TOP 15 bài Thuyết trình về một vấn đề của tác phẩm văn học phê phán thói háo danh (HAY NHẤT 2024)
Thuyết trình về một vấn đề của tác phẩm văn học phê phán thói háo danh Ngữ văn 8 Cánh diều gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.
Thuyết trình về một vấn đề của tác phẩm văn học phê phán thói háo danh
Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết trình về một vấn đề của tác phẩm văn học phê phán thói háo danh
Thuyết trình về một vấn đề của tác phẩm văn học phê phán thói háo danh - mẫu 1
Vào thập niên 1980, những ai hâm mộ nghệ thuật sân khấu Việt Nam không thể không biết đến vở kịch nổi tiếng “Bệnh sĩ” của tác gia Lưu Quang Vũ.
Nội dung vở kịch phê phán tính khoác lác, phô trương, háo danh, ham thành tích-những biểu hiện nổi cộm của thói sĩ diện mà Lưu Quang Vũ gọi là bệnh sĩ. Từ đó, trong xã hội xuất hiện câu “Bệnh sĩ chết trước bệnh tim” với hàm ý cảnh tỉnh, bệnh tim tuy rất nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng nhưng cũng không đáng lo ngại bằng bệnh sĩ-một căn bệnh không chỉ làm mọt ruỗng tâm hồn, cốt cách con người mà còn làm rệu rã khí chất, tinh thần xã hội và gây biến dạng, méo mó chuẩn mực văn hóa của cộng đồng.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, trong tính cách phần lớn của các dân tộc, cộng đồng người nào cũng ít nhiều đều có tính sĩ diện. Vì sĩ diện phần nào thể hiện diện mạo, tư cách đàng hoàng của một phẩm chất, nhân cách chân chính. Tuy nhiên, đối với người Việt, do có hàng nghìn năm sống dưới cộng đồng làng xã nông thôn, do tâm lý tiểu nông chi phối mà tính sĩ diện của nhiều người trở nên thái quá, cực đoan, vô duyên, phản cảm. Câu tục ngữ “Một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp” cho thấy người Việt khá trọng danh dự, nhưng cũng chứa đựng tâm lý sĩ hão trong đó.
Theo sự phát triển tiến bộ, văn minh của xã hội, tưởng chừng bệnh sĩ sẽ dần teo tóp và không còn đất sống, nhưng thực ra nó đang như “vết dầu loang” làm ô nhiễm môi trường văn hóa-xã hội. Bằng chứng là, từ nông thôn đến thành thị, từ bậc trí giả có trình độ học thức cao đến những kẻ bình dân, từ người giàu sang đến kẻ bần hàn, hầu như ở đâu, chỗ nào cũng thấy xuất hiện nhan nhản biểu hiện của bệnh sĩ. Nhất là thời nay, khi không gian mạng xã hội trở thành thế giới phẳng càng là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ mắc bệnh sĩ tha hồ khua môi múa mép, khuếch trương, khoe khoang tất tần tật mọi thứ. Nào là khoe của cải, khoe con cái, khoe vợ, khoe chồng, thậm chí khoe cả những điều tế nhị, riêng tư nhất. Đại gia kinh doanh bất động sản có nhà dát vàng, cửa dát bạc, cầu thang toàn gỗ quý thì chụp ảnh tung lên “phây” cho thiên hạ ngưỡng vọng, xuýt xoa, thòm thèm. Ca sĩ giàu lên từ nghề cầm micro “hò hét” trước công chúng mà kiếm được cả bạc tỷ xây nhà lầu, sắm xe hơi thì chụp hình “tự sướng” đưa lên trang cá nhân cho các fan thêm “phát cuồng”. Nữ diễn viên mua được đôi giày hàng hiệu, sắm được cái túi xách nghìn đô rồi nhờ tờ báo này, trang mạng nọ đưa tin, bình luận cho thêm phần sang trọng, rôm rả. Chả sao, người ta có tiền là có quyền chưng diện tài sản, sắc đẹp cá nhân-như người của công chúng nào đó từng tuyên bố!
Một trong những biểu hiện nổi cộm của bệnh sĩ thời nay là “bệnh nổ”, tức là ai cũng có thể lên mạng xã hội “chém gió”, bình phẩm, bàn luận đủ thứ trên đời, từ chuyện quốc gia đại sự đến những chuyện sinh hoạt nhỏ nhặt đời thường. Nhiều người đang đi vào vết chân của ông chủ tịch xã Hùng Tâm trong vở kịch “Bệnh sĩ” khi không biết mình đang ở vị thế và tầm tư duy “ếch ngồi đáy giếng” mà vẫn tỏ ra ta đây là người hiểu biết “kinh bang tế thế”, muốn làm xoay chuyển thời cuộc một cách ảo tưởng, viển vông; thậm chí muốn thông qua bàn phím để chứng tỏ ta đây là một “tiểu vũ trụ” của thiên hạ không thể xem thường. Cũng vì bệnh sĩ lên ngôi mà nhiều người tự cho mình cái gì cũng biết, cái gì cũng nói, cái gì cũng phán, coi mình xuất chúng toàn năng như “trợ lý thế giới”, “chuyên gia thời đại”, “tiến sĩ toàn tập”, “giáo sư biết tuốt”!
Bệnh sĩ là một dạng bệnh tâm lý, bệnh tinh thần, nó có thể lẩn khuất, quẩn quanh trong mỗi con người và cũng có thể tiêm nhiễm, lây lan trong cộng đồng mà đôi khi chúng ta chủ quan không hề hay biết. Nhưng triệu chứng của nó đã rõ. Vấn đề là phương thuốc đặc trị. Đó là mỗi người tự phản tỉnh chính bản thân, rộng hơn là cả cộng đồng cũng phải tự phản tỉnh để phòng ngừa, hạn chế và từng bước triệt tiêu mọi triệu chứng của căn bệnh này ra khỏi đời sống văn hóa-xã hội.
Thuyết trình về một vấn đề của tác phẩm văn học phê phán thói háo danh - mẫu 2
Vở kịch “Bệnh sĩ” của Lưu Quang Vũ để lại cho chúng ta những suy ngẫm về thói háo danh. Trong buổi học ngày hôm nay hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Vở kịch Bệnh sĩ là tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và Nhà hát Kịch Việt Nam từ 35 năm trước. Mỗi lần vở được dựng lại, khán giả vẫn say mê. Có lẽ bởi kịch bản đã nói trúng một căn bệnh trầm kha của người Việt, đó là bệnh háo danh. Chuyện từ hơn 3 thập kỷ trước đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, không khó để điểm ra những ví dụ cho thấy tính háo danh tồn tại ở nhiều người, nhiều tầng lớp trong xã hội.
Mới đây, một nam ca sĩ trở thành tâm điểm phê phán khi tổ chức sự kiện quảng bá bộ phim tiểu sử về cuộc đời mình lấy tên là Hào quang rực rỡ - The King. Đông đảo công chúng cho rằng nam ca sĩ đã ngạo mạn khi tự xưng mình là The King – tạm dịch là vua. Trước phản ứng gay gắt của dư luận, nam ca sĩ đã phải thay đổi tên phim.
Trước đó, vào năm 2019, một người đàn ông đã gây xôn xao dư luận khi tự nhận là nhà báo quốc tế, Tổng biên tập tạp chí chống tham nhũng và hợp tác quốc tế, tiến sĩ danh dự từ Vương quốc Anh… Nhưng sau đó, người ta phát hiện các chức danh này đều được cấp bởi các tổ chức hầu như không được biết đến hoặc khai man, không được xác thực…
'Đối với nước ta, có lẽ háo danh nằm sâu trong nguồn gốc của văn hóa, bởi có danh thì có phận, tức là anh có danh tiếng thì được đánh giá cao hơn, có danh tiếng thì có chức tước cao hơn. Háo danh là từ có ý nghĩa tiêu cực. Đầu tiên là anh coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết. Thứ hai là anh coi trọng danh tiếng trên mức mà anh có. Có lẽ, háo danh phản ánh cả hai khía cạnh đó', TS. Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ.
Xét trên nghĩa tích cực, ai cũng có nhu cầu trở thành một người có giá trị, có đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Lập danh là một khát vọng chính đáng nếu khẳng định bằng chính năng lực của mình và được xã hội công nhận. Ngược lại, cái danh trở thành phương tiện thay vì mục tiêu, nó trở thành một thứ hàng hóa, từ đó lệch lạc giá trị đích thực.
Vài năm trước đây, đã từng rộ lên những giải thưởng trong giới doanh nhân. Đâu đâu cũng thấy tâm, tầm, tài, trí, đức. Nhiều danh hiệu chỉ cần bỏ vài chục triệu đồng ra mua mà không trao dựa trên năng lực, hay đóng góp thực tế của doanh nghiệp.
'Công danh không phải cho cá nhân mà là hiến cho tổ quốc, cho cộng đồng thì danh tiếng mới có giá trị. Giá trị của một doanh nghiệp, một con người, cộng đồng được xác định một cách chính xác, nhân văn, chứ không phải là đi quảng bá, tuyên truyền rầm rộ. Điều đó không được', PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học – nghệ thuật trung ương cho biết.
Không chỉ trong giới nghệ sĩ hay doanh nhân, nhiều chuyên gia còn chỉ ra rằng trong nhiều ngành nghề khác, biểu hiện của tính háo danh cũng không nhỏ. Đơn cử như công chức, viên chức phục vụ hành chính công, các tiêu chí để đánh giá năng lực là thái độ phục vụ nhân dân (70%), kỹ năng (26%) và tri thức (4%). Nói cách khác, công chức không yêu cầu trình độ thạc sĩ hay tiến sĩ, vốn là các học vị dành cho các cơ quan nghiên cứu học thuật, nhưng tỷ lệ công chức là thạc sĩ, tiến sĩ của Việt Nam thuộc top đầu thế giới. Thậm chí, đó còn được xem là tiêu chí để tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý.
