Lý thuyết KHTN 8 (Kết nối tri thức 2024) Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
Tóm tắt lý thuyết Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người sách Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.
Khoa học tự nhiên 8 Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
I. Môi trường trong của cơ thể
- Môi trường trong của cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết.
- Môi trường trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và da,...
II. Cân bằng môi trường trong của cơ thể
- Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.
- Khi môi trường trong của cơ thể không được duy trì ổn định (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, cơ quan và cơ thể.
- Nồng độ glucose, sodium chloride, urea, uric acid và pH trong máu có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định môi trường trong của cơ thể. Nếu những yếu tố này mất cân bằng, cơ thể có nguy cơ mắc một số bệnh.
Ví dụ:
Nếu chỉ số glucose trong máu cao hơn bình thường trong thời gian dài (chỉ số glucose khi không ăn trong vòng 8 giờ trên 7 mmol/L) thì cơ thể đã mắc bệnh tiểu đường.
Nếu lượng uric acid trong máu cao hơn mức bình thường kéo dài sẽ dẫn đến mắc bệnh viêm khớp, gout, suy thận,... Nếu lượng uric acid trong máu thấp hơn bình thường trong thời gian dài, cơ thể có nguy cơ bị các bệnh rối loạn chức năng gan, thận.
- Để xác định nồng độ một số yếu tố trong cơ thể như nồng độ glucose, uric acid, người ta thường làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
Đang cập nhật.