TOP 15 bài Nghị luận về hiện tượng hám danh (HAY NHẤT 2024)

Nghị luận về hiện tượng hám danh Ngữ văn 8 Cánh diều gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 137 lượt xem


Nghị luận về hiện tượng hám danh

Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống: hiện tượng hám danh

TOP 10 mẫu Nghị luận về hiện tượng hám danh (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý: Nghị luận về hiện tượng hám danh

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận về thói hám danh, hám lợi

2. Thân bài

a. Giải thích, nêu biểu hiện của thói hám danh, hám lợi- Giải thích các khái niệm: 'hám', 'danh', 'lợi'.- Nêu biểu hiện của thói hám danh, hám lợi.

b. Phân tích tác hại của thói hám danh, hám lợi- Xã hội hiện đại sản sinh ra một thế hệ 'hữu danh vô thực', sùng bái và mải miết chạy đua với vòng danh lợi để thỏa mãn tham vọng quyền lực.- Là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của một xã hội công bằng - dân chủ - văn minh.- Là nguyên nhân dẫn đến việc con người bất chấp mọi thủ đoạn, lạm dụng chức quyền để trục lợi cá nhân, tước đoạt những lợi ích chính đáng của người khác.

c. Chỉ ra nguyên nhân của thói hám danh, hám lợi- Sự lên ngôi và chi phối của đồng tiền.- Con người không thể chống lại những cám dỗ, xác lập mục đích sống tiêu cực, lệch lạc.

d. Đề xuất giải pháp- Con người cần rèn luyện lối sống giản dị cùng những lí tưởng sống cao đẹp.- Lên án, phê phán lối sống thực dung, coi trọng giá trị đồng tiền và hư danh.

3. Kết bài

Khẳng định vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân.

Nghị luận về hiện tượng hám danh - mẫu 1

Từ xưa tới nay, danh và thực là đề tài luôn được quan tâm. Nhiều khi cái danh không đi liền cái thực và ngược lại hữu danh, vô thực trở thành vấn đề bức xúc, lo âu cho cả xã hội. Vậy danh và thực là gì? Vì sao lại có hiện tượng hám danh, háo danh?

Danh ngày xưa là chức tước được vua ban, xứng với tiếng thơm được mọi người tôn vinh, quý trọng. Ngày nay được hiểu là bằng cấp, chức vụ được Nhà nước trao cho. Còn thực là năng lực, trí tuệ, việc làm, hành động của mỗi người. Những đóng góp của họ mang lại lợi ích thực sự cho cá nhân, cộng đồng, cho quê hương, đất nước.

Theo lẽ thường tình, muốn có được danh thì phải có thực tài, có trí tuệ, năng lực mới được cất nhắc. Đúng nghĩa danh và thực phải gắn liền với nhau, bởi thực là bản chất, cốt lõi còn danh là hình thức, bên ngoài. Thực tỏa sáng cho danh, vì thế danh và thực luôn phải thống nhất chứ không thể chênh lệch.

Nhưng danh cũng thường gắn với lợi, bởi thế xưa nay chữ danh và chữ lợi đã trở thành miếng mồi vinh hoa để bao người đua chen, giành giật. Người ta chỉ nghĩ có danh là có lợi, có chức tước là có quyền, có quyền là có tất cả, nên chẳng ngại ngần làm mọi điều để đạt được nó. Nhưng khi đã có chức tước, có vị trí thì chỉ là 'tiến sĩ giấy' – hữu danh, vô thực, là trò cười cho thiên hạ

Trong cuộc sống, không phải ai cũng háo danh, hám danh. Từ xưa đã có bao danh nhân nổi tiếng và cả những người bình thường không tên tuổi được mọi người tôn vinh, kính trọng vì thực tài. Bởi họ đã cống hiến vì lợi ích của mọi người: Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An....Tuy nhiên, thời đại nào xã hội cũng có vô số kẻ hám danh.

'Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi”

Chỉ vì cái danh có lợi nên khiến nhiều kẻ dốt nát, vô tài phải cố chạy vạy không chỉ bằng tiền mà có khi bằng cả nhân cách để đổi lấy tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ hay chiếm được vị trí quan trọng nào đó để leo cao, chui sâu đục khoét của dân của nước. Khiến cho xã hội đảo điên, trắng đen, thật giả lẫn lộn.

