Bàn ăn tròn đông người thường được thiết kế sao cho mặt trong nơi đặt đồ ăn có thể quay quanh tâm của nó. Nhờ đó, đồ ăn trên bàn có thể đi tới được gần từng người, mà vị trí đặt mặt bàn không bị dịch chuyển. Cơ sở toán học nào cho phép thực hiện điều đó?
Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Phép quay và phép đối xứng tâm
Cho đường thẳng ∆ và hai điểm A, B, sao cho ∆ không phải là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Điểm M thay đổi trên ∆ (M không thuộc đường thẳng AB). Gọi M' là điểm sao cho A, B, M, M' là 4 đỉnh của một hình thang cân nhận AB là một cạnh đáy. Chứng minh rằng M' thay đổi trên một đường thẳng cố định.
Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 3: Phép đối xứng trục
Cho phép đối xứng trục d biến M thành M', N thành N'. Xét hệ trục tọa độ Oxy sao cho trục Oy trùng với d (H.1.16a). Giả sử M có tọa độ là (x1; y1), N có tọa độ là (x2; y2).
a) Hãy cho biết tọa độ của M', N'.
b) Tính MN2, M'N'2 theo tọa độ của các điểm tương ứng.
c) So sánh độ dài các đoạn thẳng MN, M'N'.
Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 3: Phép đối xứng trục
Xét mặt phẳng tọa độ Oxy (H.1.15). Trong các khẳng định sau, chọn các khẳng định đúng.
a) Phép đối xứng trục Ox biến mỗi điểm M(x; y) thành điểm có tọa độ (x; – y).
b) Phép đối xứng trục Oy biến mỗi điểm M(x; y) thành điểm có tọa độ (– x; y).
c) Phép đối xứng trục Ox biến A(1; 2) thành điểm A'(– 1; – 2).
Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 3: Phép đối xứng trục
Cầu Ponte Sisto in hình dưới dòng sông Tiber, tạo nên một hình ảnh có tính đối xứng trục.
a) Hãy chỉ ra trục đối xứng của hình ảnh đó.
b) Có thể đếm được bao nhiêu hình bóng điện dưới sông? Mỗi hình đó là ảnh dưới sông của bóng điện nào trên cầu?
Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 3: Phép đối xứng trục
Trong việc lát sàn nhà như Hình 1.11, viên gạch ở hàng dọc thứ 4 từ trái sang và hàng ngang thứ 2 từ dưới lên là ảnh của viên gạch ở góc dưới bên trái qua phép tịnh tiến theo vectơ nào? (Gợi ý: Tính vectơ tịnh tiến đó theo hai vectơ trên hình vẽ).
Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Phép tịnh tiến
Trong việc lát mặt phẳng bởi các tam giác đều bằng nhau như được thể hiện trong Hình 1.10, phép tịnh tiến theo vectơ có biến mỗi viên gạch màu xanh thành một viên gạch màu xanh, mỗi viên gạch màu đỏ thành một viên gạch màu đỏ hay không?
Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Phép tịnh tiến
Bạn Hùng tham gia vào một khối diễu hành, mỗi bước Hùng tiến về hướng đông 30 cm. Để giữ vững đội hình, sau mỗi bước, tất cả mọi người tham gia trong khối diễu hành của Hùng cần dời tới vị trí mới là ảnh của vị trí cũ qua phép biến hình nào?
Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Phép tịnh tiến
Ở mỗi bước của đội hình diễu hành, gọi vectơ dịch chuyển của mỗi người tham gia là vectơ có điểm gốc và điểm ngọn tương ứng là vị trí trước và sau khi bước của người đó. Để giữ vững đội hình, ở mỗi bước, các vectơ dịch chuyển của những người tham gia cần có mối quan hệ gì với nhau?
Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Phép tịnh tiến
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho phép biến hình f biến mỗi điểm M(x; y) thành điểm M'(x + 1; y + 2).
a) Xét các điểm A(– 1; 5), B(2; 2), C(4; 0) thuộc ∆: x + y – 4 = 0. Xác định các ảnh của chúng qua f.
b) Chứng minh rằng nếu M(x0; y0) là điểm thuộc đường thẳng ∆: x + y – 4 = 0 thì ảnh M'(x0 + 1; y0 + 2) của nó thuộc đường thẳng ∆': x+ y – 7 = 0.
Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Phép biến hình
Hoa và Hưng cùng chơi trò chơi sau: Hai bạn luân phiên nhau đặt các đồng xu có cùng kích thước lên trên một mặt mảnh giấy hình chữ nhật sao cho các xu nằm hoàn toàn trên mảnh giấy và xu đặt sau không chồng lên xu trước. Mỗi bạn, đến lượt mình được đặt một xu. Ai là người đầu tiên không còn chỗ để đặt xu là người thua cuộc.
Trong một lần chơi, là người đặt xu trước, Hoa đặt đồng xu đầu tiên tại vị trí O ở chính giữa mảnh giấy, và sau đó, ở mỗi lượt đặt xu, nếu Hưng đặt đồng xu ở vị trí M thì Hoa đặt ở vị trí M' đối xứng với M qua O. Hỏi trong lần chơi nói trên, ai là người thắng cuộc?
Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Phép biến hình
Trong bản vẽ biểu diễn hình trụ của Hình 5.
a) Khoảng cách giữa hai đường gióng nào cho ta biết chiều cao của hình trụ?
b) Khoảng cách giữa hai đường gióng nào cho ta biết độ dài đường kính đáy của hình trụ?
c) Nêu cách xác định điểm M3 biểu diễn tâm M của đáy trên hình chiếu bằng khi biết các điểm M1 và M2 biểu diễn M trong hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh.
Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chuyên đề 3
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng đối với phép chiếu vuông góc?
A. Bảo toàn tính song song của các cạnh của vật chiếu.
B. Bảo toàn diện tích các mặt của vật chiếu.
C. Bảo toàn góc giữa các cạnh của vật chiếu.
D. Bảo toàn kích thước các cạnh của vật song song với mặt phẳng chiếu.
Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chuyên đề 3