30 câu Trắc nghiệm KHTN 8 (Cánh diều 2024) Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đáp án
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế môn KHTN 8 đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án) Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 8 Bài 23.
Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Câu 1: Cường độ dòng điện được kí hiệu là
A. V
B. A
C. U
D. I
Đáp án đúng là D
Cường độ dòng điện được kí hiệu là I.
Câu 2: Chọn đáp số đúng.
A. 1,25 A = 125 mA.
B. 0,125A = 1250 mA.
C. 125 mA = 0,125 A.
D. 1250 mA = 12,5 A.
Đáp án đúng là C
1,25 A = 1250 mA
0,125 A = 125 mA
1250 mA = 1,25 A
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện chạy qua đèn có……………thì đèn…………….
A. cường độ càng nhỏ, càng sáng mạnh.
B. cường độ càng lớn, sáng càng yếu.
C. cường độ càng lớn, càng sáng mạnh.
D. cường độ thay đổi, sáng như nhau.
Đáp án đúng là C
Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng mạnh.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là sai?
Đơn vị của hiệu điện thế là
A. vôn (V).
B. ampe (A).
C. milivôn (mV).
D. kilovôn (kV).
Đáp án đúng là B
B là đơn vị của cường độ dòng điện.
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng.
Số chỉ của ampe kế
A. cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện.
B. là giá trị của cường độ dòng điện.
C. cho biết số vôn của nguồn điện.
D. Cả hai câu A và B đều đúng.
Đáp án đúng là D
Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng.
A. Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh yếu của dòng điện.
B. Cường độ dòng điện cho ta biết dòng điện do nguồn điện nào gây ra.
C. Cường độ dòng điện cho ta biết dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên.
D. Cường độ dòng điện cho ta biết tác dụng nhiệt hoặc hóa học của dòng điện.
Đáp án đúng là A
Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh yếu của dòng điện.
Câu 7: Để đo cường độ dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc
A. ampe kế song song với vật dẫn.
B. ampe kế nối tiếp với vật dẫn.
C. vôn kế song song với vật dẫn.
D. vôn kế nối tiếp với vật dẫn.
Đáp án đúng là B
Để đo cường độ dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc ampe kế nối tiếp với vật dẫn.
Câu 8: Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là
A. kích thước của vôn kế.
B. giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
C. cách mắc vôn kế trong mạch.
D. kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.
Đáp án đúng là A
B, C, D là những yếu tố cần thiết cần kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế.
Câu 9: Chọn câu sai.
A. 1 V = 1 000 mV.
B. 1 kV = 1 000 mV.
C. 1 mV = 0,001 V.
D. 1 000 V = 1 kV.
Đáp án đúng là B
A, C, D đúng.
Câu 10: Ampe kế là dụng cụ để đo
A. cường độ dòng điện.
B. hiệu điện thế.
C. công suất điện.
D. điện trở.
Đáp án đúng là A
Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện.
Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
I. Cường độ dòng điện
- Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Kí hiệu là I.
Đơn vị đo là ampe, kí hiệu là A.
- Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. Số chỉ của ampe kế càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn.
1 A = 1 000 mA
- Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.
II. Hiệu điện thế
- Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nó và được đo bằng vôn kế.
Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.
- Giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi chưa mắc vào mạch) càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện của nó càng lớn.
1 V = 1 000 mV; 1 kV = 1 000 V
- Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.