Lý thuyết Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 1: Lịch Sử là gì

Tóm tắt lý thuyết Bài 1: Lịch Sử là gì sách Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 86 lượt xem


Lịch sử lớp 6 Bài 1: Lịch Sử là gì

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 1: Lịch Sử là gì

I. LỊCH SỬ VÀ MÔN LỊCH SỬ

- Lịch Sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay

- Môn Lịch Sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, gồm toàn bộ những  hoạt động  của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

II. VÌ SAO CẦN PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

- Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 1: Lịch Sử là gì | Chân trời sáng tạo

- Hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước  ngày nay.

- Đúc kết những bài học kinh nghiệm quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.

III. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu

- Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại...) được truyền từ đời này qua đời khác.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 1: Lịch Sử là gì | Chân trời sáng tạo

- Tư liệu hiện vật gồm những dấu tích vật chất của người xưa như di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm, tranh vẽ...).

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 1: Lịch Sử là gì | Chân trời sáng tạo

- Tư liệu chữ viết: gồm các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí... ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 1: Lịch Sử là gì | Chân trời sáng tạo

- Trong các loại tư liệu trên, có những tư liệu được gọi là tư liệu gốc - tư liệu liên quan trực tiếp về sự kiện lịch sử , ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 1: Lịch Sử là gì

Câu 1: Lịch Sử là những gì

A. đã diễn ra trong quá khứ.

B. đang diễn ra ở hiện tại.

C. sẽ xảy ra trong tương lai.

D. đã và đang diễn ra trong cuộc sống.

Đáp án :A

Lời giải: Lịch Sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Câu 2:Sự tích “Thánh Gióng” cho biết điều gì về lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.

B. Quá trình chinh phục tự nhiên.

C. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

D. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

Đáp án: C

Lời giải: Sự tích “Thánh Gióng” cho biết về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (chi tiết: giặc Ân sang xâm lược bờ cõi, vua Hùng sai sứ giả đi chiêu mộ người tài ra giúp nước, cậu bé Gióng xin được đi đánh giặc…)

Câu 3: Tư liệu chữ viết là

A. những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ lại trong lòng đất.

B. các bản chữ khắc trên xương , mai rùa, các bản chép tay….

C. những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ lại trên mặt đất.

D. những truyền thuyết, thần thoại... do người xưa kể lại.

Đáp án :B

Lời giải: Tư liệu chữ viết là các bản chữ khắc trên xương , mai rùa, vỏ cây, đá, các bản chép tay….ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra.

Câu 4: Tư liệu hiện vật là 

A. những truyền thuyết, thần thoại... do người xưa kể lại.

B. các bản chữ khắc trên xương , mai rùa, vỏ cây, đá, các bản chép tay….

C. những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

D. những câu ca dao, dân ca do con người sáng tạo ra.

Đáp án: C

Lời giải : Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất như các công trình kiến trúc ,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm…Ví dụ : Vạn Lí trường thành,….

Câu 5: Di tích Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam) thuộc loại tư liệu gì? 

A. Tư liệu ghi âm, ghi hình. 

B. Tư liệu truyền miệng.

C. Tư liệu hiện vật.

D. Tư liệu chữ viết.

Đáp án: C

Lời giải: Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. => Thánh địa Mỹ Sơn là tư liệu hiện vật.

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (.....) trong câu sau đây:………….. là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

A. Tư liệu truyền ming.

B. Tư liệu chữ viết.

C. Tư liệu ghi âm.

D. Tư liệu hiện vật

Đáp án: C

Lời giải: Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

Câu 7: Môn Lịch Sử là môn học tìm hiểu về

A. lịch sử loài người.

B. các thiên thể trong vũ trụ.

C. các dạng địa hình trong tự nhiên.

D. quy luật chuyển động của Trái Đất.

Đáp án : A

Lời giải: Môn lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về lịch sử loài người , bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?

A. Biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

B. Hiểu được tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.

C. Đúc rút kinh nghiệm từ quá khứ phục vụ cho hiện tại.

D. Học cho vui vì kiến thức lịch sử mang tính giải trí cao.

Đáp án : D 

Lời giải: Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, biết tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ từ khi loài người xuất hiện, để đúc rút kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm quá khứ phục vụ cho tương lai

Câu 9: Tư liệu truyền miệng

A. gồm truyền thuyết, thần thoại,... được truyền từ đời này sang đời khác.

B. là các bản chữ khắc trên xương, mai rùa,vỏ cây, đá….

C. là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ lại trong lòng đất.

D. là những văn bản ghi chép các sự kiện lịch sử.

Đáp án: A

Lời giải: Tư liệu truyền miệng gồm truyền thuyết, thần thoại,... được truyền từ đời này sang đời khác (SGK/trang 13).

Câu 10: Nguyên tắc cơ bản quan trọng đầu tiên trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định

A. thời gianđịa điểmnhân vật liên quan tới sự kiện.

B. địa điểm xảy ra các sự kiện.

C. nhân chứng chứng kiến sự kiện.

D. nội dung cơ bản các sự kiện.

Đáp án : A

Câu 11: Kim tự tháp Ai Cập được xếp vào loại hình tư liệu nào? 

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu ghi âm, ghi hình.

C. Tư liệu truyền miệng.

D. Tư liệu hiện vật.

Đáp án: D

Lời giải: Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

Câu 12: Đâu là điểm giống nhau giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người là

A. thời gian hoạt động.

B. mối quan hệ với cộng đồng.

C. tính cá nhân.

D. các hoạt động.

Đáp án : B

Lời giải

- Điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người: 

+ Thời gian hoạt động: lịch sử của một con người ngắn ngủi hơn rất nhiều so với thời gian vận động của xã hội loài người.

+ Các hoạt động: hoạt động của một người trong quá trình tồn tại không thể đa dạng bằng các hoạt động của xã hội loài người.

+ Tính chất: lịch sử một người mang tính chất cá nhân; lịch sử xã hội loài người mang tính chất cộng đồng.

- Dùng phương pháp loại trừ => đáp án B đúng.

Câu 13: Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?

A.Tư liệu hiện vật.

B.Tư liệu chữ viết.

C.Tư liệu gốc.

D.Tư liệu truyền miệng.

Đáp án :D

Lời giải : Tư liệu truyền miệng gồm thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca…. 

Câu 14: Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

A. Học lịch sử giúp nâng cao đời sống vật chất của con người.

B. Lịch Sử tái hiện lại bức tranh về đời sống của con người ở quá khứ

C. Tìm hiểu lịch sử giúp ta tìm về nguồn cội của gia đình, dòng họ, quê hương... 

D. Thông qua lịch sử ta có thể rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.

Đáp án : A

Lời giảiSở dĩ Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” là do:

- Lịch Sử giúp tái hiện lại bức tranh quá khứ sinh động

- Khi xem xét bức tranh đó, con người có thể hiểu được quá khứ và rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.

Đáp án:Nguyên tắc cơ bản quan trọng đầu tiên trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định thời gian, không gian, con người liên quan tới sự kiện.

Câu 15: Để phục dựng lại lịch sử chúng ta không dựa vào nguồn tư liệu nào sau đây?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Các bộ tiểu thuyết giả tưởng.

D. Tư liệu chữ viết.

Đáp án: C

Lời giải : Để phục dựng lại lịch sử  dựa vào nguồn tư liệu lịch sử, như: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.

1 86 lượt xem