Bài 2 trang 23 SBT GDCD 7: Hãy liệt kê các việc làm cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực theo bảng dưới đây:
Các nhiệm vụ học tập |
Việc làm cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực |
1. Trong giờ học trên lớp |
|
2. Khi tự học ở nhà |
|
3. Chuẩn bị kiểm tra định kì |
|
4. Các bài tập của cá nhân |
|
5. Các bài tập của nhóm |
|
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
Bài 1 trang 22 SBT GDCD 7: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hình ảnh biểu hiện học tập tự giác, tích cực. Em hãy phân tích ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực được thể hiện mỗi hình ảnh đó.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
Bài 12 trang 21 SBT GDCD 7: Trong lớp Hà là học sinh giỏi, hát hay, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Gần đây, thấy bạn trầm buồn, kết quả học tập sa sút, không còn hăng hái tham gia hoạt động chung nữa. Tình cờ biết được lí do là bố mẹ Hà vừa li hôn.
Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của tình với bạn?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 10 trang 21 SBT GDCD 7: Gia đình Nam có hòan cảnh khó khăn nhất lớp. Bố Nam sau một tai nạn nghề nghiệp đã không còn khả năng lao động để nuôi bạn và hai em nhỏ. Nam vừa tranh thủ đi học, vừa phụ mẹ bán hàng tạp hoá và chăm em. Hoa học cùng lớp thấy vậy xin mẹ cho qua nhà Nam để kèm thêm cho các em của Nam học bài.
Em có đồng tình với hành động của Hoa không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 9 trang 20 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện
LỜI CHÀO YÊU THƯƠNG
Một nữ công nhân làm việc tại nhà máy chế biến đồ đông lạnh. Ngày hôm ấy, như thường lệ cô đi vào kho đông lạnh để kiểm tra trước khi ra về. Đột nhiên, cửa kho sập đóng và khoá lại, cô bị nhốt ở bên trong mà không ai biết. Cô vừa hét khản tiếng, vừa đập cửa với hi vọng có người nghe được mà đến cứu nhưng không ai trả lời. Hai tiếng sau, nữ công nhân lạnh cóng, tuyệt vọng và đau khổ,... Đúng lúc tưởng như không chịu được nữa thì bất ngờ người bảo vệ đến mở cửa đưa cô ra ngoài.
Hôm sau, cô gái hỏi người bảo vệ tại sao lại biết mình ở trong đó để đến mở cửa. Người bảo vệ trả lời: “Tôi làm việc ở nhà máy này đã 20 năm. Mỗi ngày có mấy trăm công nhân ra vào, nhưng cô là người duy nhất sáng nào cũng chào và tạm biệt tôi khi tan làm, trong khi có rất nhiều người xem như không nhìn thất tôi vậy! Hôm nay, tôi biết rõ ràng cô có đi làm vì sáng sớm cô còn nói “Cháu chào bác!' Nhưng sau khi tan làm buổi chiều, tôi lại không nghe thấy tiếng cô chào: “Tạm biệt bác, hẹn ngày mai gặp lại!” Thế là tôi quyết định đi vào trong nhà xưởng tìm. Tôi đi đến những chỗ khuất tìm cô, nghe thấy tiếng khóc, rồi tìm thấy cô trong kho đông lạnh…”
Hãy luôn khiêm tốn nhã nhặn, yêu thương và tôn trọng những người xung quanh mình bởi vì bạn không thể biết được điều gì sẽ xuất hiện vào ngày mai.
(Theo kinhtechungkhoan.vn)
a) Tại sao người bảo vệ lại đi tìm cô công nhân?
b) Lời chào hằng ngày của cô gái với người bảo vệ thể hiện điều gì?
c) Theo em, thế nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 8 trang 20 SBT GDCD 7: Sắp đến sinh nhật minh, An gửi thiệp mời các bạn cùng lớp đến dự nhưng lại không gửi cho Ngọc, Ngọc buồn lắm. Nam thấy vậy hỏi vì sao không mời Ngọc, An trả lời: “Nhà Ngọc nghèo lắm, có mời bạn ấy cũng không đến được nên tớ không mời'. Nếu là Nam, em sẽ làm gì khi nghe An nói như vậy?