Bệnh háo danh, hám lợi bất chấp thực tại là căn bệnh thâm căn cố đế của xã hội từ bao đời nay. Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải có thực tài, có trí tuệ. Trí tuệ là nền tảng của con người, hiền tài là nguyên khí quốc gia. Vậy tại sao nạn háo danh vẫn còn tồn tại mà còn tinh vi hơn, thủ đoạn hơn?

Nhiều cha mẹ học sinh cũng phải chạy vạy cho con được cái giấy khen loại giỏi để khoe với mọi người, được mang đến cơ quan lĩnh thưởng nhưng thực chất chỉ là cái đầu rỗng tuếch. Rồi nhiều học sinh đi thi nhờ quay cóp, chạy chọt nhưng rồi chứng nào tật nấy, vẫn cứ lười học, ham chơi vậy cha mẹ lại phải mất tiền để có được tấm bằng hữu danh vô thực.

Nhiều sinh viên ra trường học cao học, người đi làm tóc 'hoa râm' vẫn cố phải đi học lấy tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng không phải để nâng cao trình độ, tay nghề mà để tiếp tục leo cao, để kiếm danh.

Sự kém cỏi của bộ máy lãnh đạo còn đáng sợ hơn cả thảm họa thiên tai, địch họa. Bởi đã là thảm họa không lường, ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống xã hội, làm tiêu tan hy vọng, thực tài của bao người, làm mất lòng tin của lớp trẻ, làm rối loạn xã hội, gây bức xúc và bất bình.

Vì thế, cần nhận thức được những mặt sáng – tối của xã hội để từ đó xây dựng được nhân cách của mình. Đừng sa lầy vào bệnh hữu danh, vô thực.

Nghị luận về hiện tượng hám danh - mẫu 2

Ai trong chúng ta chẳng mong trở thành một người thành đạt có danh, có lợi. Cái danh cái lợi luôn là cái đích mà người ta muốn đạt tới thế nhưng mặt trái của nó cũng xuất hiện tương đồng với những mặt tích cực. Đó là hiện tượng hám danh hám lợi.

Chữ danh có nghĩa là danh tiếng, là tiếng tốt, được xã hội biết đến và coi trọng. Chữ danh còn được hiểu là công danh, sự nghiệp, địa vị, danh dự của con người. Còn chữ lợi xuất phát từ nghĩa là nguồn lợi, tài nguyên thu được sau một chuỗi hành động nào đó. Lợi tức là cái được tạo ra từ một việc làm nhất định. Đôi khi chữ lợi được đồng nhất với chữ lộc trong cuộc sống. Hám danh, hám lợi là bất chấp tất cả tốt xấu để đạt được danh tiếng và lợi ích cho bản thân mình.

Bản tính con người vốn rất ích kỷ, ít có ai không vì một lợi ích nào đó mà làm việc hăng say mà cống hiến hết mình. Bản thân đầy đủ, cuộc sống an toàn thì con người mới đủ tâm trí cống hiến sức mình cho xã hội. Phấn đấu để có được công danh và hưởng lợi từ công danh ấy vốn không có gì là sai trái nhưng có nhiều kẻ bất chấp thủ đoạn để mang lại lợi ích cho mình.

Vậy làm sao chúng ta có thể biết ai là kẻ hám danh, hám lợi? Đó là những kẻ chỉ chăm chăm thể hiện bản thân mình, luôn muốn mình là số một và không muốn ai vượt qua mình. Trong cuộc sống có rất nhiều người để đạt được chức vụ cao mà ưa nịnh nọt, sống không thật tâm để lừa mọi người tin rằng họ thật sự tốt. Rồi cũng có nhiều người dám làm rất nhiều việc trái với đạo đức. Những vụ việc gây nhức nhối học đường thời gian gần đây là lộ lên clip học sinh chấp nhận quan hệ tình dục với thầy giáo để đổi lấy điểm cao. Đó là minh chứng rõ nhất cho sự hám danh hám lợi mà quên đi những giá trị của bản thân mình, bất chấp tất cả vì nó. Hay câu chuyện về nhiều ca sĩ, diễn viên những con người chỉ vì muốn nổi tiếng mà có thể ăn mặc hở hang để được dư luận chú ý. Đó là hám danh, hám lợi.

