Câu hỏi:
26 lượt xemEm tôi
Tôi chưa thấy đứa trẻ nào nghịch như bé Dũng, em tôi. Tôi làm gì, nó cũng học theo rồi phá đám. Bé loắt choắt mà chơi trò gì, nó cũng đòi thắng. Đã thế, cái gì nó cũng đòi phần hơn. Nhưng mấy chuyện đó, tôi chỉ thấy ngộ nghĩnh và càng làm cho em đáng yêu trong mắt tôi hơn. Tôi là anh mà.
Chiều qua, mẹ tôi mua về cho hai anh em hai chú gà. Dũng xí ngay con gà thấp tẻ, đủ lông đuôi, lông cánh. Còn tôi thì được con gà cổ trụi lông cổ.
Sáng nay, tôi ra bờ ao làng bắt châu chấu cho gà ăn. Dũng cũng đòi theo. Nhưng Dũng bề thế thì làm được gì. Rốt cuộc, tối phải cho hai con gà ăn chung. Không ngờ, gà của Dũng mổ nhanh như chóp, tranh hết cả phần của con gà cổ. Thế mà Dũng còn vỗ tay, reo hò. Tôi bảo: – Chiều nay, anh đi học. Ở nhà, em phải cho cả hai con cùng ăn đấy! Ý tôi là dặn Dũng cho gà ăn ngô thôi. Thế mà ở nhà, Dũng lại trốn mẹ đi về châu chấu, bị trượt chân rơi xuống ao, may mà có người cứu được. Về nhà, tôi mới biết tin, hốt hoảng chạy đến trạm y tế. May quá, Dũng đã khoẻ, đang nằm chờ mẹ đi làm thủ tục xuất viện.
Vừa thấy tôi, Dũng đã phàn nàn:
- Em... em... chẳng bắt được con châu chấu nào cả...
Tôi bóc một quả quýt đưa cho Dũng. Em lắc đầu rồi liếc nhìn quả, bánh trên chiếc bàn nhỏ:
– Cho anh cả đấy.
Ôi, bữa nay Dũng thảo thế! Vừa thương em vừa ân hận, tôi dặn nó:
– Từ nay, em không được ra bờ ao một mình nhé! Nguy hiểm lắm... Anh sẽ xin mẹ cho em tập bơi cùng anh...
– Thật hả anh?
Dũng hỏi mà như reo. Hai mắt nó bỗng sáng lên, nhìn tôi mãi...
THÁI CHÍ THANH
Câu hỏi và bài tập
Vì sao Dũng gặp tai nạn?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Dũng gặp nạn vì trốn mẹ đi bắt châu chấu cho gà ăn bị trượt chân rơi xuống ao.
Tình yêu thương của nhân vật “tôi” dành cho em bé được thể hiện qua những chi tiết nào?
Câu chuyện nhắc nhở em điều gì về việc bảo vệ an toàn bản thân và em nhỏ?
Dưới đây là một số danh từ thường được dùng để xưng hô. Xếp các từ ấy vào nhóm phù hợp:
Mỗi sự việc được kể trong bài đọc nói lên điều gì về ông Nguyễn Khoa Đăng?
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người lao động.