Trái cam
(Trích)
Con vừa ở lớp về
Sà ngay vào luống đất
Bố cười hỏi gieo gì
Con khum tay bí mật...
Bắt chước cô làm đất
Con cuốc, cão, xáo tơi
Tay nhỏ vun ủ hạt
Đất mịn vồng mâm xôi.
Bắt chước cô tưới nước
Con nhẹ nhàng đôi tay
Nước rơi như mưa bay
Thấm xuống thành một ngọt.
Bố lên đường công tác
Mùng vẫn nhận thư con
Kể chuyện học, chuyện trường
Chữ con dần ngay ngắn...
Thấm thoắt năm năm trời
Bố về, cam đỏ ối.
Con bút một trái ngon
Đặt nặng lòng tay bố
Tươi như Mặt Trời đỏ
Điều bí mật của con...
Theo THẠCH VĂN THÂN
Đọc hiểu
Theo em, chi tiết bạn nhỏ vừa ở lớp về đã “Sà ngay vào luống đất” thể hiện điều gì?
Bài 3: Có học mới hay Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) trong Bài 2
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong tác phẩm mà em đã đọc ( hoặc đã nghe) về bình đẳng giới
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Những câu chuyện mà chiến dịch nhận được có tác dụng gì? Tìm các ý đúng:
a) Giới thiệu một chiến dịch hoạt động vì quyền lợi của trẻ em gái.
b) Tạo động lực cho trẻ em gái nỗ lực học tập, biến ước mơ thành hiện thực.
c) Kể về điều kiện học tập còn nhiều khó khăn của trẻ em gái dân tộc thiểu số.
d) Truyền cảm hứng để trẻ em gái có những khát khao về một tương lai tốt đẹp.
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Nhờ đâu mà nhân vật trong những câu chuyện ở bài đọc có thể hoàn thành ước mơ của mình? Tìm ý đúng:
a) Nhờ được nghe nhiều câu chuyện truyền cảm hứng từ những người thành đạt.
b) Nhờ được tham gia chiến dịch 'Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái'.
c) Nhờ đi nhiều nơi và tham gia các hoạt động trao quyền cho phụ nữ.
d) Nhờ quyết tâm vượt khó, không từ bỏ con đường học tập.
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái
Chiến dịch toàn cầu “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái' được UNESCO phát động nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo cho việc học tập của các em được liên tục và an toàn.
Tại Việt Nam, từ tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 2021, chiến dịch nhận được 50 câu chuyện truyền cảm hứng về các bạn nhỏ trên khắp mọi miền đất nước. Đó là chuyện một cô gái Tây từng đi bộ 40 ki-lô-mét đến trường, nay trở thành nữ doanh nhân thành đạt. Một cô gái Xtiêng đã bỏ qua những lỗi ngăn cản để đạt được ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia. Một nữ giảng viên người Thái vượt qua bao gian khó tuổi thơ, trở thành người đi đầu trong các hoạt động trao quyền cho phụ nữ,... Họ có được điều đó là nhờ không từ bỏ con đường học tập của mình. Những câu chuyện đời thực ấy góp phần truyền cảm hứng cho trẻ em gái tiếp tục hành trình học tập hướng tới tương lai.
Như một làn gió lãnh, “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái' nhen lên khát khao, giúp trẻ em gái hoàn thành ước mơ của mình.
Theo THU HÀ
Câu hỏi và bài tập:
Chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” được phát động nhằm mục đích gì? Tìm các ý đúng:
a) Nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái.
b) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được liên tục.
c) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được an toàn.
d) Nhằm thu thập những câu chuyện về việc học của trẻ em gái.
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 đề sau
a) Viết đoạn văn nêu một phẩm chất cần có của thiếu nhi và những việc em sẽ thực hiện để có phẩm chất đó. Trang trí hoặc vẽ hình minh hoạ cho bài viết.
b) Viết đoạn văn giới thiệu một bạn trong lớp mà em quý mến (giấu tên), sao cho bạn khác đọc ( hoặc nghe) đoạn văn có thể biết em viết về ai. Trang trí hoặc vẽ hình minh hoạ cho bài viết.
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Viết lại đoạn văn dưới đây, sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
Ai cũng khen bạn Vân (lớp trưởng lớp tôi) là một cán bộ gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi (mấy anh chàng hay coi thường con gái) không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục…
Theo KIM NGÂN
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn chuyện sau:
Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà. – Sơn ơi! Chợt có tiếng mẹ gọi. Mẹ về rồi đây!
Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rất nước, mời mẹ:
– Mẹ uống nước đi ạ. Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ... Mẹ cười:
– Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!
Theo VŨ ANH
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Các dấu gạch ngang dưới đây được dùng để làm gì?
Tôi đến nhà Xác-đi – ở ngay trước trường – và trông thấy cái tủ sách của cậu ấy, tôi thấy thèm quá.
Xtác-đi không mua được nhiều sách – nhà cậu ấy không giàu – nhưng cậu bảo quản sách rất cẩn thận và dành tất cả số tiền mình có vào việc mua sách. Bằng cách ấy, Xtác-đi đã có một tủ sách nhỏ.
Theo A-MI-XI (Hoàng Thiếu Sơn dịch)
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Cuộc họp bí mật
Ê-lê-na bị vấp ngã. Cô bé oà khóc. Thầy giáo bảo Đi-tô:
– Em hãy giúp bạn đứng lên!
Đi-tô miễn cưỡng bước lại chỗ Ê-lê-na, gắt gỏng: – Đứng lên! Có gì mà nức nở?
– Giu-ri-cô đỡ bạn và an ủi bạn đi! – Thầy giáo nói. Giu-ri-cô lừng khừng bước lại, xốc nách bạn:
– Não, đứng lên mau!
Giu-ri-cô mạnh tay quá nên Ê-lê-na đứng lên rất khó nhọc. Cậu bé vừa buông tay, cô bé lại ngã khuỵu xuống và khóc to hơn.
Giu-ri-cô trở về chỗ cũ, đổ lỗi cho bạn:
– Em đã đỡ rồi mà bạn ấy không đúng, vẫn cứ khóc!
Không chờ thầy giáo nhắc, Xa-sa chạy đến chỗ Ê-lê-na, cúi xuống an ủi bạn rồi đưa hai tay cho bạn. E-lê-na nin khóc, cầm tay cậu bé, gượng đứng lên. Thầy giáo quyết định tổ chức một cuộc họp bí mật để giúp các học sinh nam biết cách quan tâm, giúp đỡ các bạn nữ. Thầy gọi các em lại gần, nói:
– Thầy sẽ lập nhóm những người đàn ông chân chính. Em nào muốn tham gia thì giơ tay.
Xa-sa giơ tay đầu tiên. Sau đó, tất cả đều giơ tay.
– Em nào cũng muốn làm người đàn ông chân chính. Vậy, từ hôm nay, các em phải tuân theo nội quy của hội. Các em đồng ý chứ?
– Đồng ý ạ!
– Chúng ta bắt đầu từ điều thứ nhất: quan tâm và ăn cần với các bạn nữ. Từ hôm ấy, các bạn nam thay đổi đến mức nhiều bạn nữ ngạc nhiên: “Chuyện gì xảy ra thế nhỉ?'.
– Không có gì đâu. Thầy sẽ tổ chức một cuộc họp bí mật với các bạn nữ. Các em cũng cần biết cách ân cần với bạn nam, biết đi thong thả, không chen lấn,... Thầy giáo vui vẻ nói.
Theo A-MÔ-NA-SVIII (Vũ Nha dịch)
Đọc hiểu
Em hiểu thầy giáo muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn học sinh nam khi yêu cầu Đi-tô và Giu-ri-cô giúp đỡ Ê-lê-na?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu.