Hội nghị văn hóa toàn quốc đã xác định giá trị của con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, cần có giá trị cốt lõi là yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo. Trung thực là một phẩm chất quan trọng. Muốn xây dựng nó phải nhận diện và thay đổi thói háo danh. Háo danh không kéo theo thói hư tật xấu mà còn khiến cho những người có năng lực thực sự sẽ cảm thấy tiêu cực, chán nản và mất y chí phấn đấu. Chúng ta cần phải xứng đáng với nhưng danh hiệu chúng ta
có.
Thuyết trình về một vấn đề của tác phẩm văn học phê phán thói háo danh - mẫu 3
Trong cuộc sống, mỗi người đều mong có thành tích tốt, có danh tiếng. Bởi vậy mà hiện nay, xã hội đã xuất hiện hiện tượng háo danh cũng như bệnh thành tích đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trước tiên, về khái niệm, “háo danh” ý chỉ việc coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết cũng như trên mức mà chúng ta có. Còn “bệnh thành tích” được hiểu là con người luôn muốn mình có một thành tích tốt đẹp, bất kể có phải là thành tích thật hay không. Điều đó khiến họ bất chấp tất cả, làm mọi việc để đạt được thành tích.
Việc coi trọng danh tiếng hay thành tích là tốt, nhưng nếu vượt quá giới hạn sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Xã hội phát triển thì thành tích là điều đáng để được công nhận. Nhưng có người lại lợi dụng danh tiếng, thành tích để trục lợi. Nhiều người vì háo danh mà sẵn sàng bỏ tiền bạc ra để mua bán, có đôi lúc danh tiếng không gắn với bản chất bên trong. Còn bệnh thành tích thì có thể thấy điển hình trong lĩnh vực giáo dục. Phụ huynh muốn con em mình điểm cao mà sẵn sàng đưa tiền bồi dưỡng các thầy cô. Thầy cô vì muốn học trò được điểm cao lấy thành tích cho trường mà chấm điểm sai, để học sinh chép bài hay làm lộ đề thi,...
Hiện tượng háo danh và bệnh thành tích gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội. Con người dần mất đi sự trung thực của bản thân, niềm tin từ những người xung quanh. Chúng ta chỉ xem trọng lượng mà không có chất, khiến người ta dễ ảo tưởng, lọc lừa dối trá.
Tóm lại, mỗi người cần ý thức được tác hại của hiện tượng háo danh và bệnh thành tích để tránh xa, nhắc nhở mọi người xung quanh tránh mắc phải.
Thuyết trình về một vấn đề của tác phẩm văn học phê phán thói háo danh - mẫu 4
Mỗi người đều mong muốn có được thành tích tốt, có danh tiếng tốt. Điều đó chính là sự công nhận cho những cố gắng, nỗ lực của bản thân. Bởi vậy, xã hội đã xuất hiện hiện tượng háo danh và bệnh thành tích.
Háo danh là một hiện tượng tiêu cực, chỉ việc coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết cũng như trên mức mà chúng ta có. Bệnh thành tích là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được khen ngợi nhưng thực chất bên trong không được như vậy. Hiện tượng háo danh và căn “bệnh” thành tích có ảnh hưởng tác động qua lại.
Theo hướng tích cực, mọi người đều mong muốn trở một một người có giá trị. Lập danh là một khát vọng chính đáng nếu xuất phát từ năng lực cá nhân, được xã hội công nhận. Nhưng nếu danh tiếng trở thành phương tiện thay vì mục tiêu, nó trở thành một thứ hàng hóa, từ đó lệch lạc giá trị đích thực. Điều đó sẽ dẫn đến hiện tượng háo danh. Cũng như vậy, thành tích chính là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của con người. Nhưng khi con người trở nên quá coi trọng thành tích, nó sẽ trở thành một căn bệnh. Và “ bệnh” thành tích đang xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề.
Hiện tượng háo danh và bệnh thành tích làm mất đi sự trung thực của bản thân, đánh mất niềm tin của mọi người. Không chỉ vậy, bạn còn nhận phải sự coi thường, ghét bỏ của người khác. Xã hội không thể phát triển, chỉ coi trọng thành tích, danh tiếng mà không coi trọng năng lực, phẩm chất bên trong.
Mỗi người hãy coi trọng năng lực cá nhân, tránh xa hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích để xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Thuyết trình về một vấn đề của tác phẩm văn học phê phán thói háo danh - mẫu 5
Đang cập nhật