30 câu Trắc nghiệm KHTN 8 (Cánh diều 2024) Bài 26: Sự nở vì nhiệt có đáp án
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 26: Sự nở vì nhiệt môn KHTN 8 đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án) Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 8 Bài 26.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 26: Sự nở vì nhiệt
Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 26: Sự nở vì nhiệt
Câu 1: Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Chiều dài vật rắn.
B. Tiết diện vật rắn.
C. Độ tăng nhiệt độ của vật rắn.
D. Chất liệu vật rắn.
Đáp án đúng là A
B, C, D đều phụ thuộc.
Câu 2: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn giúp
A. dễ dàng tu sửa cầu.
B. tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
C. tạo thẩm mỹ.
D. Cả 3 lý do trên.
Trả lời
Đáp án đúng là B
Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn giúp tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khí nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn.
A. nhiều hơn - ít hơn.
B. nhiều hơn - nhiều hơn.
C. ít hơn - nhiều hơn.
D. ít hơn - ít hơn.
Đáp án đúng là B
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Câu 4: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng nút.
B. Làm nóng cổ lọ.
C. Làm lạnh cổ lọ.
D. Làm lạnh đáy lọ.
Đáp án đúng là B
B đúng vì cổ lọ nóng lên nở ra rộng hơn giúp lấy nút thủy tinh dễ dàng.
Câu 5: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảm đi.
B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi.
D. trọng lượng của vật tăng lên.
Đáp án đúng là B
Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì thể tích của vật giảm đi, khối lượng của vật không đổi.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.
Đáp án đúng là D
D sai vì khi nung nóng khí nở ra, thể tích tăng.
Câu 7: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.
C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.
D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
Đáp án đúng là D
Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
Câu 8: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng
A. chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
B. chất rắn co lại vì lạnh.
C. chất rắn nở ra khi nóng lên.
D. các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
Đáp án đúng là D
Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
Câu 9: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
Đáp án đúng là C
Chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít là khí, lỏng, rắn.
Câu 10: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.
B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.
C. Chỉ có thể tích thay đổi.
D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.
Đáp án đúng là A
Khi chất khí nóng lên thì thể tích tăng lên, khối lượng riêng và trọng lượng riêng phụ thuộc vào thể tích nên cũng thay đổi theo.
Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 26: Sự nở vì nhiệt
I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Khi vật nóng lên, kích thước của vật tăng lên, ta nói vật bị nở vì nhiệt.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
II. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí
Chất lỏng và khí đều nở vì nhiệt.
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
III. Ứng dụng sự nở vì nhiệt trong thực tiễn
Sự nở vì nhiệt được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
Ví dụ:
IV. Tác hại của sự nở vì nhiệt
Bên cạnh nhiều công dụng, sự nở vì nhiệt cũng gây ra những tác hại. Để ngăn chặn tác hại do sự nở vì nhiệt của các chất gây ra, trong từng trường hợp, người ta đưa ra các giải pháp thích hợp.
Ví dụ: