Tác giả tác phẩm Những phát minh “tình cờ và bất cờ” (Cánh Diều 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Những phát minh “tình cờ và bất cờ” Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Những phát minh “tình cờ và bất cờ” - Ngữ văn 6
I. Tác phẩm Những phát minh “tình cờ và bất cờ”
1. Thể loại
Văn bản thông tin.
2. Xuất xứ
Lược trích theo khoahoc.tv.
3. Phương thức biểu đạt
Thuyết minh
4. Tóm tắt tác phẩm Những phát minh “tình cờ và bất cờ”
Bài viết nêu ra những phát minh quen thuộc và hữu ích nhưng lại được tạo ra trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Đó là đất nặn, kem que, lát khoai tây chiên và giấy nhớ. Ở mỗi phát minh đều trình bày cụ thể tên nhà phát minh, mục đích ban đầu, diễn biến và kết quả.
5. Bố cục tác phẩm Những phát minh “tình cờ và bất cờ”
Tìm hiểu văn bản theo 4 phát minh sau đây:
1. Đất nặn.
2. Kem que.
3. Lát khoai tây chiên.
4. Giấy nhớ.
6. Giá trị nội dung tác phẩm Những phát minh “tình cờ và bất cờ”
- Văn bản cung cấp thông tin về những phát minh tình cờ và bất ngờ bao gồm: đất nặn, kem que, lát khoai tây chiên, giấy nhớ. Dù là những phát minh tình cờ hay dùng nhiều thời gian nghiên cứu thì chúng ta cũng nên trân trọng.
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những phát minh “tình cờ và bất cờ”
- Văn bản thông tin rõ ràng, lập luận logic, chặt chẽ.
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những phát minh “tình cờ và bất cờ”
1. Đất nặn
- Nguyên nhân: Người dân có xu hướng sử dụng ga dẫn đến loại bột đất sét đặc biệt có công dụng loại bỏ các vết đen do bồ hóng không còn được bán chạy, công ti có nguy cơ thua lỗ nghiêm trọng.
- Diễn biến: Vích-cơ nhớ lại bài học ngày xưa chị dạy về việc sử dụng những chất bột nhão để mô phỏng độ dẻo của đất sét.
- Kết quả: Năm 1957, ông biến thiết kế của mình thành một loại đồ chơi trẻ em với nhiều màu sắc, đem lại lợi nhuận cao hàng triệu đô la Mỹ.
2. Kem que
- Nguyên nhân: Ép-pơ-xơn vô tình dùng một chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau trong một chiếc cốc để nghịch, sau đó, bỏ quên chúng.
- Diễn biến: Hôm sau, Ép-pơ-xơn phát hiện ra một “que kẹo băng” ở đó và khoe các bạn. Vì được làm từ soda nên khi nếm sẽ có hiện tượng nổ li ti.
- Kết quả: Năm 1923, Ép-pơ-xơn đã kí bằng sáng chế cho thiết kế của mình, đánh dấu ra đời kem que - sản phẩm bán chạy nhất mùa hè.
3. Lát khoai tây chiên
- Nguyên nhân: Crăm khi ấy đang cố phục vụ món khoai tây Pháp do một khách hàng đặt vào mùa hè.
- Diễn biến: Khách hàng liên tục trả món và yêu cầu phải thái lát mỏng hơn và giòn hơn.
- Kết quả: Crăm đã mất bình tĩnh, cắt lát khoai mỏng hơn rồi chiên chúng sao cho khô cứng nhất có thể. Chúng trở nên phổ biến.
4. Giấy nhớ
- Nguyên nhân: Xin-vơ tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm nhưng không biết sử dụng nó vào việc gì.
- Diễn biến: Chất dính có thể dính một vật có trọng lượng nhỏ, dính lên bề mặt mà không làm hư hại gì và rất bền, có thể dùng dán lại nhiều lần.
- Kết quả: Khi đồng nghiệp của ông đang bực tức vì không thế tìm cách gì dán một số tờ giấy lên cuốn sách của mình và từ đó ý tưởng ra đời.
III. Các bài văn mẫu
Đề bài: Trình bày một phát minh mà em biết
Bài tham khảo 1
Mỗi một phát minh thường đi kèm với người đã sáng tạo ra nó; tuy nhiên, mạng Internet – một trong những phát hiện vĩ đại nhất của loài người trong thế kỉ 20 lại không có một người phát minh riêng lẻ nào. Nó bắt đầu lần đầu tiên vào hơn 50 năm trước tại Hoa Kì, và nó luôn tiến hóa theo thời gian. Trong nhiều thập kỉ, các nhà khoa học đã sử dụng nó để giao tiếp và chia sẻ dữ liệu với nhau. Rất nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã phát triển cách tốt nhất để gửi thông tin từ một máy vi tính này sang máy khác. Chiếc máy vi tính để bàn đầu tiên được đặt ở một phòng thí nghiệm tại Đại học California, và nó gần bằng kích thước của một căn nhà nhỏ. Vào cuối năm 1969, chỉ có duy nhất 4 chiếc máy vi tính được kết nối với Mạng lưới Vi tính Quốc gia, nhưng hệ thống này phát triển bền vững trong những năm 1970. Vào cuối thập niên 70, một nhà khoa học máy tính tên Vinton Cerf đã phát triển một cách để tất cả máy vi tính trong một mạng lưới nhỏ toàn cầu có thể giao tiếp với nhau. Mạng Internet có một thay đổi nổi bật vào năm 1991. Vào năm đó, một nhà lập trình vi tính có tên Tim Berners-Lee giới thiệu cụm từ Mạng lưới toàn cầu: một “mạng nhện” thông tin mà tất cả mọi người trên Internet đều có thể lấy được. Kể từ đó, mạng Internet đã thay đổi theo nhiều cách. Gần đây nhất, những trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube, Instagram..v..v. đã và đang trở thành một cách thức phổ biến để người dân ở mọi lứa tuổi có thể liên kết với nhau. Ngày nay, chúng ta sử dụng mạng Internet cho hầu hết mọi việc, và nhiều người sẽ không thể nào tưởng tượng được cuộc sống không có nó
Bài tham khảo 2
Hoàn toàn đúng khi nói rằng điện thoại thông minh là một trong những phát minh lớn nhất của thế kỉ 20, bởi vì không có một thiết bị điện tử nào khác ở cùng thời điểm có những ảnh hưởng quan trọng như thế đến đời sống hằng ngày của con người. Hầu hết mọi người hiện nay thừa nhận rằng họ không thể tưởng tượng được cuộc sống không có điện thoại thông minh. Việc chúng ta không xem TV trong một ngày, không chơi trò chơi điện tử trong vòng một tuần, hoặc không bắt chiếc máy phát đĩa lên trong một tháng là bình thường, nhưng tôi chắc rằng hầu hết chúng ta đều không thể rời khỏi chiếc điện thoại của mình trong một giờ. Thiết bị đầu tiên có thể ít nhất đạt được tiêu chuẩn một chiếc điện thoại thông minh chỉ là một điện thoại cục gạch phức tạp. Nó được gọi là điện thoại Simon, và mọi người phải mua nó với mức giá tới 4000 đô la Mỹ. Nó không tồn tại lấu được trên thị trường bởi vì giá thành bất hợp lý và chất lượng kém, nhưng nó có thể được xem là tiên phong trong đế chế điện thoại thông minh. Vào năm 1996, Nokia cho ra mắt chiếc Nokia 9000, và nó được xem là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên. Mặc dù nó đã mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dùng, nó vẫn còn những khuyết điểm không thể làm hài lòng thế giới. Tuy nhiên, toàn bộ khái niệm về điện thoại thông minh đã hoàn toàn thay đổi với chiếc I Phone đầu tiên. Thiết bị của Apple đã được sáng tạo trong nhiều cách, cả về kĩ thuật lẫn thiết kế. Mặt khác, hệ điều hành Android của Google có một khởi đầu chậm hơn. Tuy nhiên; trong nam 2012, Android đã chính thức thống trị thị trường điện thoại thông minh trên khắp thế giới. Kết luận lại rằng, điện thoại thông minh đã xâm chiếm thế giới của chúng ta mà chúng ta không nhận ra, và cuộc sống sẽ khó khăn hơn nhiều nếu chúng ta không có trợ thủ đắc lực này.