Bài 2 trang 89 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói đến quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản của công dân.
B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
C. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mình lực lượng quân đội.
D. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 1 trang 89 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo quy định của pháp luật, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là
A. từ 18 tuổi đến 25 tuổi.
B. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
C. từ 18 tuổi đến 27 tuổi.
D. từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 16 trang 88 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh C lái xe ô tô chạy quá tốc độ bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện và xuất trình giấy tờ. Anh C xuất trình các giấy tờ theo quy định pháp luật. Cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản và xử phạt 900 000 đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ 5 km/h. Anh C khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông, vì cho rằng mức xử phạt cao hơn mức mà pháp luật quy định.
Em hãy cho biết việc khiếu nại của anh C là đúng hay sai? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 15 trang 88 SBT Kinh tế Pháp luật 11: V đang theo học tại trường đại học B thì có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện gọi nhập ngũ năm 2023. V đã khiếu nại quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, vì cho rằng quyết định này trái pháp luật.
Theo em, V có quyền khiếu nại quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về việc gọi nhập ngũ đối với mình không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 14 trang 88 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ông N khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh T đối với ông. Hết thời hạn quy định, ông N nhận được quyết định giải quyết khiếu nại. Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Thuế, ông N gửi đơn khiếu nại lần hai đến cơ quan nhà nước cấp trên của cục thuế tỉnh T. Khiếu nại lần hai của ông N đã được người có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, ông T vẫn không đồng ý và tiếp tục khiếu nại.
a) Theo em, các bước thực hiện khiếu nại của ông N và quy trình giải quyết khiếu nại đối với ông N có đúng pháp luật không? Giải thích vì sao.
b) Em hãy cho biết ông N có quyền khiếu nại nhiều lần như vậy không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 13 trang 88 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ông Bình gửi đơn tố cáo đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện tố cáo hành vi của một thanh tra tài nguyên môi trường huyện nhận hối lộ, bỏ qua cho hành vi vi phạm pháp luật của một cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đơn tố cáo, ông Bình nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình và đề nghị với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo được giữ bí mật họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của mình.
a) Trong đơn tố cáo, ông Bình có nghĩa vụ nêu rõ họ tên và địa chỉ của mình hay không? Giải thích vì sao.
b) Căn cứ vào đâu ông Bình đưa ra đề nghị được giữ bí mật họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của mình?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 12 trang 87 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bà P không đồng ý với quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Q, vì cho rằng diện tích đất bị thu hồi không đúng, thấp hơn quy định của pháp luật. Bà P gửi đơn khiếu nại quyết định trên đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a) Trong trường hợp này, bà P có quyền khiếu nại không?
b) Nếu khiếu nại, bà P cần gửi đơn khiếu nại đến cơ quan nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 11 trang 87 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chị Minh viết đơn xin nghỉ phép 4 ngày để giải quyết công việc gia đình. Đơn của chị được gửi tới giảm đốc. Nhưng nghe người trong công ty nói chị nghỉ việc để đi chơi, nên giám đốc công ty đã ra quyết định kỉ luật chị với hình thức “sa thải”, với lí do “tự ý bỏ việc ở công ty”. Không đồng ý với quyết định của giảm đốc, chị Minh cho rằng quyết định của giám đốc công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chị. Chị Minh đã khiếu nại quyết định của giám đốc công ty.
Theo em, chị Minh khiếu nại quyết định của giám đốc công ty là đúng hay sai pháp luật? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 10 trang 87 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Do có mâu thuẫn cá nhân với ông D, ông C tìm cơ hội để làm hại uy tín của ông D. Ông C gửi đơn tố cáo đến lãnh đạo Chi cục Thuế của ông D, tố cáo về việc ông C che chở để bà A trốn thuế hàng chục triệu đồng của Nhà nước. Chi cục Thuế thụ lí đơn tố cáo và giải quyết vụ việc theo đúng quy định của Luật Tố cáo. Kết quả giải quyết tố cáo cho thấy, ông D không thực hiện hành vi, việc làm như tố cáo của ông C.
Trong trường hợp này, ông C đã có hành vi như thế nào? Hành vi đó có thể dẫn đến hậu quả gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 9 trang 86 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
Thông tin. Là cán bộ trẻ với nhiều lợi thế, cộng với sự ủng hộ của lãnh đạo cơ quan nên anh S luôn được phân công thẩm định các dự án có vốn lớn của các doanh nghiệp mạnh trên địa bàn. Nhưng sau hơn ba năm công tác, tư tưởng “tư túi” bắt đầu phát sinh khi được thẩm định những dự án lớn. Anh S được lãnh đạo các doanh nghiệp mời đi du lịch vào ngày nghỉ cuối tuần và khi về còn có quà. Anh S đã bắt đầu biết tận dụng quyền hạn của người thẩm định dự án gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp để nhận tiền bồi dưỡng. Song không dừng lại ở đó, nhờ quan hệ tốt với lãnh đạo, cộng với được đào tạo thêm những khoá nghiệp vụ về cấp phép dự án, anh S được chuyển công tác tại bộ phận quản lí cấp phép dự án xây dựng. Với nhiệm vụ mới này, chỉ trong một thời gian ngắn, dư luận của huyện A đã bắt đầu nhận được một số phản ánh về việc anh S trả kết quả không đúng thời hạn, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và công dân khi đến giao dịch các thủ tục cấp phép xây dựng. Sự việc tiếp diễn cho đến ngày lãnh đạo huyện A nhận được đơn thư tố cáo của anh B - chủ doanh nghiệp tư nhân, rằng anh S gây phiền hà, sách nhiễu khi đến làm thủ tục cấp phép xây dựng công trình. Do không chi tiền “bôi trơn” theo yêu cầu của anh S nên hậu quả là chậm tiến độ đầu tư xây dựng công trình, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp B trên địa bàn.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét về hành vi của anh S. Theo quy định pháp luật về quyền tố cáo, doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 8 trang 86 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi gặp trường hợp nào dưới đây công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại hay quyền tố cáo?
Hành vi, việc làm |
Quyền khiếu nại |
Quyền tố cáo |
A. Phát hiện nhóm người khai thác gỗ trái phép. |
||
B. Phát hiện hành vi nhận hối lộ của cán bộ có thẩm quyền. |
||
C. Bị xử phạt vi phạm hành chính quá mức quy định. |
||
D. Không đồng ý với quyết định xử phạt hành chính của cơ quan thuế. |
||
E. Phát hiện được người buôn bán ma tuý. |
||
G. Bị giám đốc công ty sa thải trái pháp luật. |
||
H. Chứng kiến hành vi của cán bộ nhà nước có thẩm quyền bao che người vi phạm pháp luật. |
||
I. Không đồng ý với hành vi của cảnh sát giao thông tạm giữ xe máy của mình. |
||
K. Khi cho rằng việc giải quyết vụ việc hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trái pháp luật. |
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 7 trang 86 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo có thể gây ra hậu quả nào dưới đây?
A. Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
B. Ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
D. Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 6 trang 85 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây là đúng hoặc sai khi nói về nghĩa vụ của người tố cáo?
Nội dung |
Đúng |
Sai |
A. Trình bày trung thực về nội dung tố cáo. |
||
B. Không phải cung cấp thông tin cá nhân cho người giải quyết tố cáo. |
||
C. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được. |
||
D. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo. |
||
E. Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu. |
||
G. Không phải bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra. |
||
H. Cùng người giải quyết tố cáo điều tra vụ việc khi được yêu cầu. |
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 5 trang 85 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Người tố cáo không có quyền nào dưới đây?
A. Được bảo đảm bí mật về họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác.
B. Được thông báo về việc thụ lí tố cáo hoặc không thụ lí tố cáo, kết luận nội dung tố cáo.
C. Chuyển đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền là quá chậm.
D. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 4 trang 85 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân được quyền tố cáo khi phát hiện điều gì dưới đây?
A. Quyết định kỉ luật của giám đốc công ty trái pháp luật.
B. Hành vi vi phạm pháp luật của một người gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước.
C. Cán bộ cơ quan thuế áp mức thuế cao hơn so với thực tế kinh doanh của công ty.
D. Quyết định xử phạt hành chính của người có thẩm quyền xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 3 trang 84 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây là đúng hoặc sai khi nói về nghĩa vụ của người khiếu nại?
Nội dung |
Đúng |
Sai |
A. Trình bày trung thực sự việc mà mình khiếu nại. |
||
B. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại. |
||
C. Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. |
||
D. Không phải cung cấp tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại. |
||
E. Khiếu nại đến bất kì người nào trong cơ quan nhà nước cấp trên. |
||
G. Không phải chấp hành quyết định hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại. |
||
H. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày với người giải quyết khiếu nại. |
||
I. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại. |
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 2 trang 84 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Người khiếu nại không có quyền nào dưới đây?
A. Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại.
B. Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại.
C. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại.
D. Được đề nghị kỉ luật người đã ra quyết định sai, bị khiếu nại.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 1 trang 84 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?
A. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm.
B. Khi có căn cứ cho rằng quyết định kỉ luật cán bộ, công chức là trái pháp luật.
C. Phát hiện người lấy trộm tài sản nhà nước.
D. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của giám đốc công ty, vì không trao đổi trước với mình.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Bài 18 trang 83 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh V và anh H cùng tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Khi viết phiếu bầu, anh V đã cố tình giải thích không đúng cách thức ghi trong phiếu bầu cử, làm cho phiếu bầu của anh H không có giá trị.
a) Theo em, hành vi của anh V có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không?
b) Nếu là anh H trong trường hợp này, em sẽ làm gì để phiếu bầu của mình hợp lệ?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 17 trang 83 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chị N có hộ khẩu thường trú tại huyện A của tỉnh X nhưng lại đang làm việc và tạm trú tại huyện B của tỉnh X. Chị N băn khoăn, để thuận lợi cho quá trình bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, chị có được ghi tên vào danh sách cử tri ở huyện B của tỉnh X không.
Theo em, chị N có được ghi tên vào danh sách cử tri ở huyện B của tỉnh X không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 16 trang 83 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận thấy mình có đủ tiêu chuẩn, anh T mong muốn được tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, vợ anh không đồng ý nên đã tìm mọi cách cản trở không cho anh được tự ứng cử.
Theo em, hành vi của vợ anh T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền ứng cử của công dân không? Hậu quả của hành vi đó là gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 15 trang 83 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ông M là Tổ trưởng Tổ bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Để giúp bà V trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông M đã tự ý lấy một số phiếu bầu trong hòm phiếu được niêm phong để gạch tên các ứng viên khác và chỉ để tên của bà V.
Theo em, hành vi của ông M có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không? Hậu quả của hành vi đó là gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 14 trang 83 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Để giúp con trai mình là anh V trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông T đã cùng vợ của mình đi vận động và biếu quà bà con trong thôn để họ bỏ phiếu cho anh V. Đồng thời, nếu ai không đồng ý với yêu cầu thì ông T lại có hành vi de doa.
Theo em, hành vi của vợ chồng ông T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không? Nếu có, hành vi đó phải chịu hậu quả như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 13 trang 82 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Gia đình ông D có 3 thành viên là cử tri tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Với lí do gia đình có nhiều việc, ông D đã quyết định bắt vợ con ở nhà làm việc để tiết kiệm thời gian, còn mình sẽ đi bầu cử hộ.
a) Theo em, quyết định của ông D có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không?
b) Trong trường hợp ông D thực hiện quyết định của mình thì hành vi đó sẽ phải chịu hậu quả như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 12 trang 82 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Q là học sinh lớp 12 (đủ 18 tuổi) nên đã được Đoàn trường tuyên truyền và hướng dẫn đầy đủ các thủ tục tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Q đã chủ động nghiên cứu và lựa chọn được đại biểu tiêu biểu, đến đúng giờ, trực tiếp viết phiếu và bỏ phiếu bầu cử theo quy định của pháp luật.
Em có nhận xét gì về việc thực hiện quyền bầu cử của Q trong trường hợp trên?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 11 trang 81 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
LỜI KÊU GỌI QUỐC DÂN ĐI BỎ PHIẾU
Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946.
Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.
Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước.
Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽ tất nhiên, có người được cử, có người không được cử.
Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng.
Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc.
Người không trúng cử, cũng không nên ngã lòng. Mình đã tỏ lòng hăng hái với nước, với dân, thì luôn luôn phải giữ lòng hăng hái đó. Ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà. Lần này không được cử, ta cứ gắng làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhất định cử ta.
Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do.
(Theo Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.166-167)
Quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân được thể hiện như thế nào trong Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 10 trang 81 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trường hợp nào dưới đây công dân được thực hiện quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Người đang bị khởi tố bị can.
B. Người chưa được xoá án tích.
C. Người đang chấp hành bản án của Toà án.
D. Người khuyết tật.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 9 trang 81 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào sau đây không thể hiện hậu quả của hành vi vi phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân?
A. Làm sai lệch kết quả bầu cử.
B. Gây thiệt hại về tài sản.
C. Thực hiện quyền dân chủ của công dân.
D. Không thể hiện được vai trò làm chủ của bản thân.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 8 trang 81 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trường hợp nào dưới đây, cử tri được nhờ người khác bỏ phiếu hộ vào hòm phiếu?
A. Cử tri bận việc riêng.
B. Cử tri bị tạm giam.
C. Cử tri cao tuổi.
D. Cử tri bị khuyết tật.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 7 trang 81 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bầu cử của công dân?
A. Làm lộ thông tin bầu cử.
B. Bỏ phiếu cho nhiều người.
C. Phát phiếu bầu cho tất cả cử tri.
D. Không đi bầu cử.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 6 trang 80 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân?
A. Công dân bị khuyết tật có thể nhờ người khác viết hộ phiếu bầu.
B. Công dân xem trộm phiếu bầu của người khác.
C. Công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu.
D. Công dân tự ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 5 trang 80 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào sau đây là không đúng khi nói về quyền bầu cử của công dân theo quy định của pháp luật?
A. Công dân phải xuất trình thẻ cử tri khi đi bầu cử.
B. Công dân có thể nhờ người khác bỏ phiếu.
C. Công dân có quyền lựa chọn người đại biểu vào các cơ quan của Nhà nước.
D. Công dân có quyền bầu cử được ghi tên vào danh sách cử tri.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 4 trang 80 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân thực hiện quyền ứng cử của mình bằng hình thức nào dưới đây?
A. Được đề cử.
B. Được đề xuất.
C. Được tổ chức giới thiệu, ứng cử.
D. Được cá nhân giới thiệu, ứng cử.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 3 trang 80 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Phổ thông
B. Dân chủ
C. Bình đẳng
D. Bỏ phiếu kín
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 1 trang 80 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bầu cử và ứng cử là quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền tự do cơ bản.
B. Quyền bình đẳng.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền Giám sát.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 17 trang 79 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ông H là đại biểu Quốc hội được phân công nhiệm vụ là Giám sát quá trình hoạt động trưng cầu ý dân của Quốc hội về chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Trong quá trình Giám sát, ông H phát hiện bà M đã lợi dụng lúc mọi người không chú ý thay đổi phiếu trưng cầu ý dân, nhằm làm thay đổi kết quả trưng cầu ý dân.
a) Theo em, hành vi của bà M có vi phạm quy định của pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân không? Nếu có, hậu quả của hành vi đó là gì?
b) Nếu là ông H trong tình huống này, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Bài 16 trang 79 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong quá trình Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân về nội dung bản Dự thảo Hiến pháp, anh D đã bắt vợ mình là chị K (20 tuổi) phải đồng ý biểu quyết nội dung bản Dự thảo Hiến pháp.
Chị K băn khoăn không biết hành vi của anh D có vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không.
Em hãy cho biết hành vi của anh D có vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không. Hậu quả của hành vi đó là gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội