Lý thuyết Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

Tóm tắt lý thuyết Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam sách Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 104 lượt xem


Lịch sử lớp 6 Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

I. Quá trình thành lập, phát triển và suy vong của Phù Nam

- Vương quốc cổ Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I. Địa bàn chủ yếu thuộc Nam Bộ Việt Nam ngày nay.

- Từ thế kỉ III - V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á

- Thế kỉ VI, Phù Nam bắt đầu suy yếu. 

- Đầu thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam sụp đổ.

II. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

1. Hoạt động kinh tế.

- Phần lớn cư dân Phù Nam sống bằng nghề trồng lúa. 

- Người dân Phù Nam chế tạo các sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo đặc trưng cho vùng sông nước vẫn còn tồn tại đến nay.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam | Chân trời sáng tạo

- Hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở các cảng thị, đặc biệt ở Óc Eo.

2. Tổ chức xã hội.

- Xã hội Phù Nam có nhiều tầng lớp: Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.

- Quý tộc, thương nhân, thợ thủ công sống trong các thành thị. 

III. Một số thành tựu văn hóa

- Phương tiện đi lại chủ yếu: ghe, thuyền, thuận tiện trên kênh rạch.

- Dựng nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước, xây thành thị ở những vùng đất nổi.

- Chữ viết: Chữ Phạn được du nhập vào Phù Nam.

- Tôn giáo: tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Hin-đu giáo. 

- Kiến trúc: nghề tạc tượng Phật bằng đá và gỗ, làm phù điêu trên đá, đất nung.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam | Chân trời sáng tạo

                         

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

Câu 1: Vương quốc Phù Nam được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ I.

C. Thế kỉ II.

D. Thế kỉ III.

Đáp án: B

Lời giải: Vương quốc Phù Nam được hình thành vào khoảng thế kỉ I (SGK Lịch Sử 6/ trang 105).

Câu 2: Phần lớn cư dân Phù Nam sống bằng nghề

A. khai thác lâm sản.

B. sản xuất thủ công nghiệp.

C. trồng lúa nước.

D. sản xuất muối.

Đáp án: C

Lời giải: Phần lớn cư dân Phù Nam sống bằng nghề trồng lúa (SGK Lịch Sử 6/ trang 106).

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam?

A. Phần lớn cư dân sống bằng nghề nông trồng lúa nước.

B. Hoạt động trao đổi, buôn bán đường biển rất phát triển.

C. Có nhiều sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo.

D. Không có sự giao lưu kinh tế với các nước bên ngoài.

Đáp án: D

Lời giải: Người Phù Nam rất gỏi buôn bán. Họ mở cửa giao lưu thương mại, trao đổi sản vật và hàng hóa với thương nhân các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Mã Lai… 

=> Nội đung đáp án D không đúng khi nói về kinh tế của cư dân Phù Nam.

Câu 4: Trong xã hội Phù Nam không có tầng lớp nào sau đây?

A. Quý tộc.

B. Nông dân.

C. Thương nhân.

D. Nô lệ.

Đáp án: D

Lời giải: Trong xã hội Phù Nam không có tầng lớp nô lệ (SGK Lịch Sử 6/ trang 106).

Câu 5: Trong các thế kỉ V – VI, tôn giáo nào chiếm ưu thế ở Phù Nam?

A. Phật giáo.

B. Hin-đu giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo.

Đáp án: A

Lời giải: Trong các thế kỉ V – VI, Phật giáo chiếm ưu thế ở Phù Nam (SGK Lịch Sử 6/ trang 106).

Câu 6: Phạm vi lãnh thổ của vương quốc Phù Nam chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Đáp án: D

Lời giải: Phạm vi lãnh thổ của vương quốc Phù Nam chủ yếu thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK Lịch Sử 6/ trang 105).

Câu 7: Vương quốc Phù Nam trở thành vương quốc phát triển nhất khu vực Đông Nam Á trong khoảng thời gian nào dưới đây?

A. Thế kỉ I.

B. Thế kỉ III – V.

C. Thế kỉ VI.

D. Thế kỉ VII.

Đáp án: B

Lời giải: Vương quốc Phù Nam trở thành vương quốc phát triển nhất khu vực Đông Nam Á trong khoảng III – V (SGK Lịch Sử 6/ trang 105).

Câu 8: Từ thế kỉ III, Vương quốc Phù Nam

A. được hình thành.

B. bắt đầu mở rộng lãnh thổ.

C. bắt đầu suy yếu.

D. bị Chân Lạp thôn tính.

Đáp án: B

Lời giải: Từ thế kỉ III, Vương quốc Phù Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 105).

Câu 9: Đầu thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam

A. được hình thành.

B. bắt đầu mở rộng lãnh thổ.

C. bắt đầu suy yếu.

D. bị Chân Lạp thôn tính.

Đáp án: C

Lời giải: Đầu thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam bắt đầu suy yếu (SGK Lịch Sử 6/ trang 105).

 Câu 10: Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hoá nào dưới đây?

A. Sa Huỳnh. 

B. Hòa Bình.

C. Óc Eo.

D. Bắc Sơn.

Đáp án: C

Lời giảiVương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hoá Óc Eo (SGK Lịch Sử 6/ trang 104).

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về văn hóa của cư dân Phù Nam?

A. Chữ Phạn được du nhập vào Phù Nam từ rất sớm.

B. Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc.

C. Hin-đu giáo và Phật giáo đều được du nhập vào Phù Nam.

D. Phù Nam có một nền nghệ thuật kim hoàn tinh tế, phát triển cao.

Đáp án: B

Lời giải: Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ. Ví dụ: chữ Phạn và các tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo sớm được du nhập vào Phù Nam…

Câu 12: Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Vương quốc Phù Nam

A. dần suy yếu.

B. lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

C. bị Chân Lạp tấn công và thôn tính.

D. trở thành đế chế mạnh nhất Đông Nam Á.

Đáp án: D

Lời giảiTừ thế kỉ III đến thế kỉ V, Vương quốc Phù Nam trở thành đế chế mạnh nhất Đông Nam Á (SGK Lịch Sử 6/ trang 105).

Câu 13: Thương cảng nổi tiếng nhất ở Vương quốc Phù Nam là

A. Pa-lem-bang.

B. Đại Chiêm.

C. Trà Kiệu.

D. Óc Eo.

Đáp án: D

Lời giảiThương cảng nổi tiếng nhất ở Vương quốc Phù Nam là Óc Eo (SGK Lịch Sử 6/ trang 105).

Câu 14: Khoảng thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam dần suy yếu. Tới thế kỉ VII, Phù Nam bị thôn tính bởi 

A. Chăm-pa. 

B. Ấn Độ.

C. Chân Lạp. 

D. Trung Quốc.

Đáp án: C

Lời giảiKhoảng thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam dần suy yếu. Tới thế kỉ VII, Phù Nam bị thôn tính bởi Chân Lạp (SGK Lịch Sử 6/ trang 105).

Câu 15: Thương cảng nào nổi tiếng nhất ở Phù Nam?

A. Đại Chiêm.

B. Trà Kiệu.

C. Óc Eo.

D. Tuyền Châu.

Đáp án: C

Lời giải: Thương cảng nổi tiếng nhất ở Phù Nam là: Óc Eo (SGK Lịch Sử 6/ trang 105).

1 104 lượt xem