TOP 10 bài Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (HAY NHẤT 2024)

Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới Ngữ văn 8 Cánh diều gồm 10 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 115 lượt xem


Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ 'rượi buồn' (buồn rượi) trong bài thơ 'Nắng mới' của Lưu Trọng Lư và sự phù hợp của từ đó đối với yêu cầu diễn tả tâm trạng của tác giả so với một số từ đồng nghĩa.

Đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài thơ Nắng mới (2 mẫu)

Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 1)

Có rất nhiều từ ngữ miêu tả cảm xúc buồn của con người trong đó có từ “rượi buồn” mà tác giả Lưu Trọng Lư đã sử dụng trong bài thơ “Nắng mới” của mình. Rượi buồn chỉ một nỗi buồn ủ rũ và mênh mang, nỗi buồn ấy như bao trùm lấy không gian, thời gian và cảnh vật. Gợi ra tâm trạng của người con khi nhớ về người mẹ quá cố. Có rất nhiều từ ngữ thể hiện nỗi buồn nhưng từ “rượi buồn” là phù hợp hơn cả trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả.

Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 2)

Rượi buồn là tính từ miêu tả trạng thái buồn và lộ vẻ ủ rũ. Trong bài thơ Nắng mới, tác giả giả Lưu Trọng Lư đã sử dụng nó nhằm bộc bạch trạng thái, cảm xúc buồn bã của mình khi nhớ về quá khứ. Đó là quá khứ khi tác giả còn nhỏ, có mẹ, còn được vô tư, chưa phải vướng víu bận suy nghĩ về điều gì. Từ 'rượi buồn' khơi dậy trong lòng bạn đọc những cảm xúc buồn man mác, những nỗi thớ về quá khứ xưa, về người mẹ của mình.

Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 3)

Bài thơ 'Nắng mới' của Lưu Trọng Lư là một tác phẩm vô cùng xuất sắc. Để diễn tả những cảm xúc khi nhớ về quá khứ, tác giả đã sử dụng từ 'rượi buồn'. Đây là từ dùng để chỉ trạng thái ủ rũ của con người. Trong tác phẩm, từ này giúp nhà thơ bộc lộ rõ nét sự nhớ nhung, hoài niệm về tuổi thơ bên mẹ. Ông nhớ mẹ, nhớ những kỉ niệm thuở vô ưu vô lo. Qua đó, khơi gợi lòng đồng cảm của độc giả.

Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 4)

Trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư, sự phù hợp trong việc sử dụng các từ ngữ nhằm bộc lộ được tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình là rất cần thiết. Như trong câu thơ “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng”, sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) mang ý nghĩa chỉ nỗi buồn, đầy ủ rũ với mức độ cao. Nếu thay từ “rượi buồn” thành các từ đồng nghĩa như “âu sầu”, “rầu rĩ” hay “buồn bã”, nó sẽ không lột tả rõ được tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi nghĩ về người mẹ của mình.

Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 5)

Khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư, tôi cảm thấy ấn tượng với việc sử dụng từ ngữ của tác giả, đặc biệt là từ “rượi buồn”. Trước hết, rượi buồn tính từ, miêu tả trạng thái buồn bã, có vẻ ủ rũ. Tác giả đã sử dụng tính từ này nhằm bộc lộ tâm trạng của mình khi nhớ về kỉ niệm quá khứ. Đó là một nỗi buồn sâu sắc khi nhớ về một quá khứ ở bên cạnh người mẹ, được vô tư vui vẻ mà không phải lo âu, nghĩ ngợi. Người đọc đã cảm nhận được một nỗi buồn mênh mang, vô tận. Giả sử ta thay bằng các từ đồng nghĩa như “buồn bã”, “buồn rầu” thì ý nghĩa không thay đổi, nhưng sắc thái tình cảm sẽ bị giảm đi đáng kể.

Bài thơ Nắng mới - Lưu Trọng Lư - Nội dung, tác giả, tác phẩm

Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 6)

Trong bài thơ “Nắng mới” của tác giả Lưu Trọng Lư, tôi cảm thấy ấn tượng với việc tác giả sử dụng từ “rượi buồn”. Đầu tiên, tính từ này gợi ra cảm nhận về một nỗi buồn ủ rũ và mênh mang. Có thể cảm nhận như nỗi buồn ấy như bao trùm lấy không gian, thời gian và cảnh vật. Từ đó, ta thấy được tâm trạng của người con khi nhớ về người mẹ quá cố. Có thể thay thế một số từ ngữ khác thể hiện nỗi buồn nhưng rõ ràng từ “rượi buồn” là phù hợp hơn cả trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả.

Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 7)

Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư là bài thơ để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người mẹ, các hoài niệm xưa cũ một cách giản dị. Khi đọc bài thơ Nắng mới, tác giả đã dùng từ rượi buồn để gợi lên một nỗi buồn man mác nhưng trải dài theo chiều sâu của cảm xúc. Từ rượi buồn đã mang đến cho người đọc một cảm giác trầm buồn, nhớ thương về những kí ức đã xa. Có thể thấy việc tác giả dùng từ rượi buồn trong câu thơ này là rất hợp lí, khiến cho người đọc cảm nhận được một nỗi buồn mênh mang vô tận, và đây có lẽ cũng chính là cảm xúc của chính tác giả với một nỗi nhớ trải dài trong tâm trí về mẹ của mình.

Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 8)

Trong bài 'Nắng mới', nhà thơ Lưu Trọng Lư đã sử dụng rất thành công từ 'rượi buồn'. Đây là từ dùng để diễn tả trạng thái cảm xúc của tác giả khi nghĩ về mẹ, về những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp, bình yên. Trên thực tế, có rất nhiều từ khác để diễn tả nỗi buồn như 'rầu rĩ', 'u sầu',... Nhưng nếu thay 'rượi buồn' bằng những từ đó, ta lại thấy mất đi sắc thái ủ rũ, nhớ nhung mà tác giả muốn thể hiện. Có thể nói, chỉ với hai chữ ngắn gọn, Lưu Trọng Lư đã chứng minh được tài năng trong cách sử dụng ngôn từ của mình.

Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 9)

'Rượi buồn' là từ dùng để chỉ trạng thái cảm xúc của con người. Nó mang nét ủ rũ, ưu phiền, thậm chí còn mang chút nuối tiếc. Trong bài thơ 'Nắng mới', từ này đã được sử dụng để diễn tả tâm trạng, suy tư của tác giả khi nhớ về mẹ và những kí ức ấu thơ đẹp đẽ. Có thể nói, việc đặt từ 'rượi buồn' vào câu thơ đã tăng sức biểu cảm cho tác phẩm. Chỉ hai chữ ngắn gọn, cô đọng thôi nhưng vừa nói lên được nỗi buồn, vừa bày tỏ sự nhung nhớ mà nhà thơ muốn hướng đến. Điều này cũng đã chứng tỏ tài năng của Lưu Trọng Lư trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ.

Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 10)

Bài thơ 'Nắng mới' không chỉ thành công ở mặt nội dung mà còn là minh chứng cho tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Từ 'rượi buồn' được ông đưa vào hết sức khéo léo, tinh tế. Nó vừa cô đọng, ngắn gọn, vừa lột tả được tâm trạng và suy nghĩ nhà thơ muốn truyền tải. Đó là nỗi buồn, sự u sầu cùng thái độ nhung nhớ, tiếc nuối những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ bên mẹ. Có rất nhiều từ khác để diễn tả cảm xúc này, nhưng sự lựa chọn của Lưu Trọng Lư quả thật vô cùng phù hợp.
1 115 lượt xem