A. Tránh xa và không chơi với Ngọc.
B. Góp ý cho An cần quan tâm hơn và cảm thông với hòan cảnh gia đình của Ngọc.
C. Đồng tình với An không mời Ngọc đến dự sinh nhật.
D. Cùng các bạn khác trong lớp trêu đùa, chế nhạo hòan cảnh gia đình Ngọc.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 7 trang 20 SBT GDCD 7: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp chúng ta
A. sống trong sạch, lương thiện.
B. chăm ngoan, học giỏi.
C. có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
D. được mọi người yêu quý, tôn trọng.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 4 trang 20 SBT GDCD 7: Hãy nêu những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em trong các mối quan hệ theo bảng dưới đây:
STT |
Mối quan hệ |
Hành vi, việc làm |
1 |
Gia đình |
|
2 |
Nhà trường |
|
3 |
Xã hội |
|
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 3 trang 19 SBT GDCD 7: Những hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Đi thật nhanh khi gặp tai nạn trên đường.
B. Giúp bạn nói dối bố mẹ để cùng đi chơi điện tử.
C. Cùng bạn làm bài tập khó.
D. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
E. Nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa giúp cha mẹ.
G. Chăm sóc em khi bố mẹ đi làm.
H. Xua đuổi người ăn xin.
I. An ủi người hàng xóm vừa bị mất trộm.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 2 trang 19 SBT GDCD 7: Những biểu hiện sau đây có phải là quan tâm, cảm thông và chia sẻ hay không?
(Đánh dấu X vào ô em lựa chọn)
STT |
Biểu hiện |
Có |
Không |
1 |
Anh Trung thường sống gần gũi với mọi người trong khu dân cư |
|
|
2 |
Trời mưa, Lan giúp mẹ cất quần áo vào nhà. |
|
|
3 |
Thấy ông lão ăn xin quần áo rách rưới ngồi trước cửa, Nam liền ra đuổi đi vì sợ ông làm bẩn của nhà mình. |
|
|
4 |
Trong buổi lễ tổng kết năm học, đại diện cha mẹ học sinh trao phần thưởng nhằm khuyến khích, động viên những em học sinh có hòan cảnh khó khăn. |
|
|
5 |
Đi học về, thấy em đang khóc vì làm hỏng đồ chơi, Bình liền ôm em vào lòng an ủi và tìm cách sửa lại đồ chơi cho em. |
|
|
6 |
Do tật nói ngọng, Cường bị bạn bè trong lớp chế nhạc, xa lánh. |
|
|
7 |
Gà mẹ giang rộng đôi cánh che chở, bảo vệ đàn con trong cơn mưa. |
|
|
8 |
Thầy bà Hoa hàng xóm đau buồn vì con trai mới mất do dịch bệnh COVID-19, em chạy sang hỏi thăm, an ủi, động viên bà. |
|
|
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 12 trang 17 SBT GDCD 7: Em hãy sưu tầm, tìm hiểu và kể lại một di sản văn hóa ở quê mình hoặc ở nơi khác theo gợi ý:
- Tên, sự tích (tóm tắt) của di sản văn hóa.
- Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với quê hương, đất nước,
- Tình hình giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 11 trang 17 SBT GDCD 7: Một tấm bia Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đường Hồ Chí Minh đã bị các quán ăn, nhà hàng lấn chiếm đất, tiến sát đến chân công trình; tệ hơn nữa, các thông tin trên tấm bia đã bị đục xoá, Điều này đã làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, làm mất vẻ trang nghiêm, biến dạng hòan toàn di tích lịch sử văn hóa quốc gia này.
a) Em nhận xét thế nào về hành vi lấn chiếm đất Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia trên đường Hồ Chí Minh?
b) Nêu được góp ý, em có thể nói gì với những người có hành vi này?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 10 trang 16 SBT GDCD 7: Khi tranh luận về di sản văn hóa của dân tộc, các bạn lớp T có các ý kiến khác nhau. Theo em, những ý kiến nào sau đây là đúng?
(Khoanh tròn chữ cái trước cất ti lựa chọn)
A. Di sản văn hóa là bất kì bài hát, điệu múa, làn điệu dân ca nào.
B. Di sản văn hóa của dân tộc nói chung là những phong tục, tập quán, các món ăn hằng ngày.
C. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm do các thế hệ trước tạo ra, được lưu truyền đến các thế hệ sau, có giá trị đối với đất nước.
D. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do con người làm ra.
E. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng,...
G. Di sản văn hóa vật thể quan trọng hơn di sản văn hóa phi vật thể.
H, Di sản văn hóa nào cũng có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, con người và xã hội.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 9 trang 16 SBT GDCD 7: Chủ nhật vừa qua lớp em tổ chức một buổi sinh hoạt tập thể, đi tham quan Bến tàu không số Hải Phòng. Đa số các bạn trong lớp đều rất hào hứng khi được tham quan di tích lịch sử văn hóa này. Tuy vậy, vẫn có mấy bạn không tham gia, vì cho rằng học sinh không có trách nhiệm phải hiểu biết về di sản văn hóa, nên không cần thiết phải tham quan.
a) Em nhận xét thể nào về ý thức của các bạn không đi tham quan Bến tàu không số Hải Phòng?
b) Theo em, học sinh trung học có cần tìm hiểu về di sản văn hóa của đất nước hay không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 8 trang 16 SBT GDCD 7: Có ý kiến cho rằng, trong các di sản văn hóa vật thể, chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, vì đây là nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế, còn các di vật, bảo vật quốc gia thì không cần bảo vệ, vì những đồ vật này không sử dụng được trong cuộc sống, không mang lại lợi ích kinh tế.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 7 trang 16 SBT GDCD 7: Có một ngôi đền cổ đã được xếp hạng nằm bên bờ sông Hồng, thờ một vị tướng có công với nước. Từ lâu, nhân dân xa gần đến đây thắp hương và cùng đóng góp, bảo tồn ngôi đền này. Nhưng, từ mấy tháng nay không biết ai đã xếp gạch và xi măng trước cổng đền làm ảnh hưởng đến cảnh quan nơi đây và phần nào phá đi vẻ tĩnh mịch, yên ả vốn có của ngôi đền. Nhiều người khách đến thăm cảm thấy không được vui về sự thay đổi ở chốn linh thiêng này.
a) Em nhận xét thể nào về hành vi, việc làm xếp gạch và xi măng trước cửa đền?
b) Nếu được có ý kiến, em có thể nói gì với người thực hiện hành vi, việc làm trên?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 6 trang 13 SBT GDCD 7: Đọc thông tin
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn.
Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng, độc đáo của kĩ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây.
Không gian văn hóa Cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên, như Êđê, Bana, Xơ đăng, Jrai, M'nông, Cơ ho,..
Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió từ bao giờ không ai rõ. Nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thế giới siêu nhiên. Nó được coi là biểu hiện cho tài sản, quyền lực, sự an toàn trong mỗi gia đình và cộng đồng.
Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên.
Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn, trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, giả trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người.
Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hằng ngày. Lúc đứa trẻ mới chào đời, tiếng cồng chiêng vang lên chào đón thành viên mới. Khi đứa trẻ lớn lên, mỗi giai đoạn của đời sống, từ việc ruộng đồng cho đến những buổi gặp gỡ nam nữ, khỉ đón khách, lên nhà mới hay tang lễ,... đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội,... của con người Tây Nguyên.
Vào những ngày lễ hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Đây cũng chính là nguồn gốc của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người.
Những lễ hội cồng chiêng đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên đã và đang thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đến với nơi đây.
