TOP 15 bài Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó (HAY NHẤT 2024)
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó Ngữ văn 8 Cánh diều gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 1)
Lời khuyên được gửi gắm qua câu tục ngữ :' có trồng mới có ăn , không trồng bụng đói quanh năm' là muốn gửi gắm cho ta ý kiến phải làm việc chăm chỉ, lao động công ích. Làm người có ích cho xã hội.Làm việc thì mướn có ăn không làm mà cứ ở đợ thì có mà chết vì đói.Câu tục ngữ khuyên răn ta phải chăm chỉ lao động,làm việc và học tập theo đúng nghĩa vụ của một người công dân,có làm thì mới có cái ăn.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 2)
'Chị ngã em nâng” là một trong những câu tục ngữ giàu ý nghĩa trong kho tàng văn học Việt Nam ta. Nó dạy cho con người hiểu thêm về tình chị em máu mủ ruột già. Chị em là cùng một mẹ sinh ra nên biết *** thương nhau giúp đỡ nhau vượt qua tất cả. Thông thường có thể hiểu “chị ngã em nâng” là hành động của hai chị em khi một người ngã thì người kia có thể nâng dậy. Qua câu tục ngữ ta có thể hình dung ra hai đứa nhỏ một đứa ngã một đứa kia nâng và khẽ dỗ dành đánh cái ngã chan chát để cho đứa nhỏ kia nín khóc Tình chị em nặng sâu, *** mến, dẫu trong đời sống có những lúc cãi vã, tranh nhau nhưng xa rồi mới biết có chị em quý đến nhường nào. Hiểu rộng ra, “chị ngã em nâng” còn thể hiện được sự giúp đỡ của hai chị em khi lớn lên, khi vấp ngã trên đường đời. Chị em hơn người dưng ở chỗ, dẫu chị gái mình hay em gái mình có gặp phải chuyện không may, hay làm một việc sai lầm thì người chị gái sẽ nâng em dạy bằng cách giúp đỡ em mình vượt qua khó khăn. Có thể nói câu tục ngữ có ý nghĩa răn dạy con người rất lớn.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 3)
Dân tộc Việt Nam có nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong số đó là sự trân trọng tình cảm gia đình, gắn bó giữa những người thân. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ “Chị ngã em nâng”.
Trước hết, “Chị ngã em nâng” là nói về một hình ảnh trong thực tế cuộc sống. Khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy. Nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Tình cảm chị em thuộc về tình cảm giữa những người thân. Quả là “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Những người trong một gia đình cần phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Không nên chỉ vì những cái ích kỷ của bản thân mà quên đi trách nhiệm của chính bản thân mình. Trong cuộc sống, ai cũng sẽ từng một lần vấp ngã. Khi ấy, chúng ta sẽ cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh, đặc biệt là người thân trong gia đình. Chị em hay anh em lại là những người có thể dễ dàng tâm sự, chia sẻ hơn cả.
Gia đình là nơi mà mỗi người đều mong muốn có thể trở về khi vấp ngã. Bởi ở đó có những người mà chúng ta yêu thương. Hãy ghi nhớ câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” để có thể cư xử sao cho đúng.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 4)
Câu tục ngữ ''Thương người như thể thương thân'' đã nói lên một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thương người như thể thương thân. Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Câu tục ngữ đang muốn nói đến tình yêu thương của con người với con người trong xã hội. Nghĩa đen của câu nói này ý nói thương người như thể thương chính mình. Ngoài ra, câu tục ngữ còn muốn nói đến tình yêu thương to lớn, quan trọng của con người trong xã hội, đó là những việc làm mang lại ý nghĩa nhân sinh to lớn, để lại những ý nghĩa quan trọng để tạo nên những giá trị, cũng như những ảnh hưởng tích cực đối với xã hội.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 5)
'Chị ngã em nâng” là một trong những câu tục ngữ giàu ý nghĩa trong kho tàng văn học Việt Nam ta. Nó dạy cho con người hiểu thêm về tình chị em máu mủ ruột già. Chị em là cùng một mẹ sinh ra nên biết *** thương nhau giúp đỡ nhau vượt qua tất cả. Thông thường có thể hiểu “chị ngã em nâng” là hành động của hai chị em khi một người ngã thì người kia có thể nâng dậy. Qua câu tục ngữ ta có thể hình dung ra hai đứa nhỏ một đứa ngã một đứa kia nâng và khẽ dỗ dành đánh cái ngã chan chát để cho đứa nhỏ kia nín khóc Tình chị em nặng sâu, *** mến, dẫu trong đời sống có những lúc cãi vã, tranh nhau nhưng xa rồi mới biết có chị em quý đến nhường nào. Hiểu rộng ra, “chị ngã em nâng” còn thể hiện được sự giúp đỡ của hai chị em khi lớn lên, khi vấp ngã trên đường đời. Chị em hơn người dưng ở chỗ, dẫu chị gái mình hay em gái mình có gặp phải chuyện không may, hay làm một việc sai lầm thì người chị gái sẽ nâng em dạy bằng cách giúp đỡ em mình vượt qua khó khăn. Có thể nói câu tục ngữ có ý nghĩa răn dạy con người rất lớn.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 6)
Đẽo cày giữa đường là một thành ngữ có hàm ý chỉ và phê phán những người không có chủ kiến, luôn bị động, hay thay đổi theo quan điểm của người khác. Thành ngữ này cũng khuyên con người ta cần phải biết phân biệt phải trái, đúng sai, có được chính kiến của mình. Không chỉ thời xưa, mà đến ngày nay thành ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị. Đối với các bạn học sinh, để nhìn nhận rõ ràng vấn đề và có quan điểm riêng, không dễ bị lung lay bởi những ý kiến trái chiều của người khác là một thách thức. Muốn trở thành người có chủ kiến, không đẽo cày giữa đường, chúng ta cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng, đúng đắn cho những suy nghĩ, quyết định của mình, cũng từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 7)
Ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn” nói đến bài học về lòng biết ơn. Xét về nghĩa đen, “uống nước” là uống, thưởng thức dòng nước mát; còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. Xét về nghĩa bóng, “uống nước” là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” là biết ơn, nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Từ đó, câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ con người sống cần có lòng biết ơn, trọng tình nghĩa. Chúng ta cần hiểu rằng mọi thành quả mà con người được hưởng đều được tạo ra từ mồ hôi, công sức lao động. Từ đó, bản thân luôn cố gắng phấn đấu để trở thành một người có ích cho xã hội. Có thể thấy, những câu tục ngữ tuy ngắn gọn, nhưng lại chứa đựng lời khuyên sâu sắc, giá trị.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 8)
Kho tàng tục ngữ Việt Nam đã gửi gắm thật nhiều bài học giá trị, trong đó tôi thích nhất là câu: “Thương người như thể thương thân”. Trước hết, “thương người” là tình cảm yêu mến gắn liền với hành động quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” chính là trân trọng, yêu thương chính bản thân. Cách so sánh “thương người như thể thương thân” nhằm nhắn nhủ mỗi con người hãy biết yêu thương những người xung quanh giống như yêu chính bản thân. Mỗi người sinh ra đều có quyền được mọi người xung quanh yêu thương, tôn trọng. Không chỉ vậy, tình yêu thương giữa con người sẽ luôn đem đến những điều tốt đẹp xóa đi mọi khoảng cách, giúp xã hội trở nên văn minh hơn. Bài học được gửi gắm qua câu tục ngữ là mỗi người cần có tấm lòng yêu thương, biết chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn còn nhiều người sống vô cảm, ích kỉ. Họ thờ ơ khi thấy người đang gặp khó khăn. Đó là những hành động cần lên án, tránh xa. Tóm lại, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” tuy ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 9)
Trong cuộc sống, con người phải đối mặt với vô vàn khó khăn, bởi vậy mà tục ngữ có câu: “Có chí thì nên” như một lời khuyên quý giá dành cho mỗi con người. Câu tục ngữ chỉ có bốn từ, rất ngắn gọn nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Từ “chí” ở đây có nghĩa là ý chí của mỗi người. Còn “nên” có nghĩa là nên việc - hiểu rộng ra nghĩa là đạt được những mục tiêu của bản thân, có được thành công trong cuộc sống. Ý cả câu tục ngữ là nếu con người có ý chí kiên cường, đủ bản lĩnh và nghị lực để vượt qua những khó khăn thì chắc chắn sẽ bước đến đích của thành công. Bài học mà câu tục ngữ muốn gửi gắm là lời nhắc nhở mỗi người cần có ý chí, nghị lực để bản thân không gục ngã. Đối với học sinh, chúng ta cần rèn luyện ý chí để kiên trì trong học tập. Không ngại khám phá để tìm đến với bầu trời tri thức mới mẻ. Và con đường đến với thành công sẽ không còn xa xôi. Như vậy, câu “Có chí thì nên” rất giàu ý nghĩa. Tôi cảm thấy rất yêu thích và luôn ghi nhớ câu tục ngữ này.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 10)
Trong kho tàng văn học dân gian của ông cha ta có rất nhiều câu tục ngữ mang tính triết lý sâu sắc đối với đời sống con người. Một trong số các câu tục ngữ mà em cảm thấy rất tâm đắc chính là câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Xét theo nghĩa đen, ta hiểu rằng sự bền bỉ của đồ vật quan trọng nhất vẫn là dựa vào chất liệu của nó. Nếu được làm từ một loại gỗ tốt, chắc hẳn đồ vật ấy sẽ còn bền mãi với thời gian thay vì một chất liệu kém được phủ một lớp sơn bóng bẩy bên ngoài. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa hàm chứa trong câu nói này chính là lời khuyên vô cùng quý giá khi nhìn nhận, đánh giá một con người. Chớ coi trọng cái vẻ hòa nhoáng bên ngoài mà quên mất những giá trị đích thực bên trong. Câu tục ngữ khuyên răn con người cần sống chân thật với con người của mình, chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”. Quả thực, đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng em vẫn thấy giá trị của câu tục ngữ vẫn luôn song hành với thời gian.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 11)
Có chí thì nên - đó là điều mà ông cha ta vẫn thường hay răn dạy con cháu. Chí chính là ý chí, nghị lực, sự quyết tâm vượt qua khó khăn, cản trở. Chỉ cần vững chí, kiên trì, thì chắc chắn sẽ thành công. Tựa như chúng ta đang leo một ngọn núi cao, dốc, khúc khủy, trơn trượt. Chỉ cần có đủ sự kiên định, có nghị lực, có quyết tâm, ta sẽ leo lên đến cùng. Còn những người thiếu đi nghị lực, ý chí thì sẽ bị khó khăn khuất phục, lùi trở về điểm xuất phát mà không đạt được gì. Giá trị to lớn nhất của ý chí, nghị lực chính là thôi thúc, dẫn lối ta cố gắng không ngừng để tiến về vạch đích. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có ý chí, nghị lực và vận dụng nó đúng lúc. Một số người quyết tâm một cách mù quáng, vốn là chuyện không thể, nhưng không chịu nghe khuyên can, liều mình làm tất cả để chuốc lấy đau khổ. Bản thân em là một người học sinh, em đặt ra mục tiêu cho mình là trở thành học sinh giỏi toàn diện. Vì thế, em vẫn luôn kiên trì, cố gắng đến cùng, dù có khó khăn, vất vả đến thế nào. Tất cả là nhờ lời dạy ngắn gọn nhưng thấm thía của cha ông ta “Có chí thì nên”.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 12)
Để nhắc nhở mọi người khi thọ ơn ai thì phải ghi nhớ mãi, nên tục ngữ có câu: ' Uống nước nhớ nguồn'. Uống nước nhớ nguồn có ý nghĩa là khi được sung sướng hưởng thành quả, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên. Hàng năm, ta làm lễ kỉ niệm Vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta. Đó chính là ta đã biết kính trọng và nhớ ơn Tổ tiên, đã đổ bao xương máu giành lấy mảnh giang sơn gấm vóc. Là con cháu, chúng ta đem hết tài năng tô bồi cho được tốt đẹp hơn. Ông bà, cha mẹ đã sinh ra ta, bổn phận con cháu là phải thờ kính ông bà, hiếu thuận cho cha mẹ được vui lòng. Chúng ta không nên làm điều gì có hại cho nước, làm mất danh dự gia đình. Dân giỏi thì nước vinh quang. Con giỏi thì nhà rạng rỡ đó là sự đền đáp công ơn xứng đáng và thiết thực nhất cho nước, cho nhà.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 13)
Từ xưa, nhân dân ta đã khẳng định rằng môi trường xã hội và đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi con người. Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng đã nói lên điều đó. Người xưa mượn mực để ám chỉ những cái xấu xa. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn ta sẽ được soi sáng. Cho nên đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ ngầm nhở: Nếu giao du với với hạng người xấu, ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; nếu ta kết bạn với những người tốt thì ta sẽ học tập được nhiều điều hay, điều tốt. Câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng là một lời khuyên thiết thực và bổ ích. Em cũng rút ra từ đó bài học bổ ích cho bản thân là phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong để có được một quan điểm sống lành mạnh, đúng đắn.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 14)
(1) Dù hoàn cảnh sống có khó khăn, thiếu thốn đến như thế nào, ông cha ta vẫn luôn dạy con cháu mình rằng “Đói cho sạch, rách cho thơm”. (2) Sạch và thơm ấy đây trước hết nói về ngoại hình, nơi sống của con người. (3) Dù hoàn cảnh vất vả, thiếu thốn cũng nên giữ vệ sinh sạch sẽ. (4) Nhưng hơn cả, câu tục ngữ còn ẩn dụ về sự sạch sẽ, trong sáng của tâm hồn con người. (5) Rằng không được để bản thân trở nên tha hóa, méo mó về nhân cách, làm những điều xấu xa, độc ác để đem về lợi ích cho bản thân. (6) Dù cuộc sống có đưa ta đương đầu với khó khăn nào vẫn phải giữ vẹn nguyên một trái tim ấm áp và trong sạch.
Nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó ( Mẫu 15)
(1) Ông cha ta vẫn thường dạy con cháu rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. (2) “Kẻ trồng cây” là từ chỉ những người đã lao động và cống hiến để tạo ra thành quả. (3) Quá trình đó không hề nhẹ nhàng, đơn giản và không có “quả” nào tự nhiên mà xuất hiện cả. (4) Do đó khi nhận được điều gì, chúng ta đều phải biết trân trọng, nhớ ơn về những người đã tạo ra nó. (5) Câu tục ngữ chính là bài học vỡ lòng về sự biết ơn của bao thế hệ người Việt ta.