Giải Khoa học lớp 4 trang 35, 36, 37, 38 Bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng - Chân trời sáng tạo
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học lớp 4 trang 35, 36, 37, 38 Bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Khoa học lớp 4 Bài 8 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải Khoa học lớp 4 Bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng
A/ Câu hỏi đầu bài
Giải Khoa học lớp 4 trang 35
Khởi động trang 35 SGK Khoa học lớp 4: Em có nhận xét gì về đường đi của ánh sáng trong hình 1?
Lời giải:
+ Đường đi của ánh sáng trong hình 1 là các đường thẳng.
B/ Câu hỏi giữa bài
1. Vật phát sáng và vật được chiếu sáng
Câu hỏi khám phá trang 35 SGK Khoa học lớp 4:
+ Trong hình 2a, bạn An có nhìn thấy rõ mọi vật trong phòng không? Để thấy rõ mọi vật trong phòng, bạn An phải làm gì? Vì sao?
+ Chúng ta có thể thấy rõ cảnh vật trong hình 3a hay 3b? Vì sao?
+ Tìm một số ví dụ về nguồn sáng trong tự nhiên.
Lời giải:
+ Trong hình 2a, bạn An không nhìn thấy rõ mọi vật trong phòng. Bạn An phải bật đèn mới có thể thấy rõ được mọi vật trong phòng bởi ta chỉ có thể nhìn thấy mọi đồ vật dưới ánh sáng.
+ Chúng ta có thể thấy rõ được cảnh vật ở hình 3b bởi trong hình 3b được chiếu sáng bởi ánh sáng của mặt trời nên có thể dễ dàng nhìn thấy cảnh vật.
+ Nếu gọi vật phát ra ánh sáng là vật phát sáng (hay nguồn sáng) và vật nhận ánh sáng chiếu đến là vật được chiếu sáng thì trong các hình 2b và 3b vật chiếu sáng và vật được chiếu sáng là:
Hình |
Vật chiếu sáng |
Vật được chiếu sáng |
2b |
Bóng đèn |
Đồ vật trong nhà: Bàn, ghế, bình hoa, tranh ảnh,... |
3b |
Mặt trời |
Khung cảnh làng quê: Ruộng lúa, ngôi nhà, cây cối... |
+ Một số nguồn sáng trong tự nhiên như: Mặt trời, tia chớp,...
Giải Khoa học lớp 4 trang 36
Luyện tập trang 36 SGK Khoa học lớp 4: Hãy kể tên một số vật phát sáng và vật được chiếu sáng trong lớp học của em và chia sẻ với các bạn.
Lời giải:
Học sinh có thể tham khảo bảng sau:
Vật phát sáng |
Vật được chiếu sáng |
- Bóng đèn điện. - Mặt trời. |
- Bàn ghế. - Sách vở. - Tranh ảnh. - Bình hoa. - Bảng. - ... |
2. Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng
Câu hỏi khám phá trang 36 SGK Khoa học lớp 4:
+ Ánh sáng sẽ truyền qua được cuốn sách hay tấm kính trong? Hãy đề xuất cách thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán của em.
+ Thí nghiệm:
Chuẩn bị: Một tấm kính trong, một cuốn sách, một đèn pin.
Thực hiện:
● Chiếu đèn pin để tạo vệt sáng trên mặt bàn.
● Lần lượt lấy tấm kính và cuốn sách chắn trước đèn pin (hình 4a và 4b).
Thảo luận:
● Khi dùng tấm kính chắn trước đèn pin, em thấy gì trên mặt bàn?
● Điều gì xảy ra khi dùng cuốn sách chắn trước đèn pin?
● Kết luận được gì về sự truyền của ánh sáng qua tấm kính và qua cuốn sách?
Lời giải:
+ Khi dùng tấm kính chắn trước đèn pin, em thấy ánh sáng được chiếu thẳng từ đèn pin xuyên qua tấm kính xuống mặt bàn.
+ Khi dùng cuốn sách chắn trước đèn pin, em thấy ánh sáng không xuyên qua được cuốn sách mà bị chặn lại không chiếu lên mặt bàn nữa.
+ Từ đó, em rút ra được kết luận về sự truyền của ánh sáng: Ánh sáng có thể truyền qua được tấm kính thủy tinh nhưng không thể truyền qua được những vật cản ánh sáng như cuốn sách.
Luyện tập trang 36 SGK Khoa học lớp 4:
+ Hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây và chia sẻ với bạn.
+ Vì sao ta có thể nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời vào những đêm bầu trời trong và không có mây?
+ Vì sao vào ban ngày, mặc dù mặt trời sáng nhưng đôi khi ta không nhìn thấy Mặt Trời?
Lời giải:
+ Học sinh có thể tham khảo bảng sau:
Đồ vật hoặc chất |
Cho ánh sáng truyền qua |
Cản ánh sáng |
Bức tường gạch |
Không |
Có |
Kính trong |
Có |
Không |
Nước trong |
Có |
Không |
Mảnh gỗ |
Không |
Có |
+ Ta có thể nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời vào những đêm bầu trời trong và không có mây vì không khí cho ánh sáng truyền qua.
+ Vào ban ngày, mặc dù mặt trời sáng nhưng đôi khi ta không nhìn thấy Mặt Trời bởi ánh sáng mặt trời bị cản bởi những đám mây.
Giải Khoa học lớp 4 trang 37
Vận dụng trang 37 SGK Khoa học lớp 4: Đố em:
+ Rèm cửa thường được dùng để làm gì?
+ Bể nuôi cá cảnh thường được làm bằng gì? Vì sao?
Lời giải:
+ Rèm cửa thường được làm bằng vải. Vải là chất không cho ánh sáng truyền qua nên giúp che bớt ánh sáng.
+ Bể nuôi cá thường được làm bằng kính trong suốt chịu lực để cung cấp ánh sáng cho cá ở bên trong bể và để mọi người có thể quan sát cá.
3. Sự truyền thẳng của ánh sáng
Câu hỏi khám phá trang 37 SGK Khoa học lớp 4: Thí nghiệm
Chuẩn bị: Ba tấm bìa kích thước khoảng bằng cuốn vở có khoét lỗ tròn nhỏ ở giữa, đất nặn, đèn pin, một sợi dây mềm.
Thực hiện:
+ Đặt ba tấm bìa thẳng đứng trên đất nặn. Căng dây xuyên qua ba lỗ tròn sao cho ba lỗ tròn cùng nằm trên một đường thẳng (hình 5).
+ Dùng đèn pin chiếu vào tấm bìa phía trước để có vệt sáng trên tường (hình 6).
+ Kéo tấm bìa ở giữa lệch sang một bên.
Thảo luận:
+ Vì sao khi ba lỗ tròn thẳng hàng, ta thấy có vệt sáng trên tường?
+ Vì sao không thấy vệt sáng trên tường khi tấm bìa giữa bị lệch sang một bên?
+ Có thể kết luận gì về đường truyền của ánh sáng?
Lời giải:
+ Ta thấy có vệt sáng trên tường khi ba lỗ tròn thẳng hàng nhau bởi vì ánh sáng truyền theo đường thẳng.
+ Khi tấm bìa ở giữa bị lệch sang một bên thì ánh sáng sẽ bị cản bởi tấm bìa (không thể đi qua lỗ tròn trên tấm bìa này) nên ta không thấy vệt sáng trên tường.
+ Từ đó ta rút ra kết luận: Ánh sánh truyền trong không khí theo đường thẳng.
4. Ánh sáng và bóng của vật
Giải Khoa học lớp 4 trang 38
Câu hỏi khám phá trang 38 SGK Khoa học lớp 4: Thí nghiệm
Chuẩn bị: Đèn pin, tấm bìa, hộp đựng bút.
Thực hiện:
+ Dùng đèn pin chiếu sáng tấm bìa.
+ Đặt hộp bút vào khoảng giữa đèn pin và tấm bìa (hình 7).
+ Di chuyển đèn pin hoặc hộp bút ra xa và lại gần tấm bìa.
Thảo luận:
+ Em nhìn thấy gì trên tấm bìa khi có hộp bút giữa tấm bìa và đèn pin? Vì sao?
+ Hình dạng và kích thước bóng của hộp bút trên tấm bìa thay đổi như thế nào khi di chuyển đèn pin hoặc hộp bút ra xa và lại gần tấm bìa?
+ Em rút ra được kết luận gì về sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc nguồn sáng thay đổi?
Lời giải:
+ Sau khi thực hiện thí nghiệm, em nhận thấy bóng của hộp bút trên tấm bìa. Vì hộp bút là vật cản sáng nên tạo thành bóng đen trên tấm bìa.
+ Hình dạng và kích thước bóng của hộp bút trên tấm bìa có sự thay đổi khi di chuyển đèn pin: Hình dạng và kích thước bóng của hộp bút sẽ to hơn khi di chuyển đèn pin lại gần tấm bìa và nhỏ hơn khi di chuyển ra xa tấm bìa.
+ Từ thí nghiệm trên em rút ra kết luận: Bóng của vật cản ánh sáng có hình dạng tương tự với vật, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật. Kích thước bóng của vật cản sẽ phụ thuộc vào vị trí của vật hoặc nguồn sáng.
Luyện tập trang 38 SGK Khoa học lớp 4: Đố em:
+ Xác định hướng chiếu của Mặt Trời đến cây trong các hình 8a và 8b.
+ Để tránh nắng, em sẽ chọn đứng ở vị trí nào?
Lời giải:
Thân cây là vật cản sáng nên ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống đến cây sẽ tạo thành bóng của cây trên mặt đất.
Hướng chiếu của Mặt Trời trong các hình:
+ Hình 8a: Mặt Trời ở phía sau thân cây.
+ Hình 8b: Mặt Trời ở phía trên thân cây.
Để tránh nắng em sẽ chọn đứng ở trong vùng bóng của cây.
Vận dụng trang 38 SGK Khoa học lớp 4: Trò chơi: “Tạo bóng bằng tay”
+ Dùng hai bàn tay tạo bóng trên tường như trong các hình 9a, 9b, 9c và đoán đó là con vật gì.
Lời giải:
+ Hình 9a: Con chim.
+ HÌnh 9b: Con chó sói.
+ Hình 9c: Con chó.