Xã hội chúng ta ngày càng tồn tại rất nhiều những kẻ như vậy và chúng ta cần phải lên án họ bởi có những kẻ sẵn sàng hy sinh người khác để đạt được mong muốn của bản thân. Những người bán hàng họ sẵn sàng buôn bán thực phẩm bẩn, chứa nhiều chất hóa học để thu được lợi nhuận cao. Quan chức nhà nước sẵn sàng nhận hối lộ, tham ô để ăn chặn tiền của nhà nước. Và rất rất nhiều những kẻ hám danh, hám lợi khác đang đe dọa đến cuộc sống của chúng ta.

Bạn có thật sự hạnh phúc khi đạt được lợi ích mà dẫm đạp lên người khác? Hay bạn thật sự đứng nhìn những kẻ hám danh, hám lợi lợi dụng chính bạn? Những kẻ hám danh, hám lợi thật sự cần phải loại bỏ ra khỏi xã hội để xã hội có thể phát triển bền vững và giàu đẹp.

Nghị luận về hiện tượng hám danh - mẫu 3

Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một ông quan to của triều Nguyễn, nhà thơ kiệt xuất của đất nước ta trong thế kỉ XIX từng nói về vị thế của kẻ sĩ, của đấng nam nhi giữa cõi đời là “Phải có danh gì với núi sóng”; nếu “Không công danh thời nát với cỏ cây“.

Chỉ có phường giá áo túi cơm, còn hầu như ai cũng muốn lập thân, cũng muốn làm nên công danh sự nghiệp. Tuy vậy, động lực của mỗi người một khác. Có người hiểu danh, nhưng có kẻ lại hám danh, háo danh.

Kính yêu và biết ơn cha mẹ, hết lòng săn sóc cha mẹ là hiếu thảo. Siêng năng, chăm chỉ học hành là hiếu học. Hiếu thảo, hiếu học đều mang hàm nghĩa đẹp, tốt.

Trái lại, hiếu danh (có tư tưởng ham danh vọng, tiếng tăm), hiếu chiến (thích gây chiến, đánh nhau), hiếu sắc (mê thích gái đẹp), hiếu sát (thích chém giết), hiếu thắng (thích hơn người), hiếu sự (thích bày chuyện phiền phức),... - đều mang nghĩa xấu.

Còn “hám” nghĩa là gì? - Hám là ham, muốn đến mức không còn biết phân biệt đáng với không đáng, nên với không nên, gần như mang tính bản năng; như hám của, hám danh, cá đói tham mồi,...

Chữ “háo” gần nghĩa với chữ “hám”. Hám nghĩa là rất ham, rất thích đến mức hầu như không còn nghĩa gì khác, thật đáng chê trách; như háo danh, háo sắc, háo của, háo chuyện,... Vì “khát” mà “háo”

Trong cuộc sống, ta thường bắt gặp nhan nhản đủ mọi loại người hiếu danh và hám danh. Những việc làm “ồn ào” của họ gây ra nhiều khó chịu cho nhiều người. Danh thường gắn liền với lợi; hám danh xét cho cùng là hám lợi. Có danh, có chức quyền nên mới có nhiều lợi lộc, bạc vàng. Những kẻ hiếu danh, hám danh, về tài thì hạn chế, về đức thì lèm nhèm, méo mó; còn lòng tham thì vô độ.

Kẻ hiếu danh và hám danh không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào như xài bằng giả, sử dụng bằng giả, chạy khen thưởng, chạy chức, ra sức lũng đoạn đục khoét tiền của nhà nước, móc túi của dân. Vì hám danh, háo danh, hễ thấy lợi, thấy vàng, thấy đô-la thì lao vào như con bạc khát nước, con thiêu thân lao vào ánh đèn. Chẳng có tài cán gì, đức độ gì những kẻ hám danh, hám lợi dùng đủ mọi trò ma quái để đánh lừa đồng loại. Bản chất, bản tính “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê” nhưng chúng đóng kịch rất giỏi về sự trong sạch, về cần kiệm liêm chính,... để lừa bịp đồng loại.

Một Phó bí thư tỉnh uỷ nọ lấy của công mấy nghìn đô-la để mua bằng giả; bằng “Tiến sĩ” ngoại rởm bỏ túi chi trong vòng sáu tháng, thật, “nhanh hơn tên lửa”. Một Trưởng ban tuyên giáo tỉnh uỷ kia tạo dựng mọi giấy tờ giả, biên bản giả để kiếm cái Huân chương lao động hòng đeo lên ngực cho oai! Một Chủ tịch huyện sao “ăn đất khoẻ” rứa! Bộ mặt kẻ hám lợi bị vạch mặt, tay bị còng, bị đẩy vào nhà đá mà ngồi “bóc lịch” những năm dài! Và còn bao quan chức hám danh, hám lợi, làm xằng làm bậy mà chưa bị vạch mặt!

“Trời mưa mau tối, nói dối mau cùng”, “giấu đầu hở đuôi', “một lời nói dối sám hối chín ngày”, “tham thì chết”,... là những câu tục ngữ nói lên cái hậu quả bi thảm của thói nói dối bịp bợm của kẻ hám danh, hám lợi.

Chạy chức, chạy quyền vì hám danh, hám lợi. Ngày xưa, bọn lí dịch quan lại cố chạy vạy thầy thợ, cố lo lót quan trên để được cái Cửa phẩm, cái mề-đay, thế là vênh vang mày mặt! Bọn cán bộ biến chất ngày nay, hoặc chạy chức, chạy bằng giả, chạy khen thưởng, để tiến thân mà nghễu nghện với đời, mà vinh thân phù gia. Lũ ấy đều đáng khinh bỉ.

Thế gian rất công bằng, sáng suốt. Người có tài đức lập nên công danh sẽ được nhân dân ngưỡng mộ, tôn vinh. Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972, năm 2010, tròn 38 tuổi đã nhận giải thưởng Fields - được xem là giải “Nobel Toán học” Anh đã được nhân dân ta và báo chí ngợi ca, Đảng và Nhà nước trọng vọng. Anh đã làm rạng rỡ đất nước và dân tộc.

Phải tu thân, rèn trí, luyện đức để lập nên công danh, sự nghiệp. Hám danh, hám lợi, tha hoá về lối sống, về nhân cách sẽ bị đồng loại khinh bỉ. Hai chữ “xuất - xử” là phương châm ứng xử của ông cha, của những bậc hiền tài. Gặp thời thì đem tài năng ra giúp vua, giúp nước, lập công danh. Không gặp thời thì lui về mái nhà gianh, với suối rừng, làm bạn với trăng thanh, gió mát. Xưa, Nguyễn Trãi đã lui về Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân. Đâu có chuyện chữa năm sinh, để mua chức, bán quyền, không chịu về hưu! Người có tài đức mới biết lẽ “xuất - xử”. Còn bọn hám danh, hám lợi sao mà biết được! Nhân cách như lợn sề, tâm địa như sói, cầy thì làm sao mà biết hổ thẹn?

Xã hội, đất nước ngày một đổi mới. Người người ra sức làm ăn, kinh doanh để làm giàu, góp phần làm cho đất nước phú cường, nhân dân được yên vui hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, trong xu thế đi lên của lịch sử, bàn luận về chuyện hám danh, hám lợi để rút ra bài học làm người, để mỗi chúng ta phấn đấu, tu dưỡng mà sống tốt đẹp hơn thật là lí thú.

loading...

Nghị luận về hiện tượng hám danh - mẫu 4

Trong bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ được tạo nên từ những mảnh ghép của số phận, mỗi con người đều xác lập cho bản thân những mục đích sống khác nhau. Nếu như có người muốn phục vụ, cống hiến hết mình với sự hi sinh, đóng góp thầm lặng thì trong xã hội vẫn còn tồn tại những quan niệm sống tiêu cực, bị cuốn theo vòng xoáy của hư danh, quyền lợi cũng như thế lực của đồng tiền chi phối. Đó cũng là những biểu hiện của thói 'hám danh, hám lợi' đang diễn ra phổ biến hiện nay.

'Hám' mang ý nghĩa chỉ sự yêu thích vượt ngưỡng giới hạn, không còn phân biệt được đúng - sai, phải - trái mà chỉ quan tâm đạt được thứ mình muốn; còn 'danh' là khái niệm chỉ danh vọng, tiếng tăm, 'lợi' là lợi ích, quyền lợi cá nhân. Thực tế đã chứng minh, trong cuộc sống của con người tồn tại rất nhiều kẻ hám danh, hám lợi, bất chấp mọi thủ đoạn để có được danh vọng và chiếm đoạt lợi ích chung để thu vén, thỏa mãn lòng tham của bản thân. Kết quả chấm thẩm định kì thi THPT Quốc gia năm học 2018 - 2019 chính là minh chứng tiêu biểu thể hiện thói 'hám danh, hám lợi' đang lan truyền với tốc độ mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Hàng loạt bài thi được 'hô biến' và với kết quả cao đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về căn bệnh thành tích trong thi cử. Hiện tượng này xuất phát từ tư tưởng sai lệch của phụ huynh học sinh khi muốn tạo nên một chiếc vỏ bọc hoàn mĩ về danh tiếng, lợi ích và nghề nghiệp tương lai.

Thực tế cuộc sống đã chứng minh, thói hám danh hám lợi sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với đời sống xã hội. Trước hết, căn bệnh này sẽ sản sinh ra một thế hệ 'hữu danh vô thực', sùng bái và mải miết chạy đua với vòng danh lợi để thỏa mãn tham vọng quyền lực của bản thân. Đó là những con người sử dụng đồng tiền để mua bằng cấp giả nhằm tạo ra 'hư danh'. Ngoài ra, thói hám danh hám lợi còn là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của một xã hội công bằng - dân chủ - văn minh. Đặc biệt, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc con người bất chấp mọi thủ đoạn, lạm dụng chức quyền để trục lợi cá nhân, thậm chí tước đoạt những lợi ích chính đáng của người khác. Vụ án lừa đảo của Địa ốc Alibaba với con số khổng lồ về số tiền mà các nạn nhân bị chiếm đoạt chính là minh chứng tiêu biểu cho điều này.

Vậy thì nguyên nhân nào đã dẫn đến việc con người luôn mải mê chạy theo vòng danh lợi? Như chúng ta đã biết, mỗi một cá nhân tồn tại trong xã hội sẽ xác lập cho bản thân những mục tiêu, mục đích sống khác nhau. Bên cạnh những người luôn ngời sáng lí tưởng cao đẹp của sự cống hiến, hi sinh thì vẫn có những người không thể cưỡng lại sự cám dỗ của danh lợi với quan điểm sống lệch lạc. Đặc biệt, ở mọi thời đại, sự lên ngôi và sức mạnh vạn năng của quyền lực và đồng tiền cũng chính là nguyên nhân khiến cho con người bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của bản thân.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định thói ham danh, hám lợi là một căn bệnh tiêu cực cần bị bài trừ, loại bỏ. Để làm được điều này, con người cần hình thành, rèn luyện những lối sống tích cực, đặc biệt là đức tính giản dị. Bác Hồ - vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc chính là tấm gương ngời sáng vẻ đẹp của lối sống giản dị, công chính: 'Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi' (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Đồng thời, chúng ta cần biết tu thân, dưỡng đức để chiến thắng những ham muốn nhỏ nhen cùng những toan tính tầm thường.

Như vậy, thói ham danh hám lợi là một vấn đề mang tính thời sự và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đời sống xã hội. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần ngăn chặn những biểu hiện của bệnh thành tích thông qua việc học thật, thi thật để khẳng định năng lực của bản thân.

Nghị luận về hiện tượng hám danh - mẫu 5

Từ lâu, mối quan tâm đối với đề tài về danh và thực đã hiện diện và kéo dài qua thời kỳ. Đôi khi, cái danh không tương ứng với cái thực, và ngược lại, hiện tượng hữu danh, vô thực trở thành một vấn đề nan giải và lo lắng cho toàn bộ xã hội. Vậy danh và thực là khái niệm như thế nào? Tại sao hiện tượng hám danh, háo danh lại xảy ra?

