Câu 8: Xếp từ láy trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp.
– Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)
– Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)
– Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thôi sáo cho đàn bò gặm cỏ. (Sọ Dừa)
a, Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật, ví dụ: lom khom.
b, Gợi tả âm thanh, ví dụ: ríu rít.
300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 21)
Câu 7: Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp.
bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm
a, Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp.
b, Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bánh rán.
c, Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo.
d, Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối.
300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 21)
Câu 6: Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào?
làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp
a, Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non.
b, Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém.
300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 21)
Câu 5: Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:
a, Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua. {Thánh Gióng)
b, Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn. (Thạch Sanh)
300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 21)
Câu 1: Từ đơn là gì? Nêu ví dụ.
300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 21)
Câu 14: Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?
Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày(**) vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?
(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)
(**) Mày: chỉ Lý Thông.
300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 21)
Câu 13: Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?
300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 21)
Câu 1: “Thạch Sanh” thuộc thể loại gì?
300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 21)