Giải Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Toán 3 Bài 7 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 86 lượt xem


Giải Toán lớp 3 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường

Bài giảng Toán lớp 3 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường (Tiết 1)

Bài giảng Toán lớp 3 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường ( Tiết 2)

Toán lớp 3 trang 21, 22 Luyện tập

Toán lớp 3 Tập 1 trang 21 Bài 1:

a) Mỗi đồ vật dưới đây có dạng hình khối gì?

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Chọn hình thích hợp đặt vào dấu “?”.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Rô-bốt hụt bụi có dạng khối trụ.

Khối ru-bích có dạng khối lập phương.

Quả địa cầu có dạng khối cầu.

Bể cá có dạng khối hộp chữ nhật.

b) Các hình khối đang được sắp xếp theo thứ tự khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối lập phương, khối cầu và cứ thế lặp lại theo trình tự đó.

Vậy dấu “?” đứng sau hình trụ nên nó là khối lập phương.

Chọn C.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 21 Bài 2: Nêu tên ba điểm thẳng hàng có trong hình bên.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng.

Vậy trong hình trên có 3 điểm thẳng hàng là:

A, M, C

A, N, B

C, O, N

B, O, M

Toán lớp 3 Tập 1 trang 22 Bài 3Con ốc sên bò đến cây chuối theo đường gấp khúc ABCD. Tính độ dài quãng đường ốc sên phải bò.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Để bò đến cây chuối, ốc sên phải bò qua các quãng đường AB, BC, CD. Vậy ốc sên phải bò quãng đường dài số xăng-ti-mét là:

125 + 380 + 300 = 805 cm.

Bài giải:

Con ốc sên phải bò quãng đường dài số xăng-ti-mét để đến cây chuối là:

125 + 380 + 300 = 805 (cm)

Đáp số: 805 cm.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 22 Bài 4Vẽ hình (theo mẫu)

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Toán lớp 3 Tập 1 trang 22 Bài 5Chọn câu trả lời đúng.

Trong hình bên có bao nhiêu hình tứ giác?

Chọn câu trả lời đúng.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trong hình bên có bao nhiêu hình tứ giác?

A. 3 hình

B. 4 hình

C. 5 hình

D. 6 hình

Lời giải:

Hình tứ giác là hình gồm 4 cạnh và 4 đỉnh.

Em đếm từng hình riêng sau đó ghép các hình lại với nhau (nếu có). Em đếm được có tất cả 5 hình tứ giác là (1); (2); (3); tứ giác được ghép bởi (2, 3); tứ giác được ghép bởi (1, 2, 3).

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chọn đáp án C.

Toán lớp 3 trang 22, 23 Luyện tập

Toán lớp 3 Tập 1 trang 22 Bài 1Số?

a)

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Hai can dưới đây chứa đầy dầu.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Cân có quả mít: Kim cân chỉ đúng số 7. Vậy quả mít cân nặng 7 kg.

Cân có quả dưa hấu: Kim cân chỉ đúng số 3. Vậy quả dưa hấu cân nặng 3 kg.

Muốn biết quả mít nặng hơn quả dưa hấu bao nhiêu kg, ta lấy số cân của quả mít trừ đi số cân của quả dưa hấu.

Ta có 7 kg – 3 kg = 4 kg.

Vậy quả mít nặng hơn quả dưa hấu 4 kg.

Em điền được các số như sau:

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Muốn biết cả hai can có bao nhiêu lít dầu, ta lấy số lít dầu ở can thứ nhất cộng với số lít dầu ở can thứ hai.

Ta có 5 + 10 l = 15 l.

Vậy cả hai can dầu có 15 l dầu.

Em điền được số như sau:

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Toán lớp 3 Tập 1 trang 23 Bài 2Chọn câu trả lời đúng.

a) Đồng hồ bên đổ chuông lúc:

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Nếu ngày 4 tháng 10 là thứ Ba thì ngày 10 tháng 10 là:

A. Chủ nhật B. Thứ Hai C. Thứ Ba D. Thứ Tư

Lời giải:

a) Đồng hồ bên có kim ngắn chỉ hơn số 6 một chút, tức là 6 giờ hơn và kim dài chỉ số 3, tức là 15 phút. Vậy đồng hồ đó chỉ 6 giờ 15 phút.

Chọn đáp án C.

b) Từ ngày 4 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 là 6 ngày.

Ngày 4 tháng 10 là thứ Ba thì 7 ngày sau là ngày 11 tháng 10 cũng là thứ Ba.

Ngày 10 tháng 10 trước ngày 11 tháng 10 một ngày nên ngày 10 tháng 10 là thứ Hai.

Chọn đáp án B.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 23 Bài 3: Mỗi tuần gia đình cô Hoa ăn hết 5 kg gạo. Cô Hoa mua về 20 kg gạo. Hỏi gia đình cô Hoa ăn trong mấy tuần thì hết số gạo đó?

Lời giải:

Có 20kg gạo, mỗi tuần ăn hết 5 kg gạo. Vậy số gạo đó ăn trong mấy tuần, ta làm phép tính chia, lấy 20 : 5 = 4. Vậy số gạo đó ăn trong 4 tuần.

Bài giải

Gia đình cô Hoa ăn trong số tuần thì hết số gạo đó là:

20 : 5 = 4 (tuần)

Đáp số: 4 tuần.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 23 Bài 4Tìm hai đồng hồ chỉ cùng giờ vào buổi chiều hoặc buổi tối.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Đồng hồ A chỉ 2 giờ 15 phút hay 14 giờ 15 phút. Vậy đồng hồ A và đồng hồ N chỉ cùng giờ.

Đồng hồ B chỉ 5 giờ 30 phút hay 17 giờ 30 phút. Vậy đồng hồ B và đồng hồ Q chỉ cùng giờ.

Đồng hồ C chỉ 7 giờ 15 phút hay 19 giờ 15 phút. Vậy đồng hồ C và đồng hồ M chỉ cùng giờ.

Đồng hồ D chỉ 9 giờ đúng hay 21 giờ. Vậy đồng hồ D và đồng hồ P chỉ cùng giờ.

Em nối được như sau:

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Toán lớp 3 Tập 1 trang 23 Bài 5Đố bạn!

Có một can 3 l và một can 5 l. Chỉ dùng hai cái can đó, làm thế nào để lấy được 1 l nước từ bể nước?

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Lần 1: Em lấy đầy nước vào can 3 l, sau đó đổ vào can 5 l.

Lần 2: Em lại lấy đầy nước vào can 3 l và đổ vào can 5 l.

Vì 2 lần lấy đầy can 3l thì được 6 l, khi đổ vào can 5 l sẽ dư ra một lượng nước ở can 3 l. Đó chính là 1 l nước.

1 86 lượt xem