Giải Toán lớp 3 trang 50, 51 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Toán lớp 3 trang 50, 51 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Toán 3 Bài 16 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 83 lượt xem


Giải Toán lớp 3 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng

Toán lớp 3 trang 50 Hoạt động

Toán lớp 3 Tập 1 trang 50 Bài 1Đ, S?

Giải Toán lớp 3 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Ta có:

• Điểm M ở giữa hai điểm A và B.

• AM = MB = 3 cm.

Vậy M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Ý a đúng, em điền Đ.

b) Ta có: 3 điểm B, N, C thẳng hàng và điểm N nằm giữa hai điểm B và C.

Vậy N là điểm ở giữa hai điểm B và C. Ý b đúng, em điền Đ.

c) Ta có:

• Điểm N là điểm ở giữa hai điểm B và C.

• BN > NC.

Vậy N không phải là trung điểm của đoạn thẳng BC. Ý c sai, em điền S.

d) Ta có: 3 điểm M, B, N không thẳng hàng nên B không phải là điểm ở giữa hai điểm M và N. Ý d sai, em điền S.

Em điền được kết quả như sau:

Giải Toán lớp 3 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Toán lớp 3 Tập 1 trang 50 Bài 2: Trong hình bên:

Giải Toán lớp 3 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Tìm ba điểm thẳng hàng.

b) Điểm H ở giữa hai điểm nào?

c) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng nào?

Lời giải:

a) Ba điểm thẳng hàng là:

A, H, B

C, K, D

H, M, K.

b) Điểm H ở giữa hai điểm A và B.

c) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng HK vì:

• Điểm M ở giữa hai điểm H và K.

• HM = MK = 4.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 50 Bài 3: Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng AC, BD trong hình vẽ:

Giải Toán lớp 3 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

- Trung điểm của đoạn thẳng AC là điểm H vì:

• Điểm H ở giữa hai điểm A và C.

• AH = HC = 6.

- Trung điểm của đoạn thẳng BD là điểm G vì:

• Điểm G ở giữa hai điểm B và D.

• BG = GD = 4.

Toán lớp 3 trang 51 Luyện tập

Toán lớp 3 Tập 1 trang 51 Bài 1: Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi.

Giải Toán lớp 3 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng AB hay không?

b) Điểm B có là trung điểm của đoạn thằng AC hay không?

Lời giải:

a) Quan sát hình vẽ ta thấy AM = 3 cm, MB = 3 cm.

Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB vì:

• Điểm M ở giữa hai điểm A và B.

• AM = MB = 3 cm.

b) Quan sát hình vẽ ta thấy AB = 6 cm, BC = 7 cm.

Điểm B không phải trung điểm của đoạn thẳng AC vì:

Điểm B ở giữa A và C nhưng AB < BC (do 6 cm < 7 cm).

Toán lớp 3 Tập 1 trang 51 Bài 2Xác định trung điểm của đoạn thẳng MN và đoạn thẳng NP.

Giải Toán lớp 3 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

- Trung điểm của đoạn thẳng MN là điểm I vì:

• I nằm ở hai điểm M và N.

• MI = IN (đều có độ dài bằng 2 lần cạnh của ô vuông).

- Trung điểm của đoạn thẳng NP là điểm K vì:

• K ở giữa hai điểm N và P.

• NK = KP (đều có độ dài bằng 3 lần cạnh của ô vuông).

Toán lớp 3 Tập 1 trang 51 Bài 3: Quan sát tranh rồi trả lời.

Cào cào cần nhảy thêm mấy bước để đến trung điểm của đoạn thẳng AB.

Giải Toán lớp 3 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Đoạn thẳng AB gồm 8 đốt tre bằng nhau (AB = 8).

Do đó trung điểm của đoạn thẳng AB chia đoạn thẳng AB thành hai đoạn thẳng bằng nhau và mỗi đoạn bằng 4 đốt tre.

Em xác định được trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm C như hình vẽ dưới đây:

Giải Toán lớp 3 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Quan sát hình ảnh trên, ta thấy: Cào cào đang ở vạch số 2.

Vậy cào cào cần nhảy 2 bước nữa để đến vạch 4 là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 51 Bài 4: Việt có một đoạn dây dài 20 cm. Nếu Việt không dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét thì bạn ấy làm như thế nào để cắt được một đoạn dây có độ dài 10 cm từ đoạn dây ban đầu?

Giải Toán lớp 3 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Ta có phép tính 20 cm : 2 = 10 cm.

Bạn Việt có thể gập đôi đoạn dây ban đầu sao cho 2 đầu của đoạn dây trùng với nhau. Sau đó, Việt kéo căng phần còn lại ra rồi dùng kéo cắt tại điểm có dấu gập của đoạn dây đó (hay trung điểm của đoạn dây).

Vậy là Việt đã cắt được đoạn dây có độ dài 10 cm mà không cần dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét.

1 83 lượt xem