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm? Nêu tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh) đó.
b) Tác phẩm đó nói lên điều gì?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Dây thun xanh, dây thun đỏ
Sáng nào, mẹ cũng cho anh em Dũng, Ly mỗi đứa mười nghìn đồng để ăn sáng. Ly thường mua gói xôi tám nghìn. Còn hai nghìn, Ly để dành mua kẹo. Anh Dũng thì khác, gói xôi mười nghìn với anh là vừa.
Không phải sáng nào cũng ăn xôi. Nhưng nếu ăn thì hai anh em đến bà bán xôi quen ở đầu phố. Bà bán xôi biết ý, đem hai gói, một gói buộc dây thun xanh, gối kia buộc dây thun đỏ. Bà đưa xôi cho Ly và dặn: xanh tám nghìn, đỏ mười nghìn.
Vậy mà cả tuần nay, bà bán xôi chỉ bán được có mấy gói buộc dây thun xanh cho Ly. Anh Dũng không ăn xôi. Ly hỏi thì anh chỉ cưỡi. Ly đoán anh Dũng dành tiền để chơi điện tử. Nếu đúng vậy, Ly sẽ phải mách mẹ. Nhưng Ly mới nghĩ vậy thôi chứ chưa mách.
Sáng hôm ấy, Ly chuẩn bị đến trường thì anh Dũng đến bên. Anh cười và lấy trong cặp ra một gói nhỏ, đưa cho Ly
– Chúc mừng em thêm một tuổi!
Ôi! Hôm nay là sinh nhật mình! Mình quên mất, thế mà anh Dũng nhớ!
Ly mừng quýnh, mở gói giấy: cuốn Cuộc phiêu lưu của cô bé Tim Tím đến xứ sở Hoa Mười Giờ còn mới cứng và thơm phức mùi giấy in. Đúng quyển truyện Ly rất thích nhưng chưa dám xin tiền mẹ để mua.
Mẹ cũng vui với niềm vui bất ngờ của Ly. Mẹ hứa tối nay sẽ tổ chức liên hoan mừng sinh nhật con gái.
Bất ngờ mẹ hỏi Dũng:
– Con lấy tiền đâu mua sách cho em?
Dũng chỉ nhìn Ly và cười. Cô bé chợt hiểu ra vì sao cả tuần nay anh Dũng không mua gói xôi nào.
Theo Trần Đức Tiến
Đọc hiểu
Thấy Dũng cả tuần không mua xôi Ly nghĩ gì?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Đọc lại và tóm tắt bài Hạng A Cháng (trang 22) hoặc bài Chị Hà (trang 23) theo gợi ý sau:
a) Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về ngoại hình của nhân vật?
b) Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hoạt động tính cách của nhân vật?
c) Để miêu tả các đặc điểm trên, tác giả đã quan sát bằng những cách nào?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
'Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!' đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tìm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện dưới đây:
Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thuỷ – bức tranh mà Hưng vừa mới vẽ, tô màu cẩn thận. Hưng nghĩ ngay là anh Hà đánh đổ mực vào bức tranh. Hưng và lên khóc.
– Làm sao thế con? – Mẹ hỏi.
– Anh Hà... – Hưng vừa nói vừa khóc nức nở. – Anh Hà đánh đổ mực ra tranh của con!
– Không phải đâu. – Mẹ nói. – Tại con mèo đấy. Lúc nãy, nó làm đổ mực tung toé, anh Hà đã lau bản và lọ mực, nhưng tranh của con thì không lau được.
Đêm hôm ấy, nằm cạnh anh Hà, Hưng rất khó ngủ và hình như anh Hà cũng thế. Hưng cố gắng lấy can đảm làm lãnh trước...
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Nhận xét về vị trí và tác dụng của mỗi dấu gạch ngang trong mẩu truyện dưới đây:
Quà tặng bố
Một bữa, Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách.
“Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt lóe lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy.
Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt lên bàn của ông.
– Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính. Pa-xcan nói.
Thì ra, đó là một chiếc máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
Theo LÊ NGUYÊN LONG – PHẠM NGỌC TOÀN
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Khổ thơ 4 khẳng định điều gì?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Muôn sắc hoa tươi
Thời gian có đêm và ngày
Thời tiết lúc mưa lúc nắng
Trái Đất này sẽ buồn lắm
Nếu thiếu bạn hay vắng tôi.
Chẳng ai đặc biệt hơn người
Chỉ vì là trai hay gái
Bạn nữ đẹp xinh, tài giỏi
Bạn nam khoẻ mạnh, thông minh.
Yêu sao lớp của chúng mình
Gái trai chan hoà đoàn kết
Đua nhau chăm học, chăm làm
Lúc nào cũng vui như Tết.
Sẽ chẳng ai là phái yếu
Hãy luôn tự tin, bạn ơi!
Chúng ta đều là phái mạnh
Khi chung sức giúp mọi người.
Ai cũng quan trọng trên đời
Mỗi người một ngôi sao nhỏ
Trường ta muôn sắc hoa tươi
Bởi bạn và tôi ở đó.
ĐẶNG TUỆ LÂM
Đọc hiểu
Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hai khổ thơ đầu?
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Phát biểu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi.
Gợi ý về nội dung trao đổi:
a) Em yêu thích câu chuyện ở những điểm nào? Vì sao?
b) Câu chuyện có những nhân vậy nào?
c) Em thích nhân vật nào? Vì sao?
d) Em hiểu câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Gợi ý về cách trình bày, trao đổi:
Trao đổi trong nhóm lớp |
|
Người nói |
Người nghe |
- Trình bày nội dung đã chuẩn bị (có thể dùng tranh ảnh, sơ đồ) - Trả lời câu hỏi của các bạn. |
- Lắng nghe, ghi chép, chuẩn bị câu hỏi. - Đặt câu hỏi với các bạn. - Nêu cảm nghĩ về bài trình bày của bạn. |
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Phát biểu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong chuyện Lớp trưởng lớp tôi (trang 20-21)
Gợi ý về nội dung trao đổi:
a) Giới thiệu nhân vật.
b) Nêu ý kiến về hoạt động, tính cách của nhân vật.
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bài văn sau đây có những điểm nào giống và khác bài văn Hạng A Cháng:
a) Về cấu tạo?
b) Về trình tự miêu tả?
Chị Hà
Chị Hà đến với chúng tôi vào một buổi chiều.
Tôi còn nhớ rõ chị Hà dáng người thon mảnh, nước da trắng, tóc mai dài vắt cong lên như một dấu hỏi lộn ngược, trên má có vài nốt tàn nhang. Chị đến trong đoàn thanh niên xung kích của huyện giúp xã chúng tôi chống úng cho một cánh đồng định cấy giống lúa mới. Tôi ở trong đám thiếu nhi ra đồn. Chị âu yếm đặt tay lên vai tôi (hồi ấy, tôi bé loắt choắt, chưa cao ngồng như hai, ba năm nay). Trông chị thật tươi tắn. Chị cười nói nhiều, chắc tính chị vốn sôi nổi. Mỗi khi chị cười, mấy nốt tàn nhang lặn đi trên gò má đỏ ửng. Chị vừa chuyện trò với các bạn vừa giữ tôi ngồi bên. Không hiểu sao, tôi cứ chú ý tới cái vòng tốc mai uốn cong như dấu hỏi lộn ngược, cứ như thể trong đó có một điều bí ẩn kì lạ.
Hình ảnh tôi còn giữ được về chị là như thế.
(Theo Bùi Hiển)
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bài văn dưới đây có mấy đoạn, nêu tóm tắt nội dung từng đoạn:
Hạng A Cháng
Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:
– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá Đẹp quá!
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ.Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cây mới thấy hết vẻ đẹp của anh.
Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cây. Cái cây của người Mông to nặng, bắp cây bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng!' và bây giờ chỉ còn chăm chấm vào công việc... Hai tay A Cháng nắm đốc cây, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cây, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tại phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sã cây thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp...
Sức lực trần trễ của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Mông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.
Theo MA VĂN KHÁNG
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều