Lý thuyết KHTN 8 (Kết nối tri thức 2024) Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Tóm tắt lý thuyết Bài 6: Tính theo phương trình hóa học sách Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 157 lượt xem


Khoa học tự nhiên 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

I. Tính lượng chất trong phương trình hoá học

1. Tính lượng chất tham gia trong phản ứng

- Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HCl, ta có phản ứng hoá học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Theo phương trình hoá học, 1 mol Fe tham gia phản ứng sẽ tạo ra 1 mol H2.

- Vậy, số mol Fe cần dùng để thu được 1,5 mol H2 là: 1,5 mol Fe.

2. Tính lượng chất sinh ra trong phản ứng

- Khi hoà tan hết 0,65 gam Zn trong dung dịch HCl I M, ta có phản ứng hoá học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Tính số mol Zn tham gia phản ứng:

0,65 g Zn = 0,01 mol Zn (khối lượng mol Zn = 65 g/mol)

- Tìm số mol muối zinc chloride tạo thành sau phản ứng dựa trên tỉ lệ số mol các chất trong phương trình hoá học.

- Theo phương trình hoá học, 1 mol Zn tham gia phản ứng sẽ tạo ra 1 mol ZnCl2.

→ Vậy, số mol ZnCl2 tạo thành sau phản ứng là: 0,01 mol ZnCl2.

- Tính khối lượng muối zinc chloride:

Khối lượng mol ZnCl2 = 136 g/mol

Khối lượng ZnCl2 tạo thành sau phản ứng = 0,01 mol × 136 g/mol = 1,36 g.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Tính theo phương trình hóa học (ảnh 1)

II. Hiệu suất phản ứng

1. Khái niệm hiệu suất phản ứng

- Hiệu suất phản ứng đo lường mức độ hoàn thành của phản ứng so với lý thuyết, được tính bằng tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm thu được trên thực tế và khối lượng sản phẩm tính theo phương trình hoá học.

- Trong thực tế, hiệu suất phản ứng thường nhỏ hơn 100% do nhiều yếu tố ảnh hưởng.

2. Tính hiệu suất phản ứng

- Hiệu suất phản ứng được tính bằng công thức: H= (mtt / mlt) x 100%, trong đó mlt là khối lượng sản phẩm tính theo phương trình hoá học, mtt là khối lượng sản phẩm thu được trên thực tế.

- Nếu lượng chất tính theo số mol thi hiệu suất được tính theo công thức H=(n'/n)x100% Trong đó n là số mol chất sản phẩm tính theo lí thuyết, n' là số mol chất sản phẩm thu được theo thực tế.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Lý thuyết KHTN 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Tính theo phương trình hóa học (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Câu 1.Cho phương trình hóa học sau:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Tỉ lệ số mol của Zn và H2 

A. 1 : 1.                     

B. 1 : 2.                     

C. 2 : 1                      

D. 1 : 3.

Đáp án đúng là: A

Tỉ lệ số mol của Zn và H2 là 1 : 1.

Câu 2.Cho miếng đồng (Cu) dư vào 200 mL dung dịch AgNO3, thu được muối Cu(NO3)2 và Ag bám vào miếng đồng. Khối lượng Cu phản ứng là 6,4 g. Khối lượng Ag tạo ra là

A. 8,8g.                                                          

B. 10,8g.                                                        

C. 15,2g.                                                       

D. 21,6g.

Đáp án đúng là: D

nCu=6,464=0,1mol

Phương trình hoá học:

Cu + 2Ag(NO3)2 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol Cu phản ứng sinh ra 2 mol Ag;

Vậy 0,1 mol Cu phản ứng sinh ra 0,2 mol Ag.

Khối lượng Ag sinh ra là: 0,2.108 = 2,16 gam.

Câu 3.Cho phương trình hóa học:

N2 + 3H2 → 2NH3

Tỉ lệ mol của các chất N2 :H2: NH3 lần lượt là

A. 1 : 2 : 3.                 

B. 1 : 3 : 2.                                       

C. 2 : 1 : 3.                                                 

D. 2 : 3 : 1.

Đáp án đúng là: B

Tỉ lệ mol của các chất N2 :H2: NH3 lần lượt là 1 : 3 : 2.

Câu 4.Cho phương trình hoá học:

CaCO3toCaO+CO2

Số mol CaCO3  đã phản ứng để điều chế được 11,2 gam CaO là

A. 0,2 mol. 

B. 0,3 mol.                 

C. 0,4 mol.                 

D. 0,1 mol.

Đáp án đúng là: A

Số mol CaO: nCaO=11,256=0,2(mol).

Theo phương trình hoá học cứ 1 mol CaCO3 phản ứng thu được 1 mol CaO.

Vậy để thu được 0,2 mol CaO cần 0,2 mol CaCO3 phản ứng.

Câu 5.Đốt cháy hoàn toàn 12,8 g lưu huỳnh bằng khí oxygen, thu được khí SO2. Số mol oxygen đã phản ứng là

A. 0,2.                        

B. 0,4.                        

C. 0,6.                        

D. 0,8.

Đáp án đúng là: B

nS=12,832=0,4mol

Phương trình hoá học:

S + O2 → SO2

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol S phản ứng hết với 1 mol O2 sinh ra 1 mol SO2.

Vậy cứ 0,4 mol S phản ứng hết với 0,4 mol O2.

Câu 6.Khi hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% thì 

A. lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học.

B. lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ lớn hơn lượng tính theo phương trình hóa học.

C. lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học.

D. lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ lớn hơn hoặc bằng lượng tính theo phương trình hóa học.

Đáp án đúng là: C

Khi hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% thì lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học.

Câu 7.Công thức tính hiệu suất phản ứng theo chất sản phẩm là

A. H=mLTmTT.100%.     

B. H=mTTmLT.100%.             

C. H=mLTnTT.100%.          

D. H=mLT.mTT.100%.

Công thức tính hiệu suất phản ứng theo chất sản phẩm là H=mTTmLT.100%

Với mTT, mLT lần lượt là khối lượng sản phẩm thu được theo thực tế và khối lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.

Câu 8.Khi phân huỷ hoàn toàn 47,4 gam KMnO4 phản ứng xảy ra như sau:

2KMnO4 t0K2MnO4 + MnO2 + O2

Thể tích khí oxygen thu được ở 25oC và 1 bar là

A. 3,72 lít.                  

B. 3,36 lít.                  

C. 11,2 lít.                  

D. 1,12 lít.

Đáp án đúng là: A

nKMnO4=47,4158=0,3(mol).

PTHH :                           2KMnO4 t0K2MnO4 + MnO2 + O2

Theo phương trình hoá học: 0,3                                              0,15          mol

Thể tích khí oxygen thu được ở 25oC và 1 bar là  VO2=0,15.24,79=3,7185 lít 

Câu 9.Cho phương trình hoá học sau:

2KClO3to,  xt2KCl+3O2

Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, từ 0,6 mol KClO3 sẽ thu được bao nhiêu mol khí oxygen?

A. 0,9 mol.                 

B. 0,45 mol.               

C. 0,2 mol.                 

D. 0,4 mol.

Đáp án đúng là: A

Theo phương trình hoá học, cứ 2 mol KClO3 phản ứng thu được 3 mol oxygen.

Vậy có 0,6 mol KClO3 phản ứng thu được 0,9 mol khí oxygen.

Câu 10.Cho 4,8 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 3,65 gam hydrochloric acid (HCl) thu được magnesium chloride (MgCl2) và khí hydrogen. Thể tích khí H2 thu được ở đkc là

A. 2,2400 lít.                 

B. 2,4790 lít.                 

C. 1,2395 lít.                 

D. 4,5980 lít.

Đáp án đúng là: C

Phương trình hoá học: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Theo bài ra: nMg=4,824=0,2mol;mHCl=3,6536,5=0,1mol

Theo phương trình hoá học, cứ 1 mol Mg phản ứng với 2 mol HCl;

Do đó cứ 0,2 mol Mg phản ứng với 0,4 mol HCl.

Vậy Mg dư, HCl hết, số mol khí tính theo HCl.

nH2=12.nHCl=12.0,1=0,05molVH2=0,05.24,79=1,2395(L).

Câu 11.Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

                                                      Al+H2SO4Al2(SO4)3+H2.

Số mol H2SO4 phản ứng hết với 6 mol Al là

A. 6 mol.                     

B. 9 mol.                          

C. 3 mol.                 

D. 5 mol.

Đáp án đúng là: B

Phương trình hoá học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Theo phương trình hoá học, cứ 2 mol Al phản ứng hết với 3 mol H2SO4.

Vậy để phản ứng hết với 6 mol Al cần 9 mol H2SO4.

Câu 12. Hiệu suất phản ứng là

A. tỉ lệ số mol giữa chất sản phẩm và chất tham gia phản ứng.

B. tích số mol giữa chất sản phẩm và chất tham gia phản ứng.

C. tỉ lệ giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế với lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.

D. tỉ lệ giữa lượng chất tham gia phản ứng theo thực tế với lượng chất tham gia phản ứng theo lí thuyết.

Đáp án đúng là: C

Hiệu suất phản ứng là tỉ lệ giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế với lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.

Câu 13. Mg phản ứng với HCl theo sơ đồ phản ứng:

                                                     Mg+HClMgCl2+H2

Sau phản ứng thu được 2,479 lít (đkc) khí hydrogen ở 25oC và 1 bar thì khối lượng của Mg đã tham gia phản ứng là

A. 2,4 gam.                

B. 12 gam.                 

C. 2,3 gam.                

D. 7,2 gam.

Đáp án đúng là: A

nH2=2,47924,79=0,1mol.

Phương trình hoá học:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Theo phương trình hoá học, cứ 1 mol Mg phản ứng sinh ra 1 mol H2.

Vậy thu được 0,1 mol H2 cần 0,1 mol Mg phản ứng.

Khối lượng Mg đã tham gia phản ứng là: 0,1.24 = 2,4 gam.

Câu 14.Cho phương trình hóa học sau:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Khi cho 1 mol CuO tác dụng với đủ với H2SO4 thu được x mol CuSO4 . Giá trị của x là

A. 0,5 mol.                 

B. 1,0 mol.                                       

C. 2,0 mol.                                                  

D. 2,5 mol.

Đáp án đúng là: B

Theo phương trình hoá học, cứ 1 mol CuO phản ứng vừa đủ với H2SO4 sinh ra 1 mol CuSO4.

Câu 15.Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam than đá có chứa 4% tạp chất không cháy, thể tích khí oxygen ở điều kiện chuẩn vừa đủ cần dùng là

A. 49,58 lít.                

B. 74,37 lít.                

C. 37,185 lít.              

D. 14,874 lít.

Đáp án đúng là: D

Phương trình hoá học:

C+ O2 t0CO2

Theo bài ra, than đá có chứa 96% carbon.

Khối lượng cacbon là 7,5.96% = 7,2 gam    nC=7,212 mol

Theo PTHH: nO2 = nC = 0,6 mol

Thể tích khí oxygen ở điều kiện chuẩn (tại 25oC và 1 bar) vừa đủ cần dùng là:

vO2= 0,6.24,79 = 14,874 lít.

 

1 157 lượt xem