Thuở xưa, danh thường được hiểu là chức tước mà vua ban tặng, đánh giá cao từ cộng đồng. Ngày nay, danh thường được định nghĩa là bằng cấp, chức vụ do Nhà nước trao tặng. Trong khi đó, thực đại diện cho năng lực, trí tuệ, công việc và hành động của mỗi cá nhân. Những đóng góp của họ mang lại lợi ích thực tế cho bản thân, cộng đồng, quê hương và đất nước.

Theo quy luật tự nhiên, để có danh, cần phải có thực, có trí tuệ và năng lực mới có thể được tôn vinh. Tuy nhiên, danh và thực phải được liên kết với nhau, bởi vì thực là bản chất, cốt lõi, trong khi danh chỉ là hình thức bên ngoài. Thực phản ánh danh, và do đó, danh và thực phải luôn tiếp tục thống nhất mà không có sự chênh lệch.

Tuy nhiên, danh thường đi kèm với lợi ích, và do đó, chữ danh và chữ lợi từ ngày xưa đã trở thành nguồn cám dỗ quyến rũ để nhiều người cạnh tranh, ganh đua. Người ta thường nghĩ rằng có danh là có lợi, có chức vụ là có quyền lực, và có quyền lực là có tất cả, khiến họ không ngần ngại thực hiện mọi hành động để đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, khi đã có chức vụ, có vị trí, họ chỉ là 'tiến sĩ giấy' – hữu danh, vô thực, trở thành trò cười cho đám đông.

Trong cuộc sống, không phải ai cũng háo danh, hám danh. Từ ngàn xưa, đã xuất hiện những danh nhân nổi tiếng và những người bình thường được tôn vinh vì thực tài của họ. Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An là những ví dụ. Tuy nhiên, ở mọi thời đại, xã hội luôn tồn tại nhiều kẻ hám danh.

'Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi”

Chính vì lợi ích của danh, nhiều người thiếu trí tuệ, không có tài năng, phải cố gắng bằng mọi cách để đạt được danh vị. Họ có thể chi trả không chỉ bằng tiền mà còn bằng nhân cách để có được bằng cấp tiến sĩ, tiến sĩ và chiếm đoạt các vị trí quan trọng trong xã hội. Điều này làm cho xã hội trở nên hỗn loạn, mất mát giữa đúng và sai, thực và ảo.

Bệnh háo danh, hám lợi không màng đến thực tại là một căn bệnh cổ xưa, sâu sắc trong tâm hồn xã hội. Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải có thực tài, có trí tuệ. Trí tuệ là nền tảng của con người, là nguyên tắc sống của quốc gia. Tại sao nạn háo danh vẫn tồn tại và ngày càng trở nên tinh vi, thâm hơn?

Nhiều bậc phụ huynh phải chạy đua để con cái có được giấy khen loại giỏi để khoe với mọi người, nhưng thực tế chỉ là cái đầu rỗng tuếch. Nhiều học sinh tham gia thi cử bằng mọi cách, thậm chí gian lận, nhưng sau cùng họ vẫn lười biếng, không học tập, chỉ để có được bằng cấp hữu danh vô thực.

Nhiều sinh viên sau khi ra trường, thay vì phát triển nghề nghiệp, họ vẫn cố gắng đạt được bằng thạc sĩ, tiến sĩ không phải để nâng cao trình độ hay tay nghề, mà để tiếp tục leo lên, để kiếm danh vọng.

Sự thiếu sót trong hệ thống lãnh đạo đáng sợ hơn cả thiên tai, địch họa. Bởi vì nó làm hủy hoại mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội, làm mất đi hi vọng và thực tài của nhiều người, làm mất lòng tin của thế hệ trẻ, tạo ra sự hỗn loạn trong xã hội, gây ra sự bức xúc và bất bình.

Do đó, chúng ta cần nhận thức về cả hai khía cạnh sáng tối của xã hội để xây dựng nhân cách của mình. Hãy tránh xa khỏi căn bệnh háo danh, vô thực.

Nghị luận về hiện tượng hám danh - mẫu 6

Đang cập nhật

1 137 lượt xem