Trải qua 15 năm bảo tồn và phát triển, kể từ sau khi được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất cao nguyên đầy nắng gió.
(Theo vietnamplus.vn, ngày 26/11/2020)
a) Cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó với con người Tây Nguyên như thế nào?
b) Không gian văn hóa Cổng chiêng Tây Nguyên có ý nghĩa như thế nào đối với đồng bào các dân tộc và xã hội Tây Nguyên?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 3 trang 13 SBT GDCD 7: Những hành vi, việc làm nào dưới đây là vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tham quan di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
B. Buôn bán cổ vật quốc gia.
C. Nghe bài hát dân ca của các vùng miền.
D. Chê bai trang phục dân tộc là lạc hậu.
E. Giao cổ vật do mình tìm thấy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
G. Viết, vẽ lên di tích lịch sử - văn hóa,
H. Để nguyên vật liệu xây dựng trước cổng đền thờ.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 2 trang 12 SBT GDCD 7: Những di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể hay di sản văn hóa phi vật thể?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Tên di sản văn hóa |
Di sản văn hóa vật thể |
Di sản văn hóa phi vật thể |
1. Khu di tích lịch sử Đền Hùng |
|
|
2, Đờn ca tài tử Nam Bộ |
|
|
3, Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
|
|
4, Khu Di tích Mỹ Sơn |
|
|
5. Hát chèo |
|
|
6. Nhã nhạc Cung đình Huế |
|
|
7. Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam |
|
|
8. Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ |
|
|
9, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh |
|
|
10. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng |
|
|
11. Chùa Một Cột |
|
|
12. Vọng cổ |
|
|
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 1 trang 11 SBT GDCD 7: Quan sát các hình ảnh về di sản văn hóa dưới đây và cho biết:
- Tên của di sản văn hóa?
- Đây là di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể?
- Đây là di sản văn hóa của Việt Nam hay di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 13 trang 10 SBT GDCD 7: Em hãy tự đánh giá việc giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương bằng cách viết ra những việc bản thân đã làm và kết quả đạt được, hướng khắc phục những việc làm có kết quả chưa tốt.
Những việc đã làm |
Kết quả |
Hướng khắc phục những việc làm chưa có kết quả tốt |
|
Tốt |
Chưa tốt |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 12 trang 10 SBT GDCD 7: Em hãy tìm hiểu và kể lại một truyền thống tốt đẹp của quê hương mình theo gợi ý:
- Tên truyền thống, những biểu hiện cụ thể của truyền thống.
- Những giá trị mà truyền thống đã mang lại cho quê hương em.
- Tình hình giữ gìn, phát huy truyền thống đó. (Sự tham gia của em như thế nào?)
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 11 trang 10 SBT GDCD 7: Thảo luận về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, bạn Lân cho rằng học sinh trung học cơ sở chỉ cần chăm ngoan và học thật tốt còn việc giữ gìn truyền thống là của người lớn.
Em hãy viết ra các cách để thay đổi suy nghĩ của bạn Lân?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 10 trang 10 SBT GDCD 7: Có ý kiến cho rằng, truyền thống quê hương là những giá trị của mỗi vùng miền địa phương, làm nên bản sắc riêng của mỗi vùng miền. Vì vậy, giữ gìn truyền thống, bản sắc quê hương thì chỉ cần giữ gìn những gì mình có, không nên học hỏi, đưa các giá trị, truyền thống của nơi khác đến quê mình.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 9 trang 9 SBT GDCD 7: Trong lớp 7A3, Phương không phải là học sinh có học lực xuất sắc nhưng nếu nói về tài dẫn dắt, tổ chức đội nhóm thì nhiều bạn phải nể phục. Gần đây, trường của Phương tổ chức cuộc thi giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của quê hương, Phương đã xung phong nhận nhiệm vụ thành lập đội để tham gia cuộc thi, Phương nghĩ đây là cơ hội để mình và các bạn được tìm hiểu và quảng bá cho những giá trị tốt đẹp của quê hương mình. Sự nhiệt tình của Phương đã gặp phải khó khăn khi nhiều bạn từ chối tham gia với lí do bận học, Người bạn thân của Phương là Mai cũng không ủng hộ, thậm chí còn khuyên bạn không nên mất thời gian vào những việc chả có ý nghĩa gì. Nhưng khó khăn lớn nhất với Phương chính là sự phản đối của bố mẹ.
a) Em hãy nhận xét suy nghĩ, hành động của Phương và các bạn trong lớp 7A3.
b) Theo em, Phương nên làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ của mình?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 8 trang 9 SBT GDCD 7: Lan rất hãnh diện về chuỗi cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch ở quê hương của mình. Những sản phẩm bày bán tại các cửa hàng đều do những nghệ nhân và người dân nơi đây chế tác, khách du lịch đến mua hàng ai cũng hài lòng về sự phong phú, tỉnh xảo của hàng hoá, sự tiếp đón niềm nở, tận tình, chiều khách của người bán hàng, đặc biệt là được nghe những câu chuyện thú vị gắn với sự ra đời và giá trị văn hóa của những món đồ lưu niệm xinh xắn mà họ mua được.
a) Truyền thống nào của quê hương Lan được nói đến trong thông tin? Truyền thống này mang lại điều gì cho quê hương Lan?
b) Nếu là Lan, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống đó?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 7 trang 8 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện
Tấm gương học tập thời xưa
Sử sách nước ta đã lưu danh một người học trò nghèo với tinh thần hiếu học đã đỗ đầu 3 kì thi. Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909).
Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kì hiếu học. Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khoá trên và thuộc làu làu từng bài một. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút để cho cậu bé học hành, không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa. Từ đó Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hằng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ, một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang. Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học của cậu gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học, cậu bé Nguyễn Khuyển đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ, đêm mờ. Trong một buổi học dưới ánh trăng giữa trời thu, thấy lá vàng rơi lả tả, cậu đã nảy ra ý định đốt lá dùng ánh lửa để đọc sách. Từ lòng hiếu học và ham học hỏi, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.
a) Tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến là biểu hiện của truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của truyền thống đó trong câu chuyện.
b) Em rút ra bài học gì cho bản thân từ tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 5 trang 7 SBT GDCD 7: Quê hương của N nổi tiếng về các lễ hội truyền thống, với nhiều hoạt động văn hóa và loại hình nghệ thuật. Những suy nghĩ, việc làm nào dưới đây của N thể hiện góp phần giữ gìn những giá trị truyền thống của quê hương?
(Khoanh tròn chữ cái trước những câu em lựa chọn)
A. Ước mơ sau này sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch.
B. Tìm gặp nghệ nhân để phỏng vấn và viết bài giới thiệu về các hoạt động văn hóa.
C. Giới thiệu với mọi người về sự ra đời và giá trị của các lễ hội truyền thống.
D. Làm mọi cách để sau này trở thành người nổi tiếng của một loại hình nghệ thuật.
E. Mong muốn được giúp đỡ mọi người khi đến tham gia hoặc tham quan lễ hội.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 4 trang 7 SBT GDCD 7: Hãy nêu tên 5 truyền thống về văn hóa, nghệ thuật của quê hương em và cách giữ gìn, phát huy những truyền thống đó.
Tên truyền thống |
Cách giữ gìn, phát huy |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
5. |
|
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 3 trang 6 SBT GDCD 7: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quê hương em có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào.
B. Truyền thống quê hương em cũng giống như truyền thống của những miền quê khác.
C. Nếu không giữ gìn truyền thống thì quê hương em sẽ không phát triển
D. Giữ gìn truyền thống quê hương là góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc,
E. Tìm hiểu truyền thống của các dân tộc khác cũng là giữ gìn truyền thống quê hương.
G. Đi thăm đền chùa, di tích không phải cách thể hiện tự hào về truyền thống quê hương.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương