Lý thuyết Lịch sử 8 (Cánh diều 2024) Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Tóm tắt lý thuyết Bài 2: Cách mạng công nghiệp sách Lịch sử 8 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.

1 418 lượt xem


Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp

A. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp

I. Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

- Vào giữa thế kỉ XVIII, Anh là nước có đủ các yếu tố về vốn (tư bản), nhân công và sự phát triển về kĩ thuật. Cách mạng công nghiệp diễn ra dầu tiên ở Anh, trước hết là trong ngành dệt.

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi và đặt tên là Gien-ni (theo tên của con gái ông). 

- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai phát minh ra máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất lao động tăng lên 40 lần so với dệt thủ công.

- Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước. Chính phủ Anh đã trao giấy chứng nhận bản quyền chế tạo máy hơi nước cho Giêm Oát (1784).

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 2 (Cánh Diều): Cách mạng công nghiệp (ảnh 1)

- Đầu thế kỉ XIX, tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước đã thay thế dần thuyền buồm, xe lửa và đường sắt bắt đầu phục vụ con người,...

- Từ giữa thế kỉ XIX, cách mạng công nghiệp nhanh chóng lan ra các nước châu Âu và Mỹ, đặc biệt là ở những nước đã hoàn thành cách mạng tư sản.

- Pháp: Kinh tế Pháp đã vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Anh)

+ Năm 1830 chỉ có hơn 5.000 máy hơi nước, đến năm 1870 đã có trên 27 000 chiếc; 

+ Độ dài đường sắt từ 30 km tăng lên 16 500 km. 

- Ở Đức

+ Từ năm 1860 đến năm 1870, sản lượng khai thác than đá đã tăng từ 12 triệu tấn lên 16 triệu tấn nhờ sử dụng máy hơi nước. 

+ Trong nông nghiệp diễn ra quá trình cơ khí hoá, sử dụng phân bón hoá học để tăng năng suất. Nhiều máy cày, máy bừa, máy thu hoạch nông sản đã xuất hiện trên đồng ruộng.

- Ở Mỹ

+ Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ ngành dệt, sau đó lan sang ngành luyện kim, khai thác than đá, đường sắt,... 

+ Đến năm 1850, Mỹ có mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới, với 15 000 km.

II. Tác động của cách mạng công nghiệp

- Làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới, thành thị đông dân xuất hiện; máy móc đã làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nguồn của cải dồi dào; 

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho một bộ phận người dân trong xã hội tư bản, đặc biệt là giai cấp tư sản.

- Anh, Pháp, Mỹ và Đức đã trở thành nước công nghiệp phát triển, trong đó Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.

- Đưa tới sự ra đời của hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. 

- Cách mạng công nghiệp đã đưa lịch sử nhân loại bước sang nền văn minh mới - văn minh công nghiệp.

Sơ đồ tư duy Cách mạng công nghiệp

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 2 (Cánh Diều): Cách mạng công nghiệp (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là gì?

A. Mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt

B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án đúng: C

Giải thích

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng gay gắt (đặc biệt là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc)

Câu 2: Cách mạng tư sản Pháp do giai cấp nào lãnh đạo?

A. Giai cấp tư sản

B. Giai cấp vô sản

C. Tầng lớp quý tộc

D. Cả ba đáp án trên đều sai

Đáp án đúng: A

Giải thích

Lãnh đạo cách mạng tư sản Pháp: giai cấp tư sản (quý tộc mới) nhằm lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản tiến lên.

Câu 3: Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc là gì?

A. Mâu thuẫn giữa việc xóa bỏ và duy trì chế độ phong kiến

B. Mâu thuẫn giữa việc bảo vệ lợi ích kinh tế

C. Mâu thuẫn giữa việc nắm quyền lực

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: A

Câu 4: Vì sao Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng triệt để?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ.

B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.

C. Thức tỉnh lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới đứng lên chống chế độ phong kiến.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích:

- Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ.

- Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết.

- Lực lượng chính: quần chúng nhân dân dân => đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

- Thế giới: cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân thế giới.

Câu 5: Đâu là tính chất của Cách mạng tư sản Pháp?

A. Thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ;

B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân;

C. Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 6: Cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII đã mở ra thời kì thắng lợi và củng cố chế độ nào?

A. Chủ nghĩa xã hội

B. Chủ nghĩa tư bản

C. Phong kiến

D. Chiếm hữu tư bản

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII đã mở ra thời kì thắng lợi và củng cố chế độ: Chủ nghĩa: Xóa bỏ những cản trở đối với công thương nghiệp, tạo điều kiện cho tư bản ngày càng phát triển

Câu 7: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được ví như cái gì?

A. 'Cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu'

B. 'Cái máy khổng lồ hút sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu'

C. 'Cái quạt khổng lồ thổi sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu'

D. Cả ba đáp án trên đều sai

Đáp án đúng: A

Câu 8: Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi nào?

A. Thế kỉ Ánh sáng

B. Thế kỉ Bóng tối

C. Thế kỷ đấu tranh

D. Cả ba đáp án trên đều sai

Đáp án đúng: A

Câu 9: Điểm giống của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là ?

A. Giữ vững chế độ phong kiến

B. Muốn đánh đổ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: B

Câu 10: Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu?  

A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản

B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông

C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp.

D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.

Đáp án đúng: C

Giải thích:

- Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX đã dẫn tới sự hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. 

+ Tư sản công nghiệp: nắm quyền thống trị và các tư liệu sản 

+ Vô sản công nghiệp: đời sống khổ cực, phải đi làm thuê các cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản không ngừng tăng cao

1 418 lượt xem