Lý thuyết Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Tóm tắt lý thuyết Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc sách Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 81 lượt xem


Lịch sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

I. Nhà nước Văn Lang

1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang

- Cách ngày nay khoảng 2000 năm, những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng  địa bàn cư trú, xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc | Chân trời sáng tạo

Nhu cầu trị thủy, chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc. 

- Thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, đứng đầu là Hùng Vương.

- Kinh đô đặt tại Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

2. Tổ chức nhà nước Văn Lang

- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Chia nước thành 15 bộ.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc | Chân trời sáng tạo

- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. 

II. Nhà nước Âu Lạc

- Ra đời vào năm 208 TCN, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.

- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương. 

- An Dương Vương rời đô về  Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

- Tổ chức bộ máy nhà nước không thay đổi nhiều so với thời Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc | Chân trời sáng tạo

                   

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Câu 1: Chức danh đứng đầu các chiềng, chạ thời Văn lang là

A. bồ chính.                    

B. Lạc hầu.           

C. Lạc tướng.                 

D. Quan lang.

Đáp án: A

Lời giải: Chức danh đứng đầu các chiềng, chạ thời Văn lang là bồ chính (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 2: Nộ dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Kinh tế phát triển, dẫn đến sự phân hóa xã hội.

B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

C. Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng.

D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên của cư dân.

Đáp án: B

Lời giải

- Những cơ sở dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang:

+ Kinh tế phát triển, dẫn đến sự phân hóa xã hội.

+ Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng.

+ Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên của cư dân.

- Sử dụng phương án loại trừ => đáp án B đúng.

Câu 3: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là

A. Vua Hùng. 

B. Lạc hầu. 

C. Lạc tướng.                 

D. An Dương Vương.

Đáp án: A

Lời giải: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 4: Nước Văn Lang đựợc chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là

A. Lạc hầu.           

B. Lạc tướng.                           

C. Bồ chính.          

D. Tể tướng.

Đáp án: B

Lời giải: Nước Văn Lang đựợc chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 5: Nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là

A. Âu Lạc.

B. Chăm-pa.

C. Phù Nam.

D. Văn Lang.

Đáp án: D

Lời giải: Văn Lang là nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam.

Câu 6: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ VII.

C. Thế kỉ III TCN.

D. Thế kỉ III.

Đáp án: A

Lời giải: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thế kỉ VII TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 72).

Câu 7: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ VII.

C. Thế kỉ III TCN.

D. Thế kỉ III.

Đáp án: C

Lời giải: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thế kỉ III TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 8: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Nam Trung Bộ.

B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Nam Bộ.

D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Đáp án: B

Lời giải: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

Câu 9: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở

A. vùng cửa sông Tô Lịch.

B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. vùng Phú Xuân (Huế).

D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

Đáp án: D

Lời giải: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

Câu 10: Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Âu Lạc là

A. thành Hoan Châu.

B. thành Cổ Loa.

C. thành Vạn An.

D. thành Đại La.

Đáp án: B

Lời giải: Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Âu Lạc là thành Cổ Loa.

Câu 11: Vào cuối thế kỉ III TCN, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết kháng chiến chống quân xâm lược 

A. Tần.                          

B. Hán.                               

C. Triệu.                             

D. Đường.

Đáp án: A

Lời giải: Vào cuối thế kỉ III TCN, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết kháng chiến chống quân xâm lược Tần (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 12: Người đứng đầu nước Âu Lạc là

A. Lý Nam Đế. 

B. Triệu Việt Vương.       

C. Mai Hắc Đế.

D. An Dương Vương.

Đáp án: D

Lời giải: Người đứng đầu nước Âu Lạc là An Dương Vương (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 13: Loại vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương là

A. giáo đồng.      

B. rìu vạn năng.     

C. dao găm đồng.

D. nỏ Liên Châu.

Đáp án: D

Lời giải: Loại vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương là nỏ Liên Châu (SGK Lịch Sử 6/ trang 76).

Câu 14: Năm 179 TCN, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu của nước Âu Lạc thất bại vì một trong những lý do nào sau đây?

A. Không được nhà Tần trợ giúp.         

B. Không có lực lượng quân đội.

C. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác.

D. Vua An Dương Vương sớm đầu hàng.

Đáp án: C

Lời giải: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc là do: An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù (chấp nhận gả công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy – con trai của Triệu Đà và cho Trọng Thủy ở rể tại thành Cổ Loa).

Câu 15: Kinh đô của nước Âu Lạc được đặt ở

A. vùng cửa sông Tô Lịch.

B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. vùng Phú Xuân (Huế).

D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

Đáp án: B

Lời giải: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

1 81 lượt xem