Lý thuyết Lịch sử 8 (Cánh diều 2024) Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Tóm tắt lý thuyết Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX sách Lịch sử 8 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.

1 630 lượt xem


Lịch sử 8 Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

A. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

I. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

- Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy cai trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa. 

- Thực dân Pháp đã bỏ vốn đầu tư ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khai mỏ (than), giao thông vận tải và nông nghiệp.

+ Về chính trị: Người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.

+ Về kinh tế: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam. 

=> Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.

+ Về văn hoá – xã hội: văn hoá phương Tây từng bước được du nhập vào Việt Nam, tồn tại cùng với nền văn hoá truyền thống. Một bộ phận trí thức Nho học đã có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,...

* Tác động:

- Cơ cấu xã hội Việt Nam bắt đầu thay đổi và bị phân hoá

+ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hoá thành địa chủ lớn, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ

+ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân;

+ Tầng lớp xã hội mới (tiểu tư sản, học sinh, sinh viên) xuất hiện 

+ Giai cấp công nhân ra đời, số lượng ngày càng tăng, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp.

=> Sự xuất hiện phong trào yêu nước mang tính chất tư sản diễn ra khá rầm rộ ở Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm đầu thế kỉ XX.

II. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

1. Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu là một trong những sĩ phu yêu nước tiến bộ và tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX. 

- Ông chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 17 (Cánh Diều): Việt Nam đầu thế kỉ XX (ảnh 1)

2. Phan Châu Trinh

- Phan Châu Trinh là nhà yêu nước hoạt động cùng thời với Phan Bội Châu => Đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách, canh tân đất nước bằng con đường ôn hoà.

* Hoạt động

- Từ năm 1905, Phan Châu Trinh nhiều lần vào Nam, ra Bắc tìm hiểu dân tình, tìm người có cùng chí hướng để hoạt động cứu nước.

- Năm 1906, Phan Châu Trinh gửi thư cho Chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu họ sửa đổi chính sách cai trị để giúp người Việt Nam văn minh lên. 

=> Khởi xướng cuộc vận động Duy tân với khẩu hiệu “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”

- Hình thức: mở trường học, kêu gọi mở mang công nghiệp, thương nghiệp,... 

- Năm 1908, phong trào chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ, giam cầm và tuyên án tử hình nhiều người yêu nước. Phan Châu Trinh lúc bấy giờ đang ở Hà Nội cũng bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Phong trào tan rã.

III. Buổi đầu hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành

- Trước những thất bại của các bậc tiền bối như Tôn Thất Thuyết, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,... Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 17 (Cánh Diều): Việt Nam đầu thế kỉ XX (ảnh 1)

Sơ đồ tư duy Việt Nam đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 17 (Cánh Diều): Việt Nam đầu thế kỉ XX (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Câu 1: Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào

A. Nga

B. Nhật Bản

C. Pháp

D. Mĩ

Đáp án đúng: B

Giải thích

Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu chủ trương cứu nước dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là dựa vào Nhật Bản với mục đích đánh Pháp giành độc lập dân tộc, từ đó thiết lập nên nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật Bản.

Câu 2: Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập?

A. Nước Pháp

B. Nước Nga

C. Nước Nhật  

D. Nước Mỹ

Đáp án đúng: C

Giải thích

Phong trào Đông Du diễn ra ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 với mục đích kêu gọi các thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập và chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ chín muồi để giành lại độc lập nước nhà.

Câu 3: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

A. Pháp

B. Trung Quốc

C. Nhật Bản

D. Liên Xô

Đáp án đúng: A

Giải thích

Trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Người đã lựa chon Pháp là điểm đến đầu tiên. 

Câu 4: Mục đích của Việt Nam Quang phục hội là?

A. Đánh đuổi giặc Pháp

B. Thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Câu 5: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là?

A. Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa

B. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới

C. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

1 630 lượt xem