Giải Khoa học lớp 4 trang 76, 77, 78, 79 Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống - Chân trời sáng tạo
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học lớp 4 trang 76, 77, 78, 79 Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Khoa học lớp 4 Bài 20 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải Khoa học lớp 4 Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống
A/ Câu hỏi đầu bài
Giải Khoa học lớp 4 trang 76
Khởi động trang 76 SGK Khoa học lớp 4: Em đã từng ăn những món ăn nào được chế biến từ nấm? Hãy chia sẻ với bạn về những món ăn đó.
Lời giải:
Một số món ăn từ nấm mà em đã được ăn:
+ Lẩu nấm.
+ Gà hầm nấm.
+ Nấm xào thịt bò.
+ ...
B/ Câu hỏi giữa bài
1. Một số đặc điểm của nấm được dùng làm thức ăn
Câu hỏi khám phá trang 76 SGK Khoa học lớp 4:
+ Kể tên một số nấm được dùng làm thức ăn và chia sẻ về hình dạng, màu sắc của chúng trong các hình dưới đây.
+ Hãy kể tên một số nấm có ở địa phương em.
Lời giải:
+ Học sinh có thể tham khảo bảng sau: Một số nấm được dùng làm thức ăn
Hình |
Tên nấm |
Đặc điểm |
2 |
Nấm đông cô (Nấm hương) |
Mũ nấm màu nâu sẫm, hơi cứng, thân nấm khá cao. |
3 |
Nấm mỡ |
Mũ nấm có màu nâu nhạt, thân nấm tròn ngắn |
4 |
Nấm chân dài |
Nấm có màu nâu xám, chân nấm dài khoảng từ 3 - 10cm, ban đầu có hình que sau đó lớn dần xuất hiện mũ nấm. |
5 |
Nấm hoàng đế |
Thường mọc thành từng chùm, mũ nấm hình bán cầu, dẹt, trơn, kích thước mũ nấm có thể lên đến 20 cm, thân nấm dày, chắc, phình to ở gốc và chiều cao khoảng 8 - 20 cm |
6 |
Nấm đùi gà |
Mũ nấm tròn, thân nấm trắng dày to tròn bụ bẫm, thường mọc thành từng chùm.. |
7 |
Nấm sò |
Mũ nấm khá rộng, mỏng hình vỏ sò hoặc hình quạt. Nấm thường mọc thành từng chùm gồm nhiều tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang. |
+ Một số loại nấm khác có ở địa phương em: Nấm rơm, nấm tai mèo (mộc nhĩ), nấm kim châm,...
Thực hành trang 77 SGK Khoa học lớp 4: Em tập làm đầu bếp
Kể tên các nấm ăn và hoàn thành bảng theo gợi ý:
Lời giải:
Trả lời:
+ Học sinh có thể tham khảo bảng sau:
Tên nấm |
Hình dạng |
Màu sắc |
Món ăn có thể chế biến |
Nấm kim châm |
Dài, nhỏ, cao |
Trắng |
Thịt bò cuộn nấm, lẩu nấm,... |
Nấm tai mèo (Nấm mộc nhĩ) |
Mỏng, dẹt |
Nâu đậm, tím thẫm |
Nem cuốn mộc nhĩ, canh gà miến mộc nhĩ,... |
Nấm đùi gà |
Cao, tròn, thân to bụ bẫm |
Trắng ngà |
Nấm đùi gà xào thịt, thịt gà chay từ nấm đùi gà,... |
2. Ích lợi của nấm men trong chế biến thực phẩm:
Câu hỏi khám phá trang 78 SGK Khoa học lớp 4:
+ Kể tên một số sản phẩm sử dụng nấm men khi chế biến thực phẩm trong các hình dưới đây.
+ Nấm men có những ích lợi gì?
Lời giải:
+ Một số sản phẩm sử dụng nấm men khi chế biến thực phẩm là bánh mì, rượu, bia, nước sốt chế biến các món ăn,...
+ Lợi ích của nấm men là: Giúp lên men các thực phẩm, cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như đạm, axit amin, vi - ta - min B1, B2,... và các khoáng chất.
Giải Khoa học lớp 4 trang 79
Luyện tập trang 79 SGK Khoa học lớp 4:
+ Hãy ghép tên những sản phẩm có ứng dụng nấm men trong sản xuất với mỗi hình cho phù hợp.
+ Chia sẻ với bạn một số sản phẩm được làm từ nấm men mà gia đình sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Lời giải:
+ Học sinh có thể dựa vào bảng sau để ghép tên những sản phẩm có ứng dụng nấm men trong sản suất:
Hình 10 |
Rượu cần |
Hình 11 |
Bánh bao |
Hình 12 |
Cơm rượu |
+ Một số sản phẩm được làm từ nấm men mà gia đình sử dụng trong đời sống hàng ngày là: Làm dưa chua, làm kim chi, làm cơm rượu, làm rượu,...
Vận dụng trang 79 SGK Khoa học lớp 4: Em tập làm nhà khoa học: “Tìm hiểu tác dụng của nấm men với bột mì”
Chuẩn bị:
+ 200g bột mì, 100ml nước.
+ 15g nấm men.
+ Hai bát to và hai đĩa.
Thực hiện:
+ Chia đều 200g bột mì vào hai bát to.
+ Bát đối chứng: Trộn đều 100g bột mì với 50ml nước, 15g nấm men.
+ Nhào trộn kĩ bột mì, vo tròn khối bột và ủ ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ. (Lưu ý: Cần thực hiện theo đúng thứ tự: Bát đối chứng trước, bát thí nghiệm sau).
Thảo luận:
+ Quan sát, so sánh kích thước của khối bột mì có trộn nấm men và khối bột mì không trộn nấm men.
+ Giải thích kết quả mà em quan sát được.
Lời giải:
+ Khối bột mì trộn nấm men nở to hơn khối bột mì không trộn nấm men.
+ Kết quả mà em quan sát được là do men được ủ khiến bột trở nên phồng xốp và nở to ra.