Lý thuyết KHTN 7 (Cánh diều 2024) Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Tóm tắt lý thuyết Bài 28: Cảm ứng ở động vật sách Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 7.

1 86 lượt xem


Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

- Khái niệm: Tập tính là một chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích thích của môi trường. Tập tính ở động vật rất đa dạng và phức tạp.

- Ví dụ: Tập tính làm tổ của chim, tập tính đào hang của chuột, tập tính chăng tơ ở nhện, tập tính sống thành đàn ở loài kiến,…

- Vai trò:

+ Có vai trò quan trọng vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống.

+ Đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường.

- Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

+ Tập tính bẩm sinh: là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: nhện chăng tơ, chim làm tổ,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

+ Tập tính học được: là tập tính được hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập, rút kinh nghiệm. Ví dụ: khỉ dùng đá đập quả cứng để ăn, người đi đường dừng lại khi đèn đỏ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

II. ỨNG DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO THỰC TIỄN

- Tập tính có thể thay đổi và được hình thành mới → Ứng dụng hiểu biết về tập tính trong sản xuất nông nghiệp, truy tìm tội phạm, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, làm việc, học tập,…

- Một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn:

+ Dạy chó đi săn, bắt kẻ gian, phát hiện ma túy.

+ Làm bù nhìn ở ruộng nương để đuổi chim phá hoại mùa màng.

+ Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại.

+ Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ.

+ Vỗ tay gọi cá đến.

+ Huấn luyện động vật phục vụ trong chăn nuôi (huấn luyện chó chăn cừu).

+ Dùng đèn để thu hút một số loài hải sản nhằm thu được sản lượng đánh bắt mới.

+ Xây dựng một số thói quen tốt ở người: ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật an toàn giao thông,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Ứng dụng về tập tính của động vật

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Câu 1. Tập tính gồm

A. tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

B. tập tính bẩm sinh và tập tính rèn luyện.

C. tập tính sẵn có và tập tính học được.

D. tập tính sẵn có và tập tính rèn luyện.

Đáp án đúng: A

Có 2 loại tập tính, đó là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Câu 2. Cho các nhận định sau:

1. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.

2. Tập tính giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.

3. Kiếm ăn là một tập tính có ở hầu hết các loài động vật.

4. Tập tính có 3 dạng là tập tính bẩm sinh, tập tính không bẩm sinh và tập tính học được.

5. Nhện giăng tơ là tập tính bẩm sinh.

Số nhận định đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng: C

Nhận định đúng là 1, 2, 3, 5.

Nhận định 4 sai vì tập tính có 2 dạng là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Câu 3. Cảm ứng của động vật là

A. khả năng cơ thể động vật phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

B. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

C. khả năng cơ thể động sinh vật tiếp nhận và biến đổi thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

D. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Đáp án đúng: D

Cảm ứng của động vật làkhả năng cơ thể động vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

 Câu 4. Tập tính bẩm sinh là

A. các tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, đặc trưng cho loài.

C. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

D. các tập tính sinh ra đã có nhưng mang tính cá thể, không đặc trưng cho loài.

Đáp án đúng: A

Tập tính bẩm sinh là các tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Câu 5. Tập tính học được là

A. các tập tính của động vật sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, đặc trưng cho loài.

C. các tập tính sinh ra đã có nhưng mang tính cá thể, không đặc trưng cho loài.

D. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Đáp án đúng: D

Tập tính học được là các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Câu 6. Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào không phải là tập tính bẩm sinh?

A. Chim, cá di cư.

B. Ong, kiến sống thành bầy đàn.

C. Nhện giăng tơ.

D. Chuột chạy trốn khi nghe thấy tiếng mèo.

Đáp án đúng: D

Chuột chạy trốn khi nghe thấy tiếng mèo là tập tính học được.

 Câu 7. Cho các dữ kiện sau:

Cột A

Cột B

1. Tập tính bẩm sinh

a. Nhện giăng lưới.

b. Khỉ dùng đá đập hạt để ăn.

c. Chim làm tổ.

2. Tập tính học được

d. Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ.

e. Đến mùa đông, chim đi tránh rét.

f. Hổ thực hiện nhiều động tác như rình, rượt, vồ,… để săn mồi.

Hãy ghép cột A với cột B sao cho phù hợp nhất.

A. 1-a,b,c và 2-d,e,f.

B. 1-a,c,e,f và 2-b,d.

C. 1-a,c,e và 2-b,d,f.

D. 1-a,c và 2-b,d,e,f.

Đáp án đúng: C

Tập tính bẩm sinh bao gồm: Nhện giăng lưới, chim làm tổ, đến mùa đông chim đi tránh rét.

Tập tính học được bao gồm: Khỉ dùng đá đập hạt để ăn, người đi đường dừng lại khi đèn đỏ, hổ thực hiện nhiều động tác như rình, rượt, vồ,… để săn mồi.

Câu 8. Vì sao người ta sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng?

A. Vì thức ăn của ong mắt đỏ là các loài sâu hại.

B. Vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng bên trong trứng của các loài sâu hại.

C. Vì ong mắt đỏ có tập tính kí sinh trong cơ thể sâu hại.

D. Vì ong mắt đỏ có tập tính trích nọc độc tiêu diệt côn trùng.

Đáp án đúng: B

Người ta sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng là vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng bên trong trứng của các loài sâu hại. Khi trứng ong mắt đỏ nở, con non sẽ tiêu thụ dinh dưỡng từ bên trong trứng sâu, khiến trứng chết đi, không có khả năng nở ra sâu hại.

 Câu 9. Vai trò của tập tính đối với động vật là

A. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

B. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

C. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật biến đổi được môi trường sống phù với với bản thân.

D. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

Đáp án đúng: D

Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

Câu 10. Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại?

A. Vì côn trùng bị thu hút bởi ánh đèn vào ban đêm nên có thể dùng bẫy đèn có thể thu hút và bắt côn trùng.

B. Vì côn trùng sợ ánh đèn vào ban đêm nên khi nhìn thấy ánh đèn chúng sẽ tự động tránh xa.

C. Vì ánh đèn có thể trực tiếp tiêu diệt côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt trực tiếp côn trùng.

D. Vì ánh đèn có thể thu hút nhiều loài sinh vật ăn côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt gián tiếp côn trùng.

Đáp án đúng: A

Vì côn trùng bị thu hút bởi ánh đèn vào ban đêm nên có thể dùng bẫy đèn có thể thu hút và bắt côn trùng.

Câu 11. Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Đây là 

A. tập tính kiếm ăn.

B. tập tính sinh sản.

C. tập tính bảo vệ lãnh thổ.

D. tập tính trốn tránh kẻ thù.

Đáp án đúng: C

Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Đây là tập tính bảo vệ lãnh thổ nhằm bảo vệ nguồn sống của bản thân động vật trước các đồng loại.

Câu 12. Vì sao người ta thường câu tôm vào chiều tối?

A. Vì vào lúc này người ta thường rảnh.

B. Vì vào lúc này tôm thường tập trung một chỗ.

C. Vì vào lúc này tôm thường ra ngoài hoạt động.

D. Vì vào lúc này tôm thường ẩn nấp ở trong hang.

Đáp án đúng: C

Người ta thường câu tôm vào chiều tối vì tôm thường ra ngoài hoạt động vào chiều tối. Nhờ đó, việc câu tôm sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Câu 13. Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích 

A. hạn chế sâu bệnh hại.

B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng.

C. tô điểm cho ruộng nương.

D. hạn chế sự phá hoại của con người.

Đáp án đúng: B

Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích để đuổi chim phá hoại mùa màng. Đây là một ứng dụng của tập tính (chim chóc thường sợ và tránh xa con người) vào trong sản xuất.

Câu 14. Tập tính là

A. chuỗi phản ứng của động vật nhằm biến đổi kích thích của môi trường.

B. chuỗi phản ứng của động vật nhằm trả lời kích thích của môi trường.

C. chuỗi phản ứng của động vật nhằm phát tán kích thích của môi trường.

D. chuỗi phản ứng của động vật nhằm điều tiết kích thích của môi trường.

Đáp án đúng: B

Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật nhằm trả lời kích thích của môi trường.

1 86 lượt xem