Giải Khoa học lớp 4 trang 73, 74, 75 Bài 19: Sự đa dạng của nấm - Chân trời sáng tạo
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học lớp 4 trang 73, 74, 75 Bài 19: Sự đa dạng của nấm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Khoa học lớp 4 Bài 19 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải Khoa học lớp 4 Bài 19: Sự đa dạng của nấm
A/ Câu hỏi đầu bài
Giải Khoa học lớp 4 trang 73
Khởi động trang 73 SGK Khoa học lớp 4: Hình 1 có phải cây xanh không? Vì sao?
Lời giải:
+Hình 1 không phải cây xanh vì đây là một loại nấm, có màu cam, chứ không phải màu xanh như lá cây thông thường.
B/ Câu hỏi giữa bài
1. Hình dạng, màu sắc, kích thước của nấm
Câu hỏi khám phá trang 73 SGK Khoa học lớp 4:
+ Quan sát các hình sau và hoàn thành phiếu theo gợi ý
+ Nhận xét hình dạng, màu sắc, kích thước của các nấm.
+ Kể tên một số nấm khác mà em biết.
Lời giải:
Học sinh có thể tham khảo phiếu học tập sau:
PHIẾU QUAN SÁT |
|||
Tên |
Hình dạng |
Màu sắc |
Kích thước |
Nấm tai mèo |
Gần giống tai mèo, hình tròn, dẹt. |
Nâu sẫm |
Lớn. Đường kính khoảng 3 – 5 cm. |
Nấm rơm |
Hình chiếc ô |
Vàng nhạt, đen nhạt |
Lớn. Cao khoảng 2 -3 cm. |
Nấm kim châm |
Hình que thon, dài, có mũ nấm |
Trắng, vàng nhạt |
Lớn. Dài khoảng 5 -7 cm. |
Nấm linh chi đỏ |
Mũ nấm hình cái quạt |
Đỏ |
Lớn. Đường kính khoảng 7 - 10 cm |
Nấm mốc |
Hình sợi |
Trắng |
Nhỏ |
Nấm men |
Hình bầu dục |
Trắng đục |
Nhỏ |
Nhận xét hình dạng, màu sắc, kích thước của các nấm:
+ Nấm có nhiều hình dạng khác nhau như hình mũ, hình chóp nón, hình cầu, hình sợi,...
+ Màu sắc của nấm rất phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,...
+ Một số nấm lớn có thể quan sát bằng mắt thường nhưng cũng có những nấm có kích thước rất nhỏ chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi như nấm mốc và nấm men.
Một số loại nấm khác mà em biết:
+ Nấm mỡ.
+ Nấm đông cô.
+ Nấm đùi gà.
+ Nấm hương.
+ ...
2. Một số bộ phận của nấm
Giải Khoa học lớp 4 trang 74
Câu hỏi khám phá trang 74 SGK Khoa học lớp 4: Chỉ ra và nói tên một số bộ phận bên ngoài của nấm trong các hình dưới đây.
Lời giải:
Các bộ phận bên ngoài của nấm trong hình 8 là:
+ Ở dưới cùng là chân nấm.
+ Ở giữa là thân nấm.
+ Ở trên cùng là mũ nấm.
Luyện tập trang 74 SGK Khoa học lớp 4: Cùng sáng tạo
Chuẩn bị: Đất nặn các màu, bảng học sinh hoặc bìa các – tông.
Thực hiện:
+ Dùng đất nặn để tạo hình các bộ phận của nấm.
+ Chia sẻ sản phẩm với các bạn và nói về hình dạng, kích thước, màu sắc của nấm.
Lời giải:
Học sinh tự thực hiện dưới hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh có thể tham khảo một số hình ảnh sau:
3. Nơi sống của nấm
Giải Khoa học lớp 4 trang 75
Câu hỏi khám phá trang 75 SGK Khoa học lớp 4:
+ Quan sát các hình sau và cho biết nấm thường sống ở đâu. Môi trường đó thường có đặc điểm gì?
+ Kể tên một số nơi sống khác của nấm mà em biết.
Lời giải:
+ Nấm thường sống ở những nơi như: Thân cây, đất ẩm, rơm rạ hoặc xác động - thực vật,...
+ Những nơi này thường có đặc điểm chung là ẩm ướt, giàu chất dinh dưỡng.
+ Một số nơi sống khác của nấm mà em biết là: Mùn cưa, thức ăn thừa, hoa quả thối,...
Vận dụng trang 75 SGK Khoa học lớp 4: Đố em:
Vì sao sau mưa một thời gian, trong vườn thường mọc lên nhiều nấm?
Lời giải:
Sau mưa một thời gian, trong vườn thường mọc lên nhiều nấm bởi sau khi trời mưa, mọi nơi trong vườn đều ẩm ướt, đây là điều kiện tốt để nấm dễ dàng sinh sôi và phát triển.