Lý thuyết KHTN 8 (Kết nối tri thức 2024) Bài 29: Sự nở vì nhiệt
Tóm tắt lý thuyết Bài 29: Sự nở vì nhiệt sách Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.
Video bài giảng KHTN 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt - Kết nối tri thức
Khoa học tự nhiên 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt
A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt
I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Thí nghiệm mô tả ở Hình 29.1 được sử dụng để tìm hiểu sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.
- Ba thanh nhôm, đồng, sắt được sử dụng trong thí nghiệm.
- Các thanh được đặt trong khay đựng cồn để đảm bảo tăng nhiệt độ đồng đều.
- Bộ phận ghi độ dãn nở của các thanh được sử dụng để ghi lại sự thay đổi kích thước của các thanh khi tăng nhiệt độ.
- Khi đốt cồn trong khay, các kim chỉ thị quay. Kim ứng với thanh nhôm quay nhiều nhất, kim ứng với thanh sắt quay ít nhất.
- Khi tắt đèn cồn, các kim chỉ thị dẫn quay trở lại vị trí ban đầu.
- Nhận xét: Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
II. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên
- Chất lỏng co lại khi lạnh
- Các chất lỏngkhác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
III. Sự nở vì nhiệt của chất khí
IV. Công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt
1. Công dụng
- Sự nở vì nhiệt của các chất có nhiều công dụng. Sau đây là một số ví dụ:
- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí được dùng vào việc chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau.
- Sự nở vì nhiệt của chất khí được dùng vào việc chế tạo các loại khinh khí cầu
2. Tác hại
- Sự nở vì nhiệt cũng có thể có tác hại với thiên nhiên và cuộc sống của con người. Sau đây là một số ví dụ:
- Sự nở vì nhiệt là một trong những nguyên nhân làm cho mực nước biển dâng lên, dẫn đến thu hẹp đất ở những vùng ven biển, tăng sự xâm nhập mặn vào những vùng đất còn lại,... ảnh hưởng không những đến thiên nhiên mà đến cả cuộc sống của con người.
- Sự nở vì nhiệt của chất rắn có thể tạo ra lực có cường độ cực mạnh đủ sức làm biến dạng đường sắt, đường ống dẫn nước, dẫn khí,... có thể gây ra tai nạn nguy hiểm.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt
Câu 1: Chọn câu phát biểu sai.
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Đáp án đúng là D
D sai vì các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 2: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Đáp án đúng là C
Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.
A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.
B. Cây thước làm bằng nhôm.
C. Cây thước làm bằng đồng.
D. Các phương án đưa ra đều sai.
Đáp án đúng là C
Do đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm nên thước làm bằng đồng sẽ có độ sai số ít hơn và cho kết quả chính xác hơn.
Câu 4: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảm đi.
B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi.
D. trọng lượng của vật tăng lên.
Đáp án đúng là B
Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì co lại tức là thể tích của vật giảm đi.
Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khí nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn.
A. nhiều hơn - ít hơn.
B. nhiều hơn - nhiều hơn.
C. ít hơn - nhiều hơn.
D. ít hơn - ít hơn.
Đáp án đúng là B
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Câu 6: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao?
A. Vì răng dễ vỡ.
B. Vì răng dễ bị ố vàng
C. Vì răng dễ bị sâu.
D. Vì men răng dễ bị rạn nứt.
Đáp án đúng là D
Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng vì khi gặp nóng các chất cấu tạo nên răng nở ra và làm men răng dễ bị rạn nứt.
Câu 7: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì
A. chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.
B. chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
C. chỉ có chiều cao tăng.
D. chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.
Đáp án đúng là A
Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì vật đó sẽ nở ra tức là cả chiều dài, chiều rộng và chiều cao đều tăng.
Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng, khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?
A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.
B. Thể tích tăng.
C. Thể tích giảm.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Đáp án đúng là B
Khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng, vì bình nở ra nên chất khí trong bình cũng nở ra nên thể tích tăng.
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong một bình không đậy nút?
A. Khối lượng của lượng khí tăng.
B. Thể tích của lượng khí tăng.
C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm.
D. Cả ba đại lượng trên đều không thay đổi.
Đáp án đúng là C
Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình không đậy nút thì lượng khí đó dãn nở, bay bớt ra ngoài, làm cho khối lượng khí giảm, nhưng thể tích bình chứa không đổi nên khối lượng riêng của khí trong bình giảm.
Câu 10: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
Đáp án đúng là C
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.