Tác giả tác phẩm Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (Cánh Diều 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - Ngữ văn 6
I. Tác phẩm Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
1. Thể loại
Văn bản thông tin
2. Xuất xứ
infographics.vn - Tin đồ họa mới nhất trong ngày được báo Trung tâm thông tin tư liệu và đồ họa thông tin nhanh nhất 24h hàng ngày.
3. Tóm tắt tác phẩm Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Văn bản “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” là một đồ họa thông tin đã cung cấp thông tin về trận chiến lịch sử dân tộc ta. Đó là diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ với ba đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Với mỗi đợt tiến công tác giả đều nêu ra thời gian diễn ra và những thành quả mà quân ta đã làm được ở mỗi đợt tiến công đó. Ngoài ra trong văn bản tác giả sử dụng nhiều hình ảnh, kí hiệu; ngôn từ ít, cô đọng nhằm truyền tải thông tin nhanh, rõ ràng, ngắn gọn.
5. Bố cục tác phẩm Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
3 phần tương ứng 3 đợt “tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ”:
- Phần 1 (Đợt 1: 13 đến 17/3): tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc.
- Phần 2 (Đợt 2: 30/3 - 30/4): kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần.
- Phần 3 (Đợt 3: 1/5 đến 7/5): tổng công kích, 7/5 toàn thắng.
6. Giá trị nội dung tác phẩm Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
- Văn bản kể lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
- Trình tự thời gian được nhắc đến rõ ràng.
- Các sự kiện được sắp xếp hợp lí.
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
- Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954.
- Từ diễn biến trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết được triển khai theo trình tự: mở đầu - diễn biến - kết thúc.
- 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ:
+ Đợt 1 (13-17/3): tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam và Độc Lập. Mở cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống khu trung tâm
+ Đợt 2 (30/3-30/4): ta kiểm soát được khu trung tâm Điện Biên phủ. Quân địch bị động, mất tinh thần cao độ.
+ Đợt 3 (1-7/5): Tấn công toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Cách trình bày các thông tin theo trình tự thời gian. Cách trình bày với màu sắc dễ dàng phân biệt, kí hiệu đồng nhất, hình ảnh phù hợp với nội dung của từng đợt tiến công, cỡ chữ in đậm vào những câu có nội dung quan trọng thu hút người đọc, khiến người đọc dễ nắm bắt được nội dung, không thấy khô khan nhàm chán.
III. Các bài văn mẫu
Đề bài: Suy nghĩ vấn đề: chiến tranh và hòa bình
Bài tham khảo 1
Chiến tranh và hòa bình là hai mảng đối lập nhau. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, hạnh phúc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu, nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới. Chiến tranh là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã ghi lại biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc đã xảy ra suốt hàng nghìn thế kỉ. Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai được coi là những cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử với sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô... Đất nước Việt Nam ta hàng nghìn năm nay đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến phi nghĩa của giặc ngoại xâm lăng. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, ly tán, chết chóc. Những đau thương mất mát và hậu quả của chiến tranh để lại là vô cùng đau thương. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó. Vậy tại sao chiến tranh lại xảy ra dù biết nó tàn khốc và gây hậu quả ghê gớm như vậy? Chiến tranh là do những kẻ cầm đầu, những con người vì muốn thỏa mãn lòng tham của mình, vì sự ích kỷ cá nhân mà dẫn quân đi gây chiến nhằm giành lợi ích từ các vùng, quốc gia mà họ đánh chiếm. Có nước khai chiến ắt có nước chống trả, và thế là các bên sử dụng sức mạnh quyền lực của mình nhằm giành chiến thắng. Đó cũng chính là mầm mống của các cuộc chiến tranh trên thế giới. Trái ngược với chiến tranh là điều mà trong chúng ta ai cũng muốn có, đó chính là hòa bình. Hòa bình là khao khát của tất cả các dân tộc chân chính trên thế giới. Ở một nước hòa bình con người có cơ hội sinh sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, phân tán, chia li như trong chiến tranh. Trên thế giới hiện nay luôn có các tổ chức và cá nhân lên tiếng bảo vệ hòa bình và kêu gọi mọi người ủng hộ hòa bình. Vì hòa bình sẽ mang lại cho mọi người cuộc sống bình an trong lâu dài. Hiện này có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tranh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, thế giới, tôi hiểu và ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của mình, đó là trở thành một người công dân yêu thương đồng bào, yêu đất nước, yêu hòa bình và tự do.
Bài tham khảo 2
Chiến tranh và hòa bình là hai mảng đối lập nhau. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, hạnh phúc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu, nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới. Chiến tranh là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã ghi lại biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc đã xảy ra suốt hàng nghìn thế kỉ. Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai được coi là những cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử với sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô... Đất nước Việt Nam ta hàng nghìn năm nay đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến phi nghĩa của giặc ngoại xâm lăng. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, ly tán, chết chóc. Những đau thương mất mát và hậu quả của chiến tranh để lại là vô cùng đau thương. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó. Vậy tại sao chiến tranh lại xảy ra dù biết nó tàn khốc và gây hậu quả ghê gớm như vậy? Chiến tranh là do những kẻ cầm đầu, những con người vì muốn thỏa mãn lòng tham của mình, vì sự ích kỷ cá nhân mà dẫn quân đi gây chiến nhằm giành lợi ích từ các vùng, quốc gia mà họ đánh chiếm. Có nước khai chiến ắt có nước chống trả, và thế là các bên sử dụng sức mạnh quyền lực của mình nhằm giành chiến thắng. Đó cũng chính là mầm mống của các cuộc chiến tranh trên thế giới. Trái ngược với chiến tranh là điều mà trong chúng ta ai cũng muốn có, đó chính là hòa bình. Hòa bình là khao khát của tất cả các dân tộc chân chính trên thế giới. Ở một nước hòa bình con người có cơ hội sinh sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, phân tán, chia li như trong chiến tranh. Trên thế giới hiện nay luôn có các tổ chức và cá nhân lên tiếng bảo vệ hòa bình và kêu gọi mọi người ủng hộ hòa bình. Vì hòa bình sẽ mang lại cho mọi người cuộc sống bình an trong lâu dài. Hiện này có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tranh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, thế giới, tôi hiểu và ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của mình, đó là trở thành một người công dân yêu thương đồng bào, yêu đất nước, yêu hòa bình và tự do.