Lý thuyết KHTN 8 (Kết nối tri thức 2024) Bài 23: Tác dụng của dòng điện

Tóm tắt lý thuyết Bài 23: Tác dụng của dòng điện sách Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 112 lượt xem


Video bài giảng KHTN 8 Bài 23: Tác dụng của dòng điện - Kết nối tri thức

Khoa học tự nhiên 8 Bài 23: Tác dụng của dòng điện

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 23: Tác dụng của dòng điện

I. Tác dụng nhiệt

- Vật dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua, được gọi là tác dụng nhiệt của dòng điện.

- Thực hiện thí nghiệm với nguồn điện 9V, công tắc K, sợi dây sắt AB, vài mảnh giấy và điện trở R như hình 23.1 để tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện. Đóng công tắc K và quan sát hiện tượng xảy ra với các mảnh giấy để chứng tỏ tác dụng nhiệt của dòng điện.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 23 (Kết nối tri thức): Tác dụng của dòng điện (ảnh 1)

II. Tác dụng phát sáng

- Dòng điện cũng có tác dụng phát sáng. Thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng tác dụng phát sáng của dòng điện.

III. Tác dụng hóa học

- Lớp màu bám trên thỏi than được xác định là kim loại đồng. 

- Hiện tượng kim loại đồng tách khỏi dung dịch muối copper (II) sulfate và bám vào điện cực (thỏi than) khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.

IV. Tác dụng sinh lí

- Nhiều hiện tượng trong đời sống chứng tỏ tác dụng sinh lí của dòng điện.

- Dòng điện có thể chạy qua cơ thể và gây nguy hiểm tới tính mạng con người.

- Tuy vậy, trong y học, tác dụng sinh lí của dòng điện được ứng dụng thích hợp để chữa một số bệnh.

- Phương pháp sốc điện ngoài lồng ngực được sử dụng để cấp cứu trường hợp tim ngừng đập bằng cách sử dụng điện thế lớn trong thời gian rất ngắn.

Sơ đồ tưu duy KHTN 8 Bài 23: Tác dụng của dòng điện

Lý thuyết KHTN 8 Bài 23 (Kết nối tri thức): Tác dụng của dòng điện (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 23: Tác dụng của dòng điện

Câu 1: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích:

A. Bàn ủi.

B. Máy sấy tóc.

C. Lò nướng điện.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là D

Tất cả các dụng cụ trên khi hoạt động bình thường đều là dụng cụ mà tác dụng nhiệt của dòng điện là có lợi.

Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?

A. Chạy qua quạt làm cánh quạt quay.

B. Chạy qua bếp điện làm nó nóng lên.

C. Chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.

D. Chạy qua cơ thể gây co giật các cơ.

Đáp án đúng là D

Trong các trường hợp trên, trường hợp biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện là: chạy qua cơ thể gây co giật các cơ.

Câu 3: Dòng điện có tác dụng sinh lí khi nào?

A. Khi ở gần cơ thể người và các động vật.

B. Khi đi qua cơ thể người và các động vật.

C. Khi có cường độ lớn.

D. Khi có cường độ nhỏ.

Đáp án đúng là B

Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật.

Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, những trường hợp nào không ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện?

A. Mạ kim loại.

B. Châm cứu.

C. Luyện kim.

D. Đúc điện.

Đáp án đúng là B

Trong các trường hợp trên, châm cứu là trường hợp không phải là ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng: Bàn ủi điện hoạt động là do

A. tác dụng nhiệt của dòng điện.

B. tác dụng phát sáng của dòng điện.

C. vừa tác dụng nhiệt, vừa tác dụng phát sáng.

D. dựa trên các tác dụng khác.

Đáp án đúng là A

Bàn ủi điện hoạt động là do tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 6: Tác dụng nào sau đây là tác dụng của dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng.

B. Tác dụng sóng.

C. Tác dụng phản xạ.

D. Tác dụng khúc xạ.

Đáp án đúng là A

Ta có, các tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí.

 Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vật dẫn điện……..khi ………….chạy qua.

A. nóng lên, có dòng điện.

B. nóng lên, không có dòng điện.

C. không nóng lên, có dòng điện.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án đúng là A

Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện.

B. Tác dụng từ của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện.

C. Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện.

D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.

Đáp án đúng là A

B – sai vì: Tác dụng hoá học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện.

C – sai vì: Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện.

D – sai vì: Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác phát sáng của dòng điện

Câu 9: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?

A. Quạt điện.

B. Công tắc

C. Bút thử điện

D. Rơ-le của ấm siêu tốc

Đáp án đúng là C

Trong các dụng cụ trên, dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bút thử điện.

Câu 10: Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ:

A. Làm dung dịch này nóng lên.

B. Làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn.

C. Làm biến đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

A. Làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

Đáp án đúng là D

Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

1 112 lượt xem