Tác giả tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao (Cánh Diều 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 55 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Vẻ đẹp của một bài ca dao - Ngữ văn 6

I. Tác giả

- Hoàng Tiến Tựu (1933 – 1998), quê ở Thanh Hóa. Ông từng công tác tại Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Vinh (nay là Trường Đại học Vinh) và là chủ nhiệm Khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh từ 1969 đến 1987.

- Tác giả là chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành Văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng trong nước:

+ Văn học học dân gian Việt Nam

+ Mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian

+ Bình giảng truyện dân gian

+ Bình giảng ca dao…

Vẻ đẹp của một bài ca dao - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

II. Đọc tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao

Vẻ đẹp của một bài ca dao

(Hoàng Tiến Tựu)

Đứng bên nỉ đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

(1) Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác.

Tóm tắt Vẻ đẹp của một bài ca dao hay, ngắn gọn (7 mẫu) (ảnh 2)

(2) Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra làm hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi vì, ngay từ hai câu đầu, hình ảnh cô gái thăm đồng đã xuất hiện hết sức rõ nét và sống động. Cụm từ “mênh mông bát ngát” được đặt ở vị trí cuối cùng câu thứ nhất và đảo lại thành “bát ngát mênh mông” trong câu thứ hai, cũng ở vị trí cuối cùng. Trước đó, trước khi nói đến sự “mênh mông bát ngát” của cánh đồng, cô gái đã miêu tả và giới thiệu rất cụ thể về chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng của mình. Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng tò nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái “mênh mông bát ngát” của đồng lúa quê hương.

(3) Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” và ngược lại.

Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận và nói lên điều đó.

(4) Nếu như hai câu đầu, cô gái đã phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” đang phất phơ trước làn gió nhẹ và “dưới ngọn nắng hồng ban mai” mới đẹp làm sao! Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đến tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì phải có “gốc nắng” và “gốc nắng” chính là Mặt Trời vậy.

Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng.

(Theo Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1992)

III. Tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao

1. Thể loại

Nghị luận văn học

2. Xuất xứ

Trích Bình giảng ca dao (1992)

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao

Qua văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao”, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp của bài ca dao: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” gồm 2 cái đẹp được miêu tả rất hay là cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Bên cạnh đó là sự độc đáo trong Bố cục tác phẩm của bài ca dao. Hai phần cuối của bài viết, tác giả tập trung làm rõ vẻ đẹp hai câu đầu và hai câu cuối bài ca dao bằng việc phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu. Tất cả đã cho thấy bài ca dao là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng.

Vẻ đẹp của một bài ca dao - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao

Chia văn bản 4 phần như sau:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “bài ca dao nào khác”: Nêu ý kiến về bài ca dao.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “đồng lúa quê hương”: Phân tích Bố cục tác phẩm bài ca dao.

- Đoạn 3: Tiếp theo đến “nói lên điều đó”: Phân tích hai câu đầu bài ca dao.

- Đoạn 4: Còn lại: Phân tích hai câu cuối bài ca dao.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao

- Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như Bố cục tác phẩm của một bài ca dao.

- Qua đó thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao

- Khả năng lập luận sắc bén.

- Ngôn từ sắc sảo, thuyết phục người đọc, người nghe.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao

1. Nêu ý kiến về bài ca dao

- Tác giả mở đầu bằng việc trích bài ca dao.

→ Cách vào đề trực tiếp.

- Nêu ra cái đẹp, cái hay của bài ca dao:

+ Hai cái đẹp: cánh đồng và cô gái thăm đồng. → Đều được miêu tả rất hay.

+ Cái hay: cái hay riêng, không thấy ở bất kì bài ca dao khác.

 Khẳng định bài ca dao đẹp, hay riêng biệt.

2. Phân tích Bố cục tác phẩm bài ca dao

- Ý kiến của nhiều người: có thể chia 2 phần (2 câu đầu - 2 câu cuối, hình ảnh cánh đồng - hình ảnh cô gái thăm đồng)

- Ý kiến tác giả: Không hoàn toàn như vậy.

+ Ngay 2 câu đầu, cô gái thăm đồng đã xuất.

+ Cô gái hiện lên năng động, tích cực: đứng bên ni đồng rồi lại đứng bên tê đồng, ngắm nhìn cảnh vật từ nhiều phía như muốn thâu tóm, cảm nhận cả cánh đồng bát ngát.

3. Phân tích hai câu đầu bài ca dao

- Cả 2 câu đều không có chủ ngữ.

→ Người nghe đồng cảm, như cùng cô gái đi thăm đồng, cùng vị trí đứng và ngắm nhìn.

- Cảm giác về sự mênh mông, bát ngát cũng lan truyền sang người đọc một cách tự nhiên.

→ Cảm giác như chính bản thân cảm nhận và nói lên.

 Cái nhìn khái quát cảnh vật.

- Nghệ thuật:

+ Điệp từ, điệp cấu trúc 'đứng bên ni đồng', 'đứng bên tê đồng', 'ngó', 'bát ngát', 'mênh mông'.

+ Đảo ngữ.

4. Phân tích hai câu cuối bài ca dao

- Tập trung ngắm nhìn, quan dát, đặc tả 'chẽn lúa đòng đòng' đang phất phơ dưới 'ngọn nắng hồng ban mai'. Ngọn nắng cũng được coi là một hoán dụ của Mặt Trời.

→ Miêu tả cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước.

- Tả 'chẽn lúa đòng đòng' trong mối liên hệ so sánh với bản thân.

→ Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống.

- Cuối cùng khẳng định lại 'Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng'.

Cái nhìn chi tiết, bộ phận.

- Nghệ thuật:

+ So sánh: như.

+ Hoán dụ: nắng hồng - Mặt Trời.

+ Ẩn dụ: chẽ lúa - người con gái đầy sức sống.

V. Các bài văn mẫu

Top 30 tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng (hay, ngắn  nhất) | Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài: Cảm nhận bài ca dao: Đứng bên ni đồng...

Bài tham khảo 1

Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Mà em vẫn giữa tấm lòng son”.

“Thân em làm lẽ chẳng nề

Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”.

Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy em đềm, cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao, cuộc đời phất phơ như bông lúa giữa đồng.

Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.

Bài tham khảo 2

Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ỗ đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác.

Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi vì, ngay từ hai câu đầu, hình ảnh cô gái thăm đồng đã xuất hiện hết sức rõ nét và sống động. Cụm từ “mênh mông bát ngát” được đặt ở vị trí cuối cùng. Trước đó, trước khi nói đến sự mênh mông bát ngát của cánh đồng, cô gái đã tự miêu tả và giới thiệu rất cụ thể về chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng của mình. Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương.

Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó.

Nếu như ở hai câu đầu, cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên:

Em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng buổi mai.

Từ “em” ở đầu câu trên có người ghi là “thân em”. Trong ca dao truyền thống, nhất là trong ca dao tình yêu, những từ “em” và “thân em” được dùng khá phổ biến. Nói chung đó là những từ có nghĩa khác nhau, nhưng riêng trong bộ phận ca dao than thân, hai từ đó lại được dùng và được coi là đồng nghĩa. Ví dụ:

Thân em như con cá rô thia

Ra sống mắc lưới, vào đìa mắc câu.

Em như con hạc đầu đình

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

Ở bài ca dao này, dùng từ “em” thích hợp hơn cụm từ “thân em”. Vì đây không phải là ca dao than thân. Hơn nữa, hai câu đầu của bài ca dao này đã được làm theo thể thơ tự do (mỗi câu kéo dài trên mười tiếng), nếu câu thứ ba dùng từ “em” thì hai câu cuối sẽ trở về với thể thơ lục bát chính thức, nghiêm chỉnh, như thế hiệu quả thẩm mĩ sẽ cao hơn.

Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì cũng phải có “gốc nắng”và “gốc nắng” chính là mặt trời vậy.

Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.

1 55 lượt xem