Lý thuyết Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Tóm tắt lý thuyết Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc sách Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 78 lượt xem


Lịch sử lớp 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

- Sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Trung Quốc sau đó chia thành các châu, quận…

- Cử quan lại người Hán tới cai trị đến tận cấp huyện.

 - Xây các thành lũy lớn, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt

2. Chính sách bóc lột về kinh tế

- Chiếm đoạt ruộng đất, độc quyền sắt, muối, bắt dân ta cống nạp các sản vật quý, bắt 

 hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.

-  Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc | Chân trời sáng tạo

3. Chính sách đồng hoá

- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cùng người Việt, xóa bỏ tập quán lâu đời của người Việt, ép dân ta theo phong tục tập quán của họ.

-  Nho giáo, chữ Hán du nhập vào nước ta để phục vụ cho công cuộc đồng hoá nhưng  chữ Hán chỉ giới hạn trong một số ít người ở trung tâm.

II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội

1. Những chuyển biến về kinh tế.

- Nông nghiệp:

+ Trồng lúa nước vẫn là ngành chính, biết đắp đê phòng lụt.

+ Sử dụng cày, sức kéo trâu bò và công cụ bằng sắt để lao động, sản xuất

+ Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông

- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền…

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc | Chân trời sáng tạo

- Giao thương các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp ở trong nước và với các thương nhân Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.

2. Những chuyển biến về xã hội.

- Tầng lớp trên của xã hội như Lạc tướng, Lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính quyền đô hộ chèn ép.

- Nông dân công xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế, nhiều người phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc | Chân trời sáng tạo

- Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền cai trị phương Bắc.

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Câu 1: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 179 TCN – 938.

B. Năm 179 – 938.

C. Năm 111 TCN – 905.

D. Năm 111 – 905.

Đáp án: A

Lời giải: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian năm 179 TCN – 938.

Câu 2: Hoạt động kinh tế chính của người Việt dưới thời Bắc thuộc là

A. sản xuất thủ công nghiệp.

B. nông nghiệp trồng lúa nước.

C. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

D. trao đổi, buôn bán qua đường biển.

Đáp án: B

Lời giảiHoạt động kinh tế chính của người Việt dưới thời Bắc thuộc là nông nghiệp trồng lúa nước (SGK Lịch Sử 6/ trang 83).

Câu 3: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng 

A. sắt. 

B. nhựa.

C. gỗ.

D. đá.

Đáp án: A

Lời giảiDưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng sắt (SGK Lịch Sử 6/ trang 83).

Câu 4: Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào? 

A. Lạc hầu, địa chủ người Việt. 

B. Nô tì, nông dân công xã.

C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc. 

D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.

Đáp án: D

Lời giảiXã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới là: địa chủ người Hán, nông dân lệ thuộc (SGK Lịch Sử 6/ trang 83).

Câu 5: Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là

A. Thái thú.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Thứ sử.

Đáp án: D

Lời giảiDưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là Thứ sử (SGK Lịch Sử 6/ trang 81).

Câu 6. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.

B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.

C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

D. Di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt; bắt người Việt theo lễ nghi Trung Quốc.

Đáp án: D

Lời giải

Di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt; bắt người Việt theo lễ nghi Trung Quốc là một trong những biện pháp của chính quyền đô hộ phương Bắc để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt (SGK Lịch Sử 6/ trang 82).

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc trên lĩnh vực chính trị đối với nhân dân Âu Lạc?

A. Sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.

C. Cửa quan lại người Hán tới cai trị Âu Lạc.

D. Đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

Đáp án: B

Lời giải: Nội dung đáp án B phản ánh chính sách cai trị trên lĩnh vực kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc.

Câu 8: Trên lĩnh vực kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.

B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.

C. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…

D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.

Đáp án: C

Lời giải: Trên lĩnh vực kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc đã chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu… (SGK Lịch Sử 6/ trang 82).

Câu 9: Trên lĩnh vực văn hóa, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.

B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.

C. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…

D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.

Đáp án: A

Lời giải: Trên lĩnh vực văn hóa, các triều đại phong kiến phương Bắc đã bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa (SGK Lịch Sử 6/ trang 82).

Câu 10: Dưới thời thuộc Đường, chức quan nào đứng đầu bộ máy đô hộ cấp huyện?

A. Thái thú.

B. Tiết độ sứ.

C. Huyện lệnh.

D. Thứ sử.

Đáp án: C

Lời giảiDưới thời thuộc Đường, huyện lệnh là chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp huyện (SGK Lịch Sử 6/ trang 81).

Câu 11: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc?

A. Xây đắp các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.

B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, hương liệu, vàng bạc.

C. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, lễ nghi của người Trung Hoa.

D. Sáo nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc, rồi chia thành các châu – quận...

Đáp án: B

Lời giải

- Trên lĩnh vực kinh tế, các chính quyền phong kiến phương Bắc đã bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, hương liệu, vàng bạc (SGK Lịch Sử 6/ trang 82).

Câu 12: Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp quận được gọi là

A. Thái thú.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Thứ sử.

Đáp án: A

Lời giảiDưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp quận được gọi là Thái thú (SGK Lịch Sử 6/ trang 81).

Câu 13: Dưới thời thuộc Đường, chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ?

A. Thái thú.

B. Tiết độ sứ.

C. Huyện lệnh.

D. Thứ sử.

Đáp án: B

Lời giảiDưới thời thuộc Đường, Tiết độ sứ là chức quan đứng đầu An Nam Đô hộ phủ (SGK Lịch Sử 6/ trang 81).

Câu 14: Dưới thời thuộc Đường, chức quan nào đứng đầu bộ máy đô hộ cấp châu?

A. Thái thú.

B. Tiết độ sứ.

C. Huyện lệnh.

D. Thứ sử.

Đáp án: D

Lời giảiDưới thời thuộc Đường, Thứ sử là chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp châu (SGK Lịch Sử 6/ trang 81).

Câu 15: Bức tranh dưới đây mô tả về chính sách cai trị nào của chính quyền phong kiến phương Bắc đối với người Việt?

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 16 (có đáp án): Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc | Chân trời sáng tạo

A. Bắt người Việt cống nạp các sản vật quý.

B. Bắt người Việt học chữ Hán.

C. Cử quan lại người Hán tới cai trị.

D. Nắm độc quyền về muối và sắt.

Đáp án: B

Lời giải: Bức tranh trên phản ánh chính sách đồng hóa của các chính quyền phong kiến phương Bắc đối với người Việt cổ (bắt người Việt học chữ Hán).

1 78 lượt xem