Bài tập 9 trang 37 SBT GDCD 8: Em hãy cùng các bạn thực hiện một video clip phỏng vấn các bạn trong lớp, trường để khảo sát về hiểu biết và các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức và các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình cho các bạn.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài tập 6 trang 36 SBT GDCD 8: Em hãy đưa ra cách giải quyết trong các tình huống sau
Tình huống 1. Đi học về, bạn A thấy bố mẹ đang to tiếng, cãi nhau. Bố bạn A đã tức tối, đập bỏ các đồ dùng trong gia đình.
Câu hỏi: Nếu là bạn A, em sẽ làm gì?
Tình huống 2. Bạn M thường xuyên bị mẹ la mắng, đánh đập mỗi khi bạn ấy không đạt kết quả cao trong học tập. Điều này khiến bạn M cảm thấy rất áp lực và mệt mỏi, thậm chí nhiều lần còn muốn nghỉ học. Bạn M đã tâm sự chuyện này với bạn T.
Câu hỏi: Nếu là bạn T, em sẽ làm gì để giúp bạn M?
Tình huống 3. Bạn H nhiều lần chứng kiến bác P (hàng xóm của nhà bạn H) ngược đãi người mẹ chồng đã già yếu. Bác P nhiều lần đánh đập, mắng nhiếc cụ bà vì cho rằng cụ ấy là gánh nặng của gia đình.
Câu hỏi: Nếu là bạn H, em sẽ làm gì?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài tập 5 trang 35 SBT GDCD 8 CTST. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1. Vợ chồng chị T cưới nhau được mười năm và có với nhau một cô con gái. Chồng chị T là một người nghiện rượu và vũ phu. Mỗi khi say rượu, anh ta lại đánh, chửi hai mẹ con chị T thậm tệ. Có lần, chị T phải nhập viện cấp cứu do bị chồng đánh. Tuy nhiên, vì muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình, chị T vẫn âm thầm chịu đựng những trận đòn roi. Không những thế, vì sống ở nông thôn, ngại hàng xóm chê cười nên chị T không dám tâm sự, thổ lộ với ai về việc mình và con gái thường xuyên bị bạo lực gia đình, điều này càng khiến chị ấy cảm thấy bế tắc.
Tình huống 2. Bạn P thường xuyên bị mẹ kế la mắng, đánh đập. Mỗi lần không hài lòng với hành vi, việc làm hoặc kết quả học tập của bạn P, mẹ kế lại phạt và nhốt bạn ấy vào nhà kho, không cho ăn cơm, gặp gỡ bạn bè. Không những thế, mẹ kế còn đe doạ và yêu cầu bạn P không được nói chuyện bị phạt với ai, nếu nói ra thì sẽ không cho bạn ấy gặp mẹ ruột nữa.
Câu hỏi:
– Hành vi của chồng chị T và mẹ kế của bạn P là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình nào?
– Hành vi của chồng chị T và mẹ kế của bạn P có thể bị pháp luật xử lí như thế nào?
– Nếu em là chị T và bạn P, em sẽ làm gì?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài tập 4 trang 34 SBT GDCD 8: Em hãy đọc câu danh ngôn dưới đây và trả lời câu hỏi
“Trẻ con là hạt giống hoặc của hoà bình hoặc của bạo lực trong tương lai, phụ thuộc vào cách chúng được chăm sóc và khuyến khích. Bởi vậy, gia đình và môi trường cộng đồng phải được gieo mầm đề nuôi trồng một thế giới công bằng và giàu tình hữu nghị hơn, một thế giới vì cuộc sống và hi vọng”.
Câu hỏi:
Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu danh ngôn trên?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài tập 3 trang 34 SBT GDCD 8: Em hãy phân tích tác hại của bạo lực gia đình bằng cách hoàn thành bảng dưới đây
Tác hại của bạo lực gia đình với cá nhân |
Tác hại của bạo lực gia đình với gia đình |
Tác hại của bạo lực gia đình với xã hội |
|
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài tập 2 trang 34 SBT GDCD 8: Em hãy nối các các hình thức bạo lực gia đình với biểu hiện hành vi tương ứng
Hình thức bạo lực gia đình |
|
Biểu hiện hành vi
|
1. Bạo lực thể chất |
|
a. Mẹ kế thường xuyên dùng roi để đánh bạn M, khiến cho cơ thể bạn ấy có nhiều vết bầm tím.
|
2. Bạo lực tinh thần |
|
b. Bố của bạn H bắt bạn ấy phải nghỉ học, đi làm những công việc nặng nhọc để kiếm tiền.
|
3. Bạo lực kinh tế |
|
c. Chị B thường xuyên mắng nhiếc em gái của chồng đang bị tàn tật vì cho rằng cô ấy là gánh nặng của gia đình.
|
4. Bạo lực tình dục |
|
d. Anh V thường chì chiết, nhục mạ vợ của mình vì cho rằng chị có trình độ học vấn thấp, kém hiểu biết. |
|
|
e. Anh A đã nhiều lần cưỡng ép vợ quan hệ tình dục mặc dù chị không muốn. |
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 4 trang 32 SBT GDCD 8: Các nạn nhân bị bạo hành nên thực hiện các hành vi nào dưới đây để đảm bảo an toàn?
A. Nhận biết các dấu hiệu mình sắp bị bạo hành.
B. Nói cho hàng xóm hoặc người thân, bạn bè biết để họ có thể giúp đỡ.
C. Lưu trong danh bạ một vài số điện thoại khẩn cấp của cán bộ trong khu phố, Công an địa phương, số 113,.. để liên hệ khi có bạo lực nghiêm trọng.
D. Cố gắng chịu đựng khi bị bạo hành và không chia sẻ với ai.
E. Ghi nhận lại các bằng chứng về bạo hành để làm căn cứ nếu có kiện tụng trước toà.
G. Chủ động học một số kĩ năng tự vệ để bảo vệ bản thân trước các hành vi bạo lực.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 3 trang 32 SBT GDCD 8: Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2023, nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền nào dưới đây?
A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
B. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật.
C. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lí, pháp luật.
D. Được quyền sử dụng vũ khí với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
E. Được Nhà nước chi trả hoàn toàn chi phí nếu phải điều trị trong các bệnh viện.
G. Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 2 trang 32 SBT GDCD 8: Để phòng, chống bạo lực gia đình, mỗi cá nhân cần thực hiện những hành vi nào dưới đây?
A. Thể hiện sự yêu thương, chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.
B. Thực hiện tròn bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình.
C. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
D. Kịp thời ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình.
E. Che giấu cho các hành vi bạo lực gia đình.
G. Không can thiệp vào các hành vi bạo lực gia đình vì cho rằng đó không phải là chuyện của mình.
H. Thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan để can thiệp, xử lí khi phát hiện các hành vi bạo lực gia đình.
I. Kích động, xúi giục người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 1 trang 32 SBT GDCD 8 : Hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?
A. Bố của bạn A thường xuyên đánh đập mẹ và bạn ấy mỗi khi say rượu.
B. Mẹ bạn B thường xuyên la mắng thậm tệ mỗi khi bạn ấy bị điểm kém.
C. Bà P nhiều lần ngược đãi con riêng của chồng, bắt cháu ấy phải nhịn ăn nếu không làm việc nhà.
E. Bố mẹ hạn chế việc cho bạn M sử dụng mạng xã hội, khiến bạn ấy cảm thấy rất buồn.
D. Anh trai của bạn C la mắng bạn ấy vì đã trốn học để đi chơi điện tử.
G. Mẹ của bạn H thường xuyên bắt bạn ấy học bài đến 2 giờ sáng để đạt được kết quả học tập cao.
H. Bố của bạn T bắt bạn ấy phải đi bán vé số mỗi ngày để kiếm tiền.
I. Anh K không cho vợ gặp con gái nếu chị ấy không đưa đủ tiền cho mình.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài tập 8 trang 30 SBT GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với các trường hợp sau đây? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao
STT |
Suy nghĩ, việc làm |
Đồng ý |
Không đồng ý |
Giải thích |
1 |
Bạn V là một bạn rất rụt rè, nhút nhát. Bạn ấy muốn rèn luyện sự tự tin nên đã đăng kí tham gia cuộc thi “Người dẫn chương trình nhí” để giúp bản thân mạnh dạn hơn. |
|
|
|
2 |
Bạn A vốn ít vận động và chưa từng tham gia chạy bền. Mười ngày nữa, trường của bạn A có tổ chức cuộc thi chạy ma-ra-tông, bạn ấy đã đăng kí tham gia và đặt mục tiêu sẽ đoạt giải Nhất cuộc thi đó. |
|
|
|
3 |
Thấy bạn Q đạt danh hiệu học sinh xuất sắc toàn diện tiêu biểu, bạn N cảm thấy ghen tị và cũng đặt mục tiêu cho mình trong năm tới phải đạt thành tích như bạn Q. |
|
|
|
4 |
Bạn D là học sinh giỏi toàn diện trong lớp 8A và được nhiều giáo viên bộ môn chọn đi thi học sinh giỏi. Thế nhưng, vì bạn ấy rất yêu thích môn Toán nên đã đặt mục tiêu sẽ tham gia thi và quyết tâm đoạt giải Nhất cho môn học này. |
|
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Bài tập 7 trang 30 SBT GDCD 8: Em hãy nối nội dung ở cột A với nội dung của cột B sao cho phù hợp
Cột A |
Cột B |
Bước 1 |
a. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết. |
Bước 2 |
b. Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu. |
Bước 3 |
c. Cam kết thực hiện kế hoạch. |
Bước 4 |
d. Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân. |
Bước 5 |
e. Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. |
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Bài tập 6 trang 30 SBT GDCD 8: Em hãy sắp xếp các nội dung dưới đây vào ô phù hợp
Mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu về học tập
Mục tiêu về gia đình Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu về sự nghiệp Mục tiêu về tài chính
Phân loại theo thời gian |
Phân loại theo lĩnh vực |
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 6 trang 29 SBT GDCD 8: Nội dung nào dưới đây là mục tiêu cá nhân?
A. Bạn H quyết tâm mỗi ngày chạy bộ 30 phút để rèn luyện sức khoẻ.
B. Trường Trung học cơ sở X quyết tâm trở thành trường đạt chuẩn quốc gia trong hai năm tới.
C. Xã Y xác định mục tiêu sẽ phấn đấu để đạt chuẩn nông thôn mới trong năm tới.
D. Tổ dân phố N cố gắng để đạt danh hiệu “Tổ dân phố xanh, sạch, đẹp.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 5 trang 29 SBT GDCD 8: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu cá nhân?
A. Bạn M tiết kiệm tiền để mua một chiếc điện thoại mới.
B. Gia đình bạn K dự định đổi xe máy trong năm tới.
C. Bạn H quyết tâm sẽ đoạt giải Nhất cuộc thi chạy cự li ngắn của trường.
D. Bạn B quyết định mỗi ngày sẽ làm quen với ba người bạn mới trong trường để rèn luyện khả năng giao tiếp của mình.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 4 trang 29 SBT GDCD 8: Nội dung nào dưới đây không phải là cách phân loại mục tiêu theo thời gian?
A. Mục tiêu ngắn hạn.
B. Mục tiêu dài hạn.
C. Mục tiêu về gia đình.
D. Mục tiêu trung hạn.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 3 trang 29 SBT GDCD 8: Nội dung nào dưới đây không phải là cách phân loại mục tiêu theo lĩnh vực?
A. Mục tiêu về tài chính.
B. Mục tiêu ngắn hạn.
C. Mục tiêu về sức khoẻ.
D. Mục tiêu về học tập.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 1 trang 29 SBT GDCD 8 : Kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định được gọi là gì?
A. Kết quả của sự cố gắng.
B. Kết quả của sự nỗ lực.
C. Thành tích đạt được.
D. Mục tiêu cá nhân.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Bài tập 8 trang 27 SBT GDCD 8: Từ câu nói: “Đồ dùng nhựa: tiện ích tức thời - tác hại lâu dài”, em hãy viết một bài thuyết trình hoặc thiết kế poster với nội dung tuyên truyền về việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài tập 7 trang 27 SBT GDCD 8: Em hãy xử lí các tình huống sau
Tình huống 1. Em phát hiện nhà máy X xả chất thải chưa qua xử lí trực tiếp ra môi trường.
Tình huống 2. Em thấy anh T dùng lưới mắt nhỏ để đánh bắt cá.
Tình huống 3. Em phát hiện Công ty Y khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép.
Tình huống 4. Em và đội tình nguyện của trường được giao nhiệm vụ trong một tuần phải xử lí bãi rác trên khu đất trống của một khu dân cư và không để nó xuất hiện trở lại.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài tập 6 trang 25 SBT GDCD 8: Em hãy các đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1. Gia đình bạn H sống bằng nghề trồng rau. Rau của nhà bạn H cung cấp cho rất nhiều cửa hàng quanh khu vực. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc rau, bố mẹ bạn ấy đã dùng khá nhiều thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, trừ nấm, diệt cỏ,...
Câu hỏi:
- Em có đồng tình với việc làm của bố mẹ bạn H không? Vì sao?
- Nếu em là bạn H, em sẽ nói gì với bố mẹ?
Tình huống 2. Nhà bạn K ở cạnh một hồ nước lớn. Năm nào cũng vậy, vào ngày lễ tiễn ông Công ông Táo về trời, người dân trong khu vực đều đến hồ nước này để thả cá rồi vứt lại túi ni lông xuống hồ hoặc ngay trên bờ.
Câu hỏi:
- Em có đồng tình với cách làm của những người dân trong tình huống trên không? Vì sao?
- Nếu em là bạn K, trong ngày lễ tiễn ông Công ông Táo năm nay, em sẽ làm gì để mọi người không còn vứt túi ni lông bừa bãi?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài tập 4 trang 25 SBT GDCD 8: Em hãy đánh dấu X vào những hành vi, việc làm mà học sinh có thể thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
STT |
Hành vi, việc làm |
|
1 |
Sử dụng hộp xốp, túi ni lông để gói/ chứa đồ ăn. |
|
2 |
Thường xuyên mua quần áo mới. |
|
3 |
Sử dụng các vật dụng bằng thuỷ tinh, sành, sứ thay thế cho các đồ dùng bằng nhựa. |
|
4 |
Hạn chế sử dụng các sản phẩm, vật dụng dùng một lần. |
|
5 |
Xả rác trực tiếp ra môi trường. |
|
6 |
Phân loại rác trong gia đình. |
|
7 |
Tham gia vào các hoạt động dọn vệ sinh, làm sạch trường lớp và nơi ở. |
|
8 |
Nhắc nhở người xung quanh khi họ có hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường. |
|
9 |
Sử dụng các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân. |
|
10 |
Sử dụng các phương tiện cá nhân, không sử dụng phương tiện công cộng. |
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài tập 8 trang 23 SBT GDCD 8: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Ý kiến của bạn D là đúng, nhưng ý kiến đó lại bị hầu hết các bạn trong nhóm phản đối.
Câu hỏi: Nếu em là bạn cùng nhóm của bạn D, em sẽ làm gì?
Trường hợp 2. Bạn K biết nhiều việc làm sai trái của ông L, nhưng ông ấy lại là bố bạn thân của bạn K.
Câu hỏi: Nếu em là bạn K, em sẽ làm gì?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải