Lý thuyết Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 10: Hy Lạp cổ đại
Tóm tắt lý thuyết Bài 10: Hy Lạp cổ đại sách Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.
Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đại
A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đại
I. Điều kiện tự nhiên
- Lãnh thổ Hy Lạp chủ yếu nằm ở vùng bờ biển phía nam bán đảo Ban căng.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.
- Hy Lạp có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch.
- Hy Lạp có đường bờ biển dài, có hàng nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương, buôn bán
II. Tổ chức nhà nước thành bang
- Hy Lạp cổ đại gồm nhiều thành bang độc lập, mỗi thành bang có lãnh thổ, luật pháp, đồng tiền riêng…tiêu biểu là hình thức nhà nước dân chủ A-ten.
- Nhà nước A-ten gồm có 4 cơ quan chính:
+ Đại hội nhân dân.
+ Hội đồng 10 tướng lĩnh.
+ Hội đồng 500.
+ Tòa án 6000 người.
III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.
- Văn học: thần thoại Hy Lạp, sử thi Iliat và Ôđixê…
- Kiến trúc và điêu khắc: Đền Pác-tê-nông, A-tê-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt,…
B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đại
Câu 1: Hi Lạp có nhiều khoáng sản như: đồng, sắt, vàng, bạc, đặc biệt là
A. titan.
B. thép.
C. thiếc.
D. đá cẩm thạch.
Đáp án: D
Lời giải: Hi Lạp có nhiều khoáng sản đặc biệt là đá cẩm thạch.
Câu 2: Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang. Mỗi thành bang có hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, tiêu biểu nhất là hình thức nhà nước dân chủ ở
a. Bi-dan-tin.
b. Mi-lê.
c. Xpác.
d. A-ten.
Đáp án :D
Lời giải: Thành bang A-ten là thành bang quan trọng, tiêu biểu cho chế độ dân chủ của Hy Lạp cổ đại
Câu 3: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp có gì đặc biệt?
A. Nhiều đồng bằng màu mỡ.
B. Chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn.
C. Chủ yếu là các sa mạc rộng lớn.
D. Có nhiều con sông lớn, như: Nin, Ấn...
Đáp án :B
Lời giải: Địa hình Hi Lạp chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn chỉ thuận lợi cho trồng nho và ô-liu.
Câu 4: Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm bao nhiêu chữ cái?
A. 29 chữ cái.
B. 25 chữ cái.
C. 26 chữ cái.
D. 24 chữ cái.
Đáp án: D
Lời giải: Trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người Phê-ni-xi, người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.
Câu 5: Lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo
A. I-ta-li-a
B. Ban-căng.
C. Trung Ấn.
D. Đông Dương.
Đáp án :B
Lời giải : Lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng.
Câu 6: Cơ quan nào không nằm trong tổ chức bộ máy của thành bang A-ten?
A. Quốc sử viện.
B. Đại hội nhân dân.
C. Tòa án 6000 người.
D. Hội đồng 10 tướng lĩnh
Đáp án : A
Lời giải : Quốc sử viện là cơ quan viết sử trong bộ máy nhà nước của một số quốc gia như: Trung Quốc, Việt Nam…. thời phong kiến.
Câu 7: Đất đai của Hi Lạp khô cằn, chỉ thuận lợi cho sự sinh trưởng của loại cây trồng nào dưới đây?
A. Nho, ô liu.
B. Lúa nước.
C. Bạch dương.
D. Ngô đồng.
Đáp án: A
Lời giải: Đất đai của Hi Lạp khô cằn, chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.
Câu 8: Hi Lạp có lợi thế lớn là đường bờ biển dài, có hàng ngàn đảo nhỏ thuận tiện cho sự phát triển của ngành kinh tế nào dưới đây?
A. Giao thương, buôn bán.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp.
D. Thủ công nghiệp.
Đáp án :A
Lời giải : Hi Lạp có đường bờ biển dài , có nhiều đảo nhỏ thuận tiện cho giao thương, buôn bán.
Câu 9: Cảng biển nào nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại?
A. Cảng Mác-xây.
B. Cảng Pi-rê.
C. Cảng Dung Quất.
D. Cảng Tam Kì.
Đáp án: B
Lời giải: Cảng biển nổi tiếng nhất của Hi Lạp cổ đại là cảng Pi-rê.
Câu 10: Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào?
A. Đền Pác-tê-nông.
B. Kim tự tháp Ai Cập
C. Vườn treo Ba-bi-lon.
D. Tượng nữ thần tự do.
Đáp án: A
Lời giải: Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ đền Pác-tê-nông cuae Hi Lạp cổ đại.
Câu 11: Một trong những sử thi nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là
A. I-li-át.
B. Kinh Thi.
C. Ramayana.
D. Mahabharata.
Đáp án: A.
Lời giải: Một trong những sử thi nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là I-li-át.
Câu 12: Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là
A. Đấu trường Cô-lô-sê.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Đền Pác-tê-nông.
D. Vạn Lí trường thành.
Đáp án: C.
Lời giải: Đền Pác-tê-nông được xây ở A-ten , để thờ nữ thần A-tê-na, thần bảo hộ mậu dịch hàng hải của A-ten.
Câu 13: Đâu không phải là tác phẩm điêu khắc của Hi Lạp ?
A. Tượng thần Dớt.
B. Tượng nữ thần A-tê-na.
C. Tượng Vệ nữ thành Mi-lô.
D. Tượng Nữ thần Tự do.
Đáp án: D
Lời giải: Tượng Nữ thần Tự do là ở Mĩ.
Câu 14: Quê hương của các nhà khoa học Ta-lét, Py-ta-go, Ác-si-mét là
A. Hy Lạp cổ đại.
B. La Mã cổ đại.
C. Ấn Độ cổ đại.
D. Lưỡng Hà cổ đại.
Đáp án: A
Lời giải: Quê hương của các nhà khoa học Ta-lét, Py-ta-go, Ác-si-mét là Hi Lạp.
Câu 15: Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước A-ten là
A. Hội đồng 10 tướng lĩnh.
B. Hội đồng 500 người.
C. Tòa án 6000 người.
D. Đại hội nhân dân.
Đáp án: D
Lời giải : Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước A-ten là Đại hội nhân dân gồm tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên.