Lý thuyết Lịch sử 8 (Cánh diều 2024) Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
Tóm tắt lý thuyết Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản sách Lịch sử 8 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.
Nội dung bài viết
Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
A. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
I. Trung Quốc
1. Quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc
- Vào thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Trung Quốc đang trong quá trình suy yếu, trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc phương Tây.
- Cuộc Chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh tiến hành những năm 1840 – 1842, đã mở đầu quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.
- Triều đình Mãn Thanh buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh (8-1842) với các điều khoản nặng nề.
- Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc tăng cường “xâu xé”, xâm lược Trung Quốc.
- Năm 1901, triều đình Mãn Thanh phải kí Điều ước Tân Sửu. Với điều ước này, Trung Quốc trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
2. Cách mạng Tân Hợi
- Tháng 5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hoả đường sắt nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi quốc gia => Châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi (1911).
- Dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc Đồng minh hội (do Tôn Trung Sơn đứng đầu), Cách mạng Tân Hợi có nhiệm vụ lật đổ triều đình Mãn Thanh, thiết lập chế độ cộng hoà.
- Kết quả
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hoà
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
II. Nhật Bản
1. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Nhật Bản cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
- Tháng 1-1868 Nhật hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Giáo dục, Quân sự.
- Cuộc Duy tân Minh Trị đã thành công, giúp Nhật Bản bảo vệ được nền độc lập.
- Duy tân Minh Trị mang tính chất và ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
- Thúc đẩy trào lưu duy tân, cải cách ở các nước trong khu vực.
2. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản
- Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản từng bước hình thành: xuất hiện của các công ty độc quyền và việc xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ.
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, ngành đường sắt và hàng hải phát triển.
- Sự tập trung sản xuất dẫn đến xuất hiện nhiều công ty độc quyền như Mít-xơi, Mít-su-bi-si,... Các công ty này có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế, chính trị ở Nhật Bản.
- Sự phát triển về kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị để giới cầm quyền Nhật Bản thực thi chính sách xâm lược thuộc địa và bành trướng lãnh thổ.
- Nhật Bản đã giành thắng lợi trong nhiều cuộc chiến tranh như chiến tranh Trung – Nhật(1894 – 1895), chiến tranh xâm lược Đài Loan (1895), chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905),...
- Tập đoàn tư bản Nhật Bản cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài, khai thác tài nguyên, nhân lực.
Sơ đồ tư duy Trung Quốc và Nhật Bản
B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
Câu 1: Tư tưởng Tam dân là?
A. Dân tộc độc lập
B. Dân quyền tự do
C. Dân sinh hạnh phúc
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Giải thích
Tư tưởng Tam dân là cương lĩnh chính trị được Tôn Dật Tiên đề xuất, nhằm mục đích biến đất nước Trung Hoa (khi đó Trung Hoa đang trong triều đại nhà Thanh) thành một quốc gia độc lập tự do, phồn vinh và hùng mạnh.
Câu 2: Ai là là nhà cách mạng vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc?
A. Tập Cận Bình
B. Tây Chu
C. Tôn Trung Sơn
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Giải thích
Tôn Trung Sơn (Tôn Văn, Tôn Dật Tiên) sinh năm 1866 mất năm 1925. Ông sớm tham gia vào cách mạng và là một nhà cách mạng dân chủ vĩ đại nhất trong lịch sử của Trung Quốc.
Câu 3: Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm?
A. 1912
B. 1913
C. 1911
D. 1910
Đáp án đúng: C
Câu 4: Thiên Hoàng Minh Trị tên thật là?
A. Kô-mây
B. Mít-xu-bi-si
C. Su-mi-tô-mô
D. Mút-sô-hi-tô
Đáp án đúng: D
Giải thích
Thiên Hoàng Minh Trị (03/11/1852 - 30/07/1912) là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản, có tên thật là Mutsuhito (Mút-sô-hi-tô)
Câu 5: Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé vào?
A. Vào giữa thế kỉ XVI
B. Vào giữa thế kỉ XX
C. Vào giữa thế kỉ XIX
D. Vào giữa thế kỉ XVIII
Đáp án đúng: C