Tác giả tác phẩm Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nhan) (Cánh Diều 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nhan) Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 187 lượt xem


Tác phẩm Xúy Vân giả dại - Ngữ văn lớp 10

Top 15 Tóm tắt Xúy Vân giả dại (hay, ngắn nhất) | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

I. Vở chèo Xúy vân giả dại

TIỂU DẪN

Chèo cổ còn được gọi là chèo truyền thống hay chéo sân đình, là một thể loại sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật chèo là nghệ thuật tổng hợp, phối hợp nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời hát, động tác múa và âm nhạc.

Phần quan trọng nhất trong một vở chèo là kịch bản (tích chèo), 'có tích mới dịch nên trở', song sự hấp dẫn của chèo là ở nghệ thuật biểu diễn chứ không chỉ ở kịch bản. Mỗi vở chèo thường có một hoặc vài cảnh đặc sắc, thể hiện tập trung giá trị của tác phẩm. Ví dụ : ở vô Quan Âm Thị Kính là cảnh Thị Mẫu lên chùa và Việc làng ; ở vô Chu Mãi Thần là cảnh Tuần Ti – đào Huế, ở vô Km Nham là cảnh Xuý Vân giả dại.... Đoạn trích Xúy Vân giả dại là một trong những đoạn hay nhất của chèo cổ Việt Nam.

Tóm tắt vở chèo Kim Nham :

Kim Nham là một học trò nghèo tỉnh Nam Định, ngụ học ở Tràng An (Hà Nội), được viên huyện Tể đem con gái là Xuý Vân gả cho. Xuý Vân là một cô gái đảm đang, khéo léo, ước mong của cô chỉ là một gia đình chồng cày vợ cấy, 'Chờ cho lúa chín bông vàng - Để anh đi gặt để nàng mang cơm'. Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An 'dùi mài kinh sử, còn Xuý Vân rất buồn trong cảnh chờ đợi.

Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương, một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình ở Đông Ngàn (Bắc Ninh) tìm cách tán ảnh Xuý Vân, xui năng giả đền đại để thoát khỏi Kim Nham rồi hắn sẽ cưới. Xuý Vân nghe theo, giả điên. Kim Nham mới hết thầy thuốc, cô đồng, thầy cúng đến chạy chữa cho vợ nhưng không kết quả. Chàng đành phải làm giấy cho Xuý Vân được tự do. Xuý Văn bộ Kim Nham chạy theo Trần Phương, nhưng gã 'Sở Khanh' này đã quay lưng lại với nàng. Xuý Vân lỡ làng, đau khổ, không dám về nhà. Từ chỗ giả đền, nàng trở nên điền thật.

Kim Nham do quyết chí học hành, đã đỗ cao, được bổ làm quan. Trong khi đó Xuý Vân đến dại, phải đi ăn xin. Nhận ra vợ cũ, Kim Nham bỏ một nền bạc' vào nằm cơm sai người đem cho. Xuý Vân bề nắm cơm, thấy có bạc, hỏi ra mới biết. Xấu hổ, đau đớn quá, nàng nhảy xuống sông tự vẫn.

Đoạn trích sau đây kể về việc Xuý Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà, để đi theo Trần Phương.

XUÝ VÂN (nói lệch).

Đau thiết thiệt van, 

Than cùng bà Nguyệt. 

Đánh cho lê liệt, 

Chết mệt con đồng.

Bắt đò sang sông.

Bớ đò, bớ đờ

(Via):

Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyển độ.

(Hát quá giang)(*) :

Nên tôi phải lụy đò,

Cách con sông nên tôi phải lụy đò,

Bởi ông trời tối, phải lụy có bán hàng. 

Chả nên gia thất thì về,

Ở làm chi mãi cho chúng chứ, bạn cười.

Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười,

Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.

Gió trăng thời mặc gió trăng,

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

Chị em ơi !

Ra đây có phải xưng danh không nhỉ ? 

(Ɖế)  Không xưng danh, ai biết là ai ?

XUÝ VÂN:

Bước chân vào tôi thưa rằng vậy,

Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi. 

Tuy dại dột, tài cao và giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

(Hát điệu con gà rừng):

Con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức !

Mà để láng giềng ai hay ?

Bông bông dắt, bông bóng dầu,

Xa xa lắc, xa xa lâu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện (2)

Chờ cho bóng lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông đắt, bóng bóng dầu,

Xa xa lắc, xa xa lâu

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.

(Tiếng trống nhịp nổi lên. Xuý Vân múa điệu bắt nhện xe tơ dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch...)

Rủ nhau lên núi Thiên Thai

Thấy hai con qua đang ăn xoài trