Chọn từ ngữ thay cho mỗi bông hoa để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:
Tôi định ngủ một giấc. những mảng màu rực rỡ ngoài ô cửa đã kéo tôi ra khỏi giấc ngủ. , tôi chỉ thấy màu xanh. Nhìn từ trên máy bay, Ấn Độ Dương trắng như viên đá lam ngọc lấp lánh, còn đảo Ma-đa-ga-xca thì như viên ngọc lục bảo đính trên viên đá này. , tôi mới thấy giữa dải màu xanh tuyệt đẹp, thỉnh thoảng lộ ra khoảng màu nâu đỏ. Đó chính là những nơi rừng bị chặt phá. Nhìn từ trên cao, chúng như những vết thương của rừng già vậy. dù chưa đặt chân lên Ma-đa-ga-xca, tôi đã cảm thấy xót xa như chính mình bị thương tổn...
(Theo An Nguyệt Vi Tiếu, Hương Giang dịch)
Ôn tập và đánh giá giữa học kì II Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Tôi và lũ bạn đã đi tìm tu hú dọc những bờ dứa dại. Nhưng chúng tôi không làm sao trông thấy chúng. Chúng tôi đi rón rén đến nơi phát ra tiếng một con tu hú kêu, bỗng nó im bặt. Ở nơi cách chúng tôi không xa, một con tu hú khác cất tiếng gọi như trêu tức con người. Và ngay cả nơi chúng tôi vừa rời khỏi, tu hú lại kêu. Vì thế, tôi chưa bao giờ trông thấy chim tu hú.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
a. Tìm những từ ngữ nối có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn.
b. Tìm thêm những từ ngữ nổi có thể thay thế cho các từ ngữ đã tìm được ở bài tập a.
Ôn tập và đánh giá giữa học kì II Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây và cho biết biện pháp liên kết được sử dụng trong mỗi đoạn.
a. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. (Theo Minh Nhương) |
b. Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng. (Theo Nguyên Hương) |
Ôn tập và đánh giá giữa học kì II Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi.
Quạt mo
Nhà bà tôi nằm lặng lẽ giữa màu xanh mướt của mấy hàng cau. Mỗi lần nghe tiếng rơi “đập” ngoài sân gạch, tôi vội chạy ra nhặt tàu lá cau rụng, phơi bên hiên nhà, đợi bà tôi làm thành những chiếc quạt mo nho nhỏ.
Chọn một bẹ cau khô thơm nồng mùi nắng, bà cắt thành chiếc quạt mo hình tai voi rất vừa tay cầm. Chiếc quạt theo bà cháu tôi suốt mùa hè miền Trung nắng đổ lửa. Lâu dần, quạt ngả màu nâu sẫm, mấy vết nhăn hằn rõ nét hơn. Những hôm bà đi chợ xa về, tôi lăng xăng đến bên bà phe phẩy quạt mo. Bà thường ôm tôi vào lòng: “Cháu bà thương bà nhất.”.
Có những trưa, bà cháu nằm võng trong vườn, bà vừa khe khẽ lướt chiếc quạt mo, vừa thong thả hát bài đồng dao:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè...
Tay bà đưa quạt nhịp nhàng. Gió nối gió ùa về mát rượi. Tôi lim dim chìm vào giấc ngủ. Trong mơ tôi gặp phú ông dắt chú trâu mập mạp, còn tôi cầm chiếc quạt mo. Rồi tôi mơ thấy mình ngồi vắt vẻo trên lưng chú trâu ấy, đi qua một ao cá... Tiếng lá cau rụng khiến tôi choàng tỉnh. Tôi hốt hoảng oà lên nức nở: “Cháu đổi quạt mo lấy trâu của phú ông mất rồi, bà ơi!”. Bà cười, chỉ cho tôi chiếc quạt mo vẫn còn nguyên trên võng, tôi mới nín khóc. Sau hôm ấy, tôi cứ mong gặp lại phú ông để nói rằng, tôi sẽ không đổi chiếc quạt mo của bà tôi lấy bất cứ thứ gì. Nhưng phú ông chẳng xuất hiện lần nào nữa trong giấc mơ của tôi.
Bây giờ, dù ít người còn dùng quạt mo, nhưng tôi vẫn giữ một chiếc làm kỉ niệm. Mỗi khi nhớ bà, tôi lại mang chiếc quạt mo ra phe phẩy, lòng xôn xao hồi ức tuổi thơ. Làn gió dịu dàng cứ thổi hoài, thổi mãi...
(Phan Đức Lộc)
* Trả lời câu hỏi
a. Chiếc quạt mo được miêu tả như thế nào trong bài đọc?
b. Chiếc quạt mo gợi nhớ những kỉ niệm gì về bà trong tuổi thơ của người cháu?
c. Kể lại giấc mơ của người cháu về chiếc quạt mo. Theo em, giấc mơ đó có gì thú vị?
d. Chi tiết người cháu khi lớn vẫn giữ một chiếc quạt mo làm kỉ niệm gợi cho em những suy nghĩ gì?
Ôn tập và đánh giá giữa học kì II Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc những dòng thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.
– Nêu tên bài thơ có chứa các dòng trên.
– Trong mỗi bài thơ, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
– Đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ em thích của một trong những bài thơ trên.
Ôn tập và đánh giá giữa học kì II Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Thêm kết từ và vế câu thay cho bông hoa để tạo câu ghép.
a. Nếu em chọn một sản vật quê hương để giới thiệu với bạn bè .
b. nên tôi luôn háo hức mong đến giờ ông kể chuyện.
c. Tuy những hạt gạo bé nhỏ, giản dị .
Ôn tập và đánh giá giữa học kì II Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Trong đoạn văn dưới đây, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? Xác định các vế của những câu ghép vừa tìm được.
(1) Mùa đông, rùa ngại rét. (2) Gió cứ thổi vù vù. (3) Rùa đợi đến mùa xuân. (4) Mùa xuân nhiều hoa, nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông. (5) Mưa phùn vẫn cứ lai rai và gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. (6) Rùa lại đợi đến hè. (7) Mùa hè tạnh ráo. (Theo Võ Quảng) |
Ôn tập và đánh giá giữa học kì II Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Trao đổi, góp ý.
Bài 16: Về thăm Đất Mũi Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Trình bày.
G:
– Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về sản vật và địa phương có sản vật do theo nội dung đã chuẩn bị.
– Khi nói, em cần kết hợp thể hiện tình cảm, cảm xúc qua giọng nói, cử chỉ, diệu bộ,.. sử dụng tranh ảnh, video,... để bài giới thiệu thêm sinh động.
– Khi bạn trình bày, em cần lắng nghe để ghi lại những thông tin thú vị; chuẩn bị câu hỏi và ý kiến để tham gia trao đổi, góp ý.
Bài 16: Về thăm Đất Mũi Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Yêu cầu: Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương.
Chuẩn bị.
– Chọn sản vật để giới thiệu.
+ Món ăn của một địa phương (phở Hà Nội, bún bò Huế, mì Quảng, cơm tấm Sài Gòn, lẩu mắm U Minh,...).
+ Nhạc cụ, trang phục truyền thống ở các vùng miền.
+ Sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
– Tìm thông tin để giới thiệu về sản vật (có thể tìm đọc sách báo in, tài liệu trên mạng
in-tơ-nét, phim ảnh,...).
G:
+ Sản vật có tên gọi là gì?
+ Sản vật đó có ở địa phương nào?
+ Sản vật có đặc điểm gì độc đảo?
+ Sản vật đó được sử dụng như thế nào?
– Sưu tầm tranh ảnh, video,... dùng để minh hoạ khi giới thiệu.
Bài 16: Về thăm Đất Mũi Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Viết chương trình cho 1 trong 2 hoạt động dưới đây: – Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. – Tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11). |
Chuẩn bị.
– Chọn một hoạt động theo yêu cầu của đề bài.
– Xác định nội dung từng mục cho bản chương trình hoạt động.
– Dự kiến những công việc cụ thể. Ví dụ:
+ Hoạt động quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt có thể gồm những việc như: quyên góp sách vở, đồ dùng, quần áo; phân loại, đóng gói;…
+ Hoạt động tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
(20 tháng 11) có thể gồm những việc như: phân công các bạn tập luyện những tiết mục dự kiến biểu diễn, chuẩn bị trang phục biểu diễn,...
– Lập bảng kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ.
Bài 16: Về thăm Đất Mũi Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Về thăm Đất Mũi
Về đây nghe đất thở Phập phồng trước bình minh Về đây trông đước chạy Những bước chân ngập sình.
Gặp ngọn gió châu thổ Đang mở hội trên đồng Ca bài ca mở cõi Của bao đời cha ông.
Ngút ngàn rừng mắm, đước Xanh đến tận vô cùng Phù sa như dòng sữa Nuôi đất rừng Năm Căn. |
Rễ mắm thì ăn lên Rễ đước thì cắm xuống Bền bỉ suốt ngày đêm Trong tình yêu của đất.
Nơi đây biển gặp rừng Đất và trời gắn lại Cho bãi bồi vươn xa Đất nước mình lớn mãi.
Lần đầu về Đất Mũi Như về với nhà mình Nơi địa đầu Tổ quốc Rạng ngời ánh bình minh! (Hoài Anh) |
* Trả lời câu hỏi
Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi.
Bài 16: Về thăm Đất Mũi Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Chọn từ ngữ thay cho bông hoa để liên kết các câu trong đoạn văn.
người anh, hai anh em, hai vợ chồng người em, nhưng |
(1) Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. (2) chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. (3) từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng người em. (2) thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. (5) Thấy thế, sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng.
(Truyện Cây khế)
Bài 15: Xuồng ba lá quê tôi Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Các câu trong những đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách nào?
a. (1) Mới hôm qua, tôi chỉ thấy con đường đất đỏ quen thuộc và những đám cỏ xác xơ. (2) Thế mà hôm nay, đột nhiên những bông hoa mua đầu mùa đã bật nở, tím hồng như những ngọn đèn vui thấp thoáng trong làn sương ấm. (Theo Vũ Tú Nam) |
b. (1) Múa sư tử thực chất là một điệu múa võ. (2) Các miếng võ được biểu diễn rõ nhất trong màn sư tử đùa nghịch vờn nhau với đười ươi và khỉ. (3) Đười ươi và khỉ tìm đủ mọi cách để trêu chọc sư tử. (4) Bị trêu chọc, con thú dữ phát khùng nhe răng ra định ngoạm đầu đười ươi và khỉ, nhưng những con vật này dùng đủ miếng võ để né tránh một cách tài tình. (Theo Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hảo – Dương Tất Từ) |
c. (1) Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. (2) Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... (3) Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. (4) Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm. (Theo Ay Dun và Lê Tấn) |
Bài 15: Xuồng ba lá quê tôi Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Xuống ba lá quê tôi
Gọi là xuồng ba lá vì xuồng được ghép bởi ba tấm ván: hai tấm ván be và một tấm ván đáy. Để xuồng được vững chắc, người ta dùng những chiếc 'cong' đóng vào bên trong lòng xuồng, tạo thành bộ khung hình xương cá.
Xuồng ba lá là phương tiện di chuyển gắn liền với miền sông nước quê tôi. Tôi vẫn nhớ những sáng nội chèo xuồng mang cho tôi mấy cái bánh lá dừa, giỏ cua đồng mà nội vừa bắt được. Nhớ những chiều chị tôi chèo xuồng dọc triền sông, bẻ bông điên điển đầy rổ mang về cho má nấu canh chua. Những chuyến xuồng xuôi ngược đã in đậm trong tiềm thức mỗi người dân Nam Bộ.
Từ độ cha ông đi mở cõi, xuồng là “đôi chân của người dân Nam Bộ'. Những năm tháng quê hương bị bom cày, đạn xới, xuồng cùng nhân dân bám trụ, giữ xóm, giữ làng. Xuồng chở lương thực tiếp tế cho bộ đội. Xuồng đưa du kích qua sông, len sâu vào khu căn cứ kháng chiến…
Đất nước thanh bình, xuồng ba lá lại trở về cuộc sống đời thường. Xuồng ngược xuôi miền chợ nổi. Xuồng lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa. Xuồng rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới. Và mỗi sớm mai, trên nhánh sông quê, những chiếc xuồng ba lá theo dòng nước toả đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam.
(Theo Nguyễn Chí Ngoan)
* Trả lời câu hỏi
Tác giả đã giới thiệu thế nào về xuồng ba lá?
Bài 15: Xuồng ba lá quê tôi Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức