Giới thiệu trước lớp một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc nói về tình đoàn kết.
Gợi ý
- Câu chuyện bó đũa
- Nhưng mẩu chuyện tinh thần đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Yên Ngọc Trung, Trần Văn Kim)
- Tớ tôn trọng sự khác biệt (Hi-rô-nô-ri Na-ka-ga-oa)
Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bài đọc 3: Cây phượng xóm Đông
* Nội dung bài Cây phượng xóm Đông: Câu chuyện kể về cây Phượng già cổ thụ ở đầu làng xóm Đông nơi mà bọn trẻ con thường tụ tập vui chơi, nhưng lại có nguy cơ bị chặt để mở rộng đường làng, và sự hy sinh cao cả của ông Tạo để giữ lại cây Phượng già cho xóm
Cây phượng xóm Đông
Tối thứ Bảy, trăng sáng vằng vặc. Như thường lệ, lũ trẻ xóm Đông tụ tập ở gốc phượng đầu xóm để nô đùa. Bỗng, Hùng xuất hiện, giọng hớt hải: “Nguy rồi, các cậu ơi! Cây phượng này sẽ bị chặt để xã mở rộng đường. Chú Tâm nói với bố tớ như vậy!”
Cây phượng đã có từ rất lâu. Gốc phượng xù xì, cành lá xum xuê, rợp mất cả một vùng. Bọn con trai chơi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái chơi chuyển, nhảy dãy, chơi ô ăn quan dưới gốc phượng. Tuổi thơ của chúng tôi thật êm đềm vì có cây phượng chở che, ấp ủ,....
Đối diện với cây phượng là ngôi nhà nhỏ – quản hàng của cụ Tạo. Đoạn
đường liên xóm đến đây bị thắt lại như cổ chai: một bên là cây phượng, một bên là quán hàng. Để mặt đường đạt chuẩn, chỉ có cách chặt cây phượng già hoặc dời quán của cụ Tạo. Cụ Tạo tuổi cao, không người thân thích, dồi quán thì cụ ở đâu? Thế nên chỉ còn cách hạ cây phượng.
Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên vì trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì. Cụ chậm rãi ra sau cây phượng và nghe hết cả. Cụ lặng lẽ về nhà, trằn trọc suy nghĩ. Mệt mỏi, cụ thiếp đi. Trong giấc mơ, cụ
thấy cây phượng đã bị chặt, chỉ còn một khoảng trời nắng chõi loá, nhức nhối. Cụ giật mình choàng dậy, bật đèn, tìm cây bút và tờ giấy trắng viết đơn xin hiến nhà để mở rộng mặt đường.
Hè năm ấy, cây phượng ra hoa nhiều lắm, màu hoa đỏ rực. Lũ trẻ rủ nhau hải một cảnh hoa phượng thật đẹp đi thăm cụ Tạo ở nhà dưỡng lão. Cụ Tạo run run nhận món quà giản dị nhưng đầy ý nghĩa từ tay bọn trẻ. Lòng cụ thanh thản vì đã làm được một việc có ích.
Theo PHẠM THỊ BÍCH HƯỞNG
Đọc hiểu
Các bạn nhỏ xóm Đông lo lắng điều gì?
Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Hãy tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn viết theo 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường.
Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ.
Gợi ý
– Ý kiến của em là gì (đồng ý hay không đồng ý với hiện tượng, vấn đề đã nêu)?
– Có những lí do nào khiến em đồng ý hoặc không đồng ý?
– Em sẽ khẳng định lại ý kiến của mình như thế nào ở phần kết đoạn để không lặp lại nguyên văn câu mở đoạn
– Hãy sắp xếp các ý đã tìm được cho phù hợp với cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến.
Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Các đại từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?
a) Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.
HỒ CHÍ MINH
b) Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.
Theo sách Quốc văn giáo khoa thư
c) Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rồi. Thỉnh thoảng,
bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay bé xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích
thú, đua nhau đuổi theo.
TRẦN HOÀI DƯƠNG
Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tìm các đoạn văn thể hiện những ý sau:
a) Các dân tộc trên đất nước là anh em một nhà, gắn bó với nhau.
b) Các dân tộc anh em cần đoàn kết để giữ gìn độc lập, để được sống hạnh phúc.
c) Tình đoàn kết của các dân tộc anh em không bao giờ thay đổi.
Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bài đọc 2: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam
*Nội dung bài Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam: Bức thư là lời hỏi thăm, động viên, cũng như lời khẳng định của Bác Hồ về lòng đoàn kết toàn dân tộc gửi đến đồng bảo miền Nam
Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam
(Trích)
Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số,
Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui về.
Tiếc vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào.
Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cũng nhau, no đói giúp nhau.
Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chân để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta.
Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta.
Xin chúc Đại hội thành công.
Lời chào thân ái
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1946
HỒ CHÍ MINH
Đọc hiểu
Đoạn mở đầu bức thư thể hiện tình cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số như thế nào?
Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết.
Gợi ý về nội dung trao đổi
- Giới thiệu một câu chuyện có thật
- Giúp đỡ nhau trong học tập, lao động; thăm bạn Ốm đau; giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn...
- Cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
- Tán thành những việc làm tốt; khâm phục bạn, tự nhủ sẽ làm nhiều việc tốt hơn,...
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc (hoặc được nghe kể)
Gợi ý về nội dung trao đổi
a) Giới thiệu tên câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện
(M) – Tên câu chuyện: Câu chuyện bó đũa.
- Ý nghĩa: Nhắc nhở anh, chị, em sống đoàn kết, yêu thương nhau.
b) Cảm nghĩ của em sau khi đọc (hoặc nghe) câu chuyện
(M) – Bất ngờ, thú vị trước cách dạy các con của người cha.
- Thấm thía, xúc động trước bài học đạo lí sâu sắc.
Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Đoạn văn sau đây có những điểm nào giống và khác đoạn văn ở phần Nhận xét về nội dung và cấu tạo?
Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?
Theo em, không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường vì có rất nhiều rủi ro. Một số bạn chưa có ý thức tham gia giao thông tốt. Chẳng hạn, các bạn hay đi dàn hàng ngang trên đường, gây khó khăn cho các phương tiện khác. Có bạn còn 'thử tài bằng cách đánh võng, bốc đầu xe, rất nguy hiểm. Ngoài ra, khi được tự đạp xe tới trường, một số bạn hay tranh thủ đi chơi, la cả khắp nơi, làm bố mẹ lo lắng do không biết con đi đâu, làm gì. Ngay cả những bạn đạp xe cẩn thận vẫn có thể gặp nguy hiểm (như bị bắt nạt, bị lừa gạt,..) nếu đi một mình trên những đoạn đường vắng. Vì vậy, chúng ta không nên tự đi xe đạp tới trường khi còn là học sinh tiểu học.
Theo HOÀNG THANH TRÚC
Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?
Theo em, nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường vì điều đó có nhiều lợi ích. Đầu tiên, việc này giúp cho chúng em nên tính tự lập, không phụ thuộc hoặc dựa dẫm vào cha mẹ. Việc này còn giúp tiết kiệm thời gian vì cha mẹ đều phải đi làm và rất bận rộn. Ngoài ra, đi xe đạp tới trường còn giúp chúng em rèn luyện sức khoẻ. Hiện nay, có nhiều loại xe đạp phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh nên chúng em có thể sử dụng khá dễ dàng. Việc học sinh lớp 5 được đi xe đạp tới trường chắc chắn sẽ giúp giảm bớt cảnh tắc nghẽn ở cổng trường. Vì vậy, nên cho chúng em đi xe đạp tới trường. Nhưng để cha mẹ và thầy cô yên tâm, học sinh cần chấp hành đúng luật giao thông.
THEO NGUYỄN LỆ HỒNG ĂN
a) Nhan đề đoạn văn và câu mở đoạn nêu lên điều gì?
b) Các câu tiếp theo nêu những lí do nào để giải thích ý kiến của người viết?
c) Theo em, những lí do nêu trong đoạn văn có thuyết phục không?
d) Các câu kết đoạn có tác dụng gì?
Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bài đọc 1: Hội nghị Diên Hồng
*Nội dung bài Hội nghị Diên Hồng: Câu chuyện kể về công cuộc chống quân Nguyên- Mông của triều đình ta, Vua Trần Thánh Tông đã triệu các bô lão từ khắp nơi về để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hoà. Qua bài đọc có thể thấy rõ ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết chống quân xâm lược của cha ông ta
Hội nghị Diên Hồng
Cuối năm Giáp Thân (1284), nhà Nguyên đưa quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Với 50 vạn quân từ phương bắc kéo xuống và gần 10 vạn quân từ phương nam đánh lên, giặc hi vọng sẽ nhanh chóng chiếm được Đại Việt.
Cuộc chiến đã gần kề. Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu các bộ lão từ khắp mọi miền về Thăng Long vấn ý.
Đầu tháng Chạp, từng đoàn bộ lão nườm nượp tới kinh thành. Cụ nào cụ này râu tóc bạc phơ. Các cụ chống gậy trúc, vai khoác tay nải nâu. Những cụ cao tuổi hơn được lăng cử trai trăng võng đi, miệng nhai trầu bỏm bẻm.
Sáng mồng Bảy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và Hoàng đế Trần Nhân Tông uy nghi trong triều phục đúng đón các bô lão trước thềm điện Diên Hồng Hai vua nắm tay từng bô lão khiến các cụ xúc động không kìm được nước mắt.
Thượng hoàng bước lên đài cao. Cả sân điện im phăng phắc. Nhà vua dụ:
- Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Lớn như nước Trung Hoa cũng đã mất về tay chúng. Sớm muộn, giặc cũng sẽ tràn sang cướp nước ta. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?
- Đánh! Đá... ảnh....! Xin Bệ hạ cho đánh! – Tiếng hô thống thiết nổi lên như sóng cồn. Điện Diên Hồng như có cơn bão tràn qua.
Sử quan Lê Văn Hưu nghiêng mình, chép vào quốc sử: 'Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thêm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão đều nói 'Đánh!', muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một của miệng'.
HOÀNG QUỐC HẢI
Câu hỏi
Nhà vua triệu các bô lão về kinh thành Thăng Long bàn việc gì?
Bài 7: Chung sức chung lòng Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Bài 6: Nghề nào cũng quý Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Bài 6: Nghề nào cũng quý Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bài văn áp dụng cách mở bài và kết bài nào? Tìm ý đúng nhất:
a) Mở bài trực tiếp, kết bài không mở rộng.
b) Mở bài gián tiếp, kết bài không mở rộng.
c) Mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
d) Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng.
Bài 6: Nghề nào cũng quý Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tác giả muốn nói lên điều gì về cô giáo qua các hoạt động của cô được tả trong bài văn? Tìm các ý đúng.
a) Cô có cách dạy, cách giáo dục rất hay.
b) Cô thường kể chuyện cho học sinh.
c) Giọng cô nhỏ nhẹ, nét mặt vui tươi.
d) Cô rất thương yêu học sinh.
Bài 6: Nghề nào cũng quý Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Cô giáo em
Mỗi năm em lên một lớp và được học một cô hoặc thầy giáo mới. Riêng hai năm cuối cấp, em được học cô Hằng.
Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng. Mái tóc cô đen mượt, ống ả, buông xuống ngang lưng. Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh, mịn. Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.
Cô giảng bài rành rọt, hấp dẫn. Giọng cô nhỏ nhẹ, nét mặt vui tươi.
Giờ Tiếng Việt, cô dạy chúng em biết bao bài thơ, bài văn hay. Cô luyện cho chúng em thói quen lập dàn ý, gọi cho chúng em tìm những từ đồng nghĩa để diễn đạt được sinh động. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em bao cách giải hay, sáng tạo. Khi chấm bài, cô sửa cho chúng em từng lỗi nhỏ. Cứ thế, cô kiến trì dìu dắt chúng em từng bước cho đến hết năm học.
Suốt hai năm học, em chưa thấy cô nặng lời với một học sinh nào mà lớp em vẫn trật tự, kỉ luật tốt. Thỉnh thoảng, cô còn kể cho chúng em nghe nhiều câu chuyện lí thú, gợi cho mọi người ý thức đoàn kết, cùng nhau làm việc tốt, tránh điều xấu.
Đối với em, cô Hằng là người mẹ thứ hai. Mai đây khôn lớn, dù đi bất cứ nơi đâu, làm việc gì, em vẫn nhớ mái trường quen thuộc của thời thơ ấu. Ở đó có cô giáo Hằng thân yêu và bao thầy cô khác đã dìu dắt em nên người.
Theo TRẦN LƯU PHƯƠNG
* Câu hỏi và bài tập
Đặc điểm ngoại hình nào nói lên tính cách của cô giáo Hằng? Tìm ý đúng.
a) Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng.
b) Mái tóc cô đen mượt, óng ả, buông xuống ngang lưng.
c) Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh, mịn.
d) Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến.
Bài 6: Nghề nào cũng quý Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Mỗi tổ thực hiện một trong những nội dung sau:
a) Tổ chức bàn trưng bày (hoặc góc trưng bày) tranh, ảnh đã sưu tầm hoặc tự vẽ về các nghề nghiệp (ở tiết Trao đổi - Câu chuyện nghề nghiệp, trang 80).
b) Giới thiệu về một số nghề nghiệp thông qua các trò chơi, đố vui, đọc thơ, diễn kịch,...
Bài 6: Nghề nào cũng quý Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều