Câu hỏi:
29 lượt xemNhận xét về cách tả hoạt động, tính cách của người trong các đoạn văn dưới đây:
a) Tấm lưới rộng đang vá trải phủ lên hai đầu gối Thắng. Tay cậu bé cắm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo. Chỗ lưới thủng toạc theo đà tay của nó cứ mỗi lúc một nhỏ dần lại. Tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt nó thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai. Vừa nhác trông thấy lũ trẻ chạy xuống bến, Thắng vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, đứng lên giơ tay xua xua ra hiệu với các bạn như bảo đừng gọi. Cậu bé chỉ vào mẹ nó lúc ấy đang cúi xuống thổi lửa. Nó rón rén bước đến mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước êm không một tiếng động. Nó ngụp một cái, lặn biến đi như một con cá. Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn bạn lặn vừa ghen vừa phục.
Theo TRẦN VÂN
b) Chấm hay làm thực sự, không làm chân tay cứ bứt rút sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng Hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được. Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác. Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
Theo ĐÀO VŨ
Gợi ý
- Ở đoạn văn a, các hoạt động của nhân vật được tả theo trình tự nào? Những hoạt động ấy nói lên điều gì về tính cách của nhân vật?
– Tìm những câu miêu tả tính cách của nhân vật trong đoạn văn b.
Mỗi tính cách ấy được thể hiện qua những hoạt động nào? Tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế và chính xác của tác giả.
- Tác giả thể hiện tình cảm đối với nhân vật qua những từ ngữ, chi tiết nào?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Ở đoạn văn a, các hoạt động của nhân vật được tả theo đúng trình tự các bước để vá được một chiếc lưới, các hoạt động đấy nói lên nhân vật trong đoạn văn a là một cậu bé rất tỉ mỉ và khéo léo.
- Các câu miêu tả tính cách nhân vật trong đoạn văn b: Chấm hay làm thực sực…, Chấm ra đồng từ sáng sớm…, hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa…, Những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc…/ Mỗi tính cách của nhân vật được miêu tả qua những hoả động như ra đồng từ sáng sớm mồng 2, hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này vụ khác
- Ở đoạn văn a các chi tiết như: Tay cậu bé cầm kim tre đưa lên đưa xuống…
Ở đoạn văn b các chi tiết như: Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim…
- Tác giả thể hiện tình cảm đối với nhân vật qua những từ ngữ chi tiết như gọi nhân vật bằng những cái tên thân mật (cậu bé, hòn đất)
Theo em, phẩm chất nào đã giúp vợ chồng Mai An Tiêm vượt qua khó khăn?
Chi tiết nhà vua khen thầm và cho triệu gia đình Mai An Tiêm trở về nói lên điều gì?
Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công và trở thành “một bậc anh hùng kinh kế”?
Tìm nghĩa phù hợp với từ in đậm trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:
a) Chiếc com-pa bố vẽ Có chân đứng, chân quay. Cái kiềng đun hằng ngày Ba chân xoè trong lửa. Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân VŨ QUÂN PHƯƠNG. |
|
(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng |
b) Bàn chân của bé Đi dép đẹp thêm ra Dép cũng vui thích lắm Theo chân đi khắp nhà. PHẠM HỔ |
|
(2) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
|
c) Nổi tiếng nhất trong Quần thể di tích lịch sử — văn hoá núi Bà Đen (Tây Ninh) là chùa Bà. Từ chân núi, bạn sẽ có hơn một giờ trải nghiệm lí thú theo con đường 1500 bậc, vòng quanh những tảng đá, cây rừng um tùm hai bên để lên thăm ngôi chùa nằm ở độ cao hơn 200 mét này. Theo Sổ tay du lịch Tây Ninh |
|
(3) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. |
Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào giống nhau và khác nhau?
Câu tục ngữ nào trong bài đọc để lại cho em ấn tượng đặc biệt nhất? Vì sao?
Nếu muốn tự khuyên mình nên kiên trì học tập, em sẽ dùng câu tục ngữ nào? Vì sao?
Qua lời cô giáo ở cuối câu chuyện, em hiểu lý do thành công của Pát-ty là gì?
Tìm ở bên B lời giải nghĩa thích hợp cho từ đầu trong mỗi câu ở bên A