Câu hỏi:

36 lượt xem
Tự luận

Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 15.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

​Ayn Rand – một nhà tiểu thuyết Mỹ từng nói: Hãy sống và hành động trong giới hạn của tri thức mình có và hãy mở rộng tri thức tới giới hạn của cuộc đời mình. Tri thức đối với con người là rất quan trọng. Nhưng nhiều người không nghĩ như vậy, vì vậy mới có truyện “Ếch ngồi đáy giếng” – một trong những truyện ngụ ngôn hay nhất và ý nghĩa nhất mà em từng đọc nói về tầm quan trọng của tri thức, sự hiểu biết.

Trước hết ta phải hiểu truyện ngụ ngôn là gì? Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân, xử thế, dùng loài vật, sự việc để nói về một quan điểm nhân sinh trong xã hội. Nội dung của truyện thường là phê phán thói hư tật xấu của con người, nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống.

Trong đó có truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, một câu chuyện kể về một con ếch sống trong một cái giếng lâu ngày, nghĩ rằng trời chỉ nhỏ bằng cái vung và nó là “chúa tể”. Khi mưa đổ xuống, ếch ra khỏi giếng đi lại huênh hoang như một vị “chúa tể” và bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Truyện phê phán thói huênh hoang, chủ quan, không coi ai ra gì của con ếch. Do nó quá xem thường mọi thứ xung quanh, luôn coi mình là nhất nên phải gánh chịu hậu quả là bị giẫm bẹp. Đồng thời, truyện cũng phê phán tầm hiểu biết hạn hẹp của con ếch. Bởi nó sống trong môi trường trật hẹp, mỗi khi kêu thấy mấy con vật xung quang sợ hãi nên nó nghĩ mình là chúa tể, không coi ai ra gì.

Truyện đã để lại một bài học đắt giá cho chúng ta. Đó là không để bị khuất phục bởi hoàn cảnh, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải học hỏi để mở mang kiến thức, tầm hiểu biết của bản thân. Tôn trọng mọi người và mọi thứ xung quang chúng ta.

Câu chuyện đã dạy cho em một bài học triết lí nhân sinh sâu sắc về tầm quan trong của việc mở rộng tầm hiểu biết, mở mang tri thức. Trên đây là phần trình bày của em về văn bản truyện mà em yêu thích, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bài nói của em đươc hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 10:
Tự luận

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: 

 (1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tiếp hồ điệp

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam

a. Hãy xác định các phép liên kết trong đoạn trích trên. 

b. So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ: 

(1) Từ chỗ vệt rừng đó, chim cất cánh tua tủa bay lên. 

(2) Từ chỗ vệt rừng đen xa từ đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. 

c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng gì?

d. Xác định nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên. Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh này có gì giống và khác nghĩa trong từ điển? Hãy tìm các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”. 


6 tháng trước 47 lượt xem