Lý thuyết KHTN 7 (Cánh diều 2024) Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

Tóm tắt lý thuyết Bài 12: Ánh sáng, tia sáng sách Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 7.

1 106 lượt xem


Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

Video giải KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng - Cánh diều

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

I. Năng lượng ánh sáng

- Ánh sáng là một dạng của năng lượng

Ví dụ: Nếu cầm kính lúp dưới ánh nắng mặt trời để tập trung ánh sáng lên đầu que diêm thì que diêm có thể bốc cháy

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 1)

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng cùng với sự tỏa nhiệt

Ví dụ: Mặt Trời

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó

Ví dụ: Mặt Trăng

II. Tia sáng

- Từ bề mặt của một vật phát sáng, ánh sáng phát ra theo mọi hướng

- Ánh sáng truyền trong các môi trường trong suốt và đồng tính như không khí, thủy tinh, nước, ... thì ánh sáng đi theo đường thẳng.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 2)

- Trong thực tế, không thể nhìn thấy một tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành

Ví dụ: Chùm ánh sáng mặt trời đi qua các đám mây

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 3)

- Các chùm sáng thường gặp:

+ Chùm sáng song song

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 4)

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 5)

+ Chùm sáng phân kì

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 6)

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 7)

+ Chùm sáng hội tụ

 

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 8)

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 9)

III. Bóng tối, bỏng nửa tối

- Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng nhỏ vào một vật cản sáng có kích thước lớn hơn nguồn sáng, phía sau vật cản sẽ xuất hiện một vùng tối. Nếu ta đặt một màn hứng ánh sáng phía sau vật cản, trên màn có phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, ta gọi là bóng tối.

 

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 10)

- Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng lớn vào một vật cản sáng, phía sau vật cản sẽ xuất hiện vùng tối và vùng nửa tối. Nếu ta đặt một màn hứng ánh sáng phía sau vật cản, trên màn có phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, ta gọi là bóng tối, có phần nhận được ít ánh sáng truyền tới, ta gọi là bóng nửa tối.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 11)

Sơ đồ tư duy về 'Ánh sáng, tia sáng'

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 (Cánh diều 2022): Ánh sáng, tia sáng (ảnh 12)

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

Câu 1. Chọn phát biểu đúng?

A. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng.

B. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.

C. Vật hắt lại ánh sáng là vật không tự phát ra ánh sáng.

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C đều phát biểu đúng.

Câu 2. Khi sử dụng đèn học, ta nên dùng bóng đèn

A. sợi đốt.

B. LED.

C. quả nhót.

D. loại nào cũng được.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi sử dụng đèn học, ta nên dùng bóng đèn LED vì là nguồn sáng rộng tạo ra bóng nửa tối, có ánh sáng dịu tốt cho mắt.

Câu 3. Trên đường truyền của ánh sáng gặp vật cản là gỗ thì ánh sáng sẽ

A. truyền xuyên qua.

B. truyền theo đường cong.

C. không truyền qua được.

D. truyền ngược lại.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên đường truyền của ánh sáng gặp vật cản là gỗ thì ánh sáng sẽ không truyền qua được.

Câu 4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” để thành câu hoàn chỉnh:

Có ba loại chùm sáng thường gặp là …(1)…, …(2)…, …(3)….

A. chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì.

B. chùm sáng hỗn hợp, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì.

C. chùm sáng chéo, chùm sáng ngang, chùm sáng dọc.

D. chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng dọc.

Đáp án: A

Giải thích:

Có ba loại chùm sáng thường gặp là chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì.

Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” để thành câu hoàn chỉnh:

… là vật tự nó phát ra ánh sáng.

A. Nguồn sáng.

B. Vật sáng.

C. Vật hắt sáng.

D. Mọi vật bất kì.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.

Câu 6. Đặc điểm của nguồn sáng là

A. phát ra ánh sáng và tỏa nhiệt.

B. chỉ phát ra ánh sáng.

C. chỉ tỏa nhiệt.

D. vật không tự phát ra ánh sáng.

Đáp án: A

Giải thích:

B, C sai vì nguồn sáng vừa phát ra ánh sáng vừa tỏa nhiệt.

D sai vì nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.

Câu 7. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Trong thực tế, không thể nhìn thấy một tia sáng.

B. Mặt Trăng là một vật sáng.

C. Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.

D. Trong thực tế, ta có thể nhìn thấy một tia sáng.

Đáp án: D

Giải thích:

D sai vì trong thực tế, ta không thể nhìn thấy một tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.

Câu 8. Sử dụng nguồn sáng nào thì tạo ra bóng tối?

A. Nguồn sáng rộng.

B. Nguồn sáng nhỏ.

C. Cả A và B.

D. Một ý kiến khác.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguồn sáng rộng và nguồn sáng nhỏ đều tạo ra bóng tối.

Câu 9. Người ta quy ước vẽ chùm sáng như thế nào?

A. Vẽ chùm gồm các tia sáng.

B. Vẽ chùm gồm hai tia sáng ngoài cùng của chùm tia.

C. Chỉ cần vẽ một đoạn thẳng có mũi tên chỉ hướng.

D. Cả A, B.

Đáp án: D

Giải thích:

Người ta quy ước vẽ chùm sáng gồm các tia sáng hoặc hai tia sáng ngoài cùng của chùm tia.

Câu 10. Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào có tác dụng hội tụ ánh sáng?

A. Gương phẳng.

B. Thấu kính hội tụ.

C. Thấu kính phân kì.

D. Mặt nước.

Đáp án: B

Giải thích:

Cho ánh sáng chiếu qua thấu kính hội tụ ta thu được chùm ánh sáng hội tụ tại một điểm.

Câu 11. Bóng tối khác bóng nửa tối ở điểm:

A. Bóng tối nhận được hoàn toàn ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

B. Bóng tối không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

C. Bóng tối nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: B

Giải thích:

Bóng tối khác bóng nửa tối ở điểm bóng tối không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

Câu 12. Dựa vào đặc điểm nào ta nhận biết được bóng nửa tối?

A. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu trắng.

B. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu xám.

C. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu đen.

D. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu vàng.

Đáp án: B

Giải thích:

Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu xám do nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

Câu 13. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Vật hắt lại ánh sáng là vật có thể tự phát ra ánh sáng.

B. Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.

C. Nguồn sáng là vật sáng.

D. Nguồn sáng gồm vật sáng và những vật hắt lại ánh sáng.

Đáp án: B

Giải thích:

A - sai vì vật hắt lại ánh sáng là vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu tới.

C - sai vì vật sáng là nguồn sáng nhưng nguồn sáng không là vật sáng.

D - sai vì vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng.

Câu 14. Ánh sáng truyền theo đường

A. cong.

B. thẳng.

C. dích dắc.

D. vừa cong vừa thẳng.

Đáp án: B

Giải thích:

Ánh sáng truyền theo đường thẳng.

Câu 15. Ánh sáng

A. là một dạng của năng lượng.

B. giúp ta có thể nhìn thấy được các vật.

C. chiếu xuống Trái Đất theo từng chùm sáng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C đều đúng.

1 106 lượt xem