang 33 SGK Khoa học 4Tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và sự thay đổi kích thước của bóng.

- Ở thí nghiệm hình 6, vì sao trên tấm nhựa trắng có bóng của ngôi sao nhựa đen và ngôi sao bìa cứng.

- Nêu kết luận về nguyên nhân có bóng của vật.

- Dự đoán sự thay đổi kích thước bóng của ngôi sao khi:

+ Di chuyển đèn lại gần ngôi sao.

+ Di chuyển đèn ra xa ngôi sao.

+ Di chuyển ngôi sao lại gần tấm nhựa trắng.

+ Di chuyển ngôi sao ra xa tấm nhựa trắng.

- Thực hiện thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

- Em rút ra kết luận gì về:

+ Vị trí của bóng so với vật và vật phát sáng.

+ Mối liên hệ giữa kích thước của bóng và khoảng cách của vật so với vật phát sáng.

Lời giải:

- Ở thí nghiệm hình 6, trên tấm nhựa trắng có bóng của ngôi sao nhựa đen và ngôi sao bìa cứng vì ngôi sao nhựa đen và ngôi sao bìa cứng là vật cản sáng nên khi được bóng đèn chiếu sáng thì trên tấm nhựa trắng sẽ xuất hiện bóng.

- Khi được chiếu sáng thì phía sau của vật cản ánh sáng có bóng của vật đó. 

- Dự đoán sự thay đổi kích thước bóng của ngôi sao:

+ Di chuyển đèn lại gần ngôi sao: bóng lớn dần.

+ Di chuyển đèn ra xa ngôi sao: bóng nhỏ dần.

+ Di chuyển ngôi sao lại gần tấm nhựa trắng: bóng nhỏ dần.

+ Di chuyển ngôi sao ra xa tấm nhựa trắng: bóng lớn dần.

- Em rút ra kết luận: Bóng của một vật thay đổi kích thước khi vị trí của vật hoặc của vật phát sáng thay đổi. Bóng lớn dần khi khoảng cách giữa vật và vật phát sáng nhỏ dần, bóng nhỏ dần khi khoảng cách giữa vật và vật phát sáng xa dần.

Giải Khoa học lớp 4 trang 34

Câu hỏi 1 trang 34 SGK Khoa học 4:

- Quan sát hình 7. Chỉ ra một bộ phận của đồ vật ở mỗi hình cho ánh sáng truyền qua. Vì sao không sử dụng các bộ phận đó bằng vật cản ánh sáng?

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

- Lấy ví dụ về vật cản ánh sáng có ứng dụng trong đời sống hàng ngày mà em biết.

Lời giải:

- Bộ phận của đồ vật cho ánh sáng truyền qua

a - Thông gió bằng thủy tinh

b - Mặt kính đồng hồ

c - Thành bể cá

d - Mặt kính của bức tranh

- Không dùng các bộ phận đó bằng vật cản sáng vì chúng ta sẽ không quan sát được ánh sáng từ đèn, số chỉ đồng hồ, cá cảnh hay bức tranh do không có ánh sáng chiếu đến vật làm phản xạ lại truyền đến mắt ta.

- Một số vật cản sáng mà em biết: rèm che, tấm chắn nắng ở ô tô, khăn bịt mắt khi ngủ, ...

Câu hỏi 2 trang 34 SGK Khoa học 4Vì sao khi ánh sáng mặt trời chiếu sau lưng em (Hình 8) thì em thấy bóng của mình đổ về phía trước mặt?

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

Lời giải:

Vì khi được chiếu sáng thì phía sau của vật cản ánh sáng có bóng của vật đó, mà ánh sáng từ mặt trời chiếu sau lưng em nên bóng sẽ có ở trước mặt em.

Câu hỏi 3 trang 34 SGK Khoa học 4Nhà bạn Minh quay về hướng nam. Buổi sáng mùa hè, bóng của ngôi nhà đổ về hướng nào? Vì sao?

Lời giải:

Buổi sáng mùa hè, bóng của ngôi nhà đổ về hướng tây.

Vì nhà bạn Minh quay về hướng nam nên buổi sáng khi mặt trời mọc ánh sáng sẽ chiếu thẳng vào mặt bên phía đông, phía mặt bên còn lại của ngôi nhà (tức là phía tây) sẽ là bóng của ngôi nhà.

Câu hỏi 4 trang 34 SGK Khoa học 4Vì sao có những ngày trời đang nắng bỗng tối sầm, sau ít phút lại thấy nắng?

Lời giải:

Có những ngày trời đang nắng bỗng tối sầm, sau ít phút lại thấy nắng vì khi có mây (vật cản sáng) sẽ tạo thành bóng khiến cho trời tối sầm, khi mây đi qua trời sẽ có nắng lại.

Em có thể 1 trang 34 SGK Khoa học 4Thực hiện được cách đặt đèn ở bàn học để em ngồi học được tốt nhất.

Lời giải:

Cách đặt đèn ở bàn học để em ngồi học được tốt nhất:

- Không để ngang bộ phận phát sáng của đèn với mặt gây chói mắt, nên đặt ở góc nghiêng 80 - 90 độ so với mặt bàn.

- Đặt đèn ở độ cao phù hợp, không để cao quá và cũng không để sát quá làm lóa chữ.

Em có thể 2 trang 34 SGK Khoa học 4Sử dụng bàn tay của em để làm bóng có hình dạng của một số con vật. Giải thích cách làm để bóng các con vật to lên hoặc nhỏ đi.

Lời giải:

Học sinh tự làm bóng các con vật.

Để bóng con vật to lên em cần để tay gần nguồn sáng, để bóng con vật nhỏ đi em cần để tay xa nguồn sáng.

1 91 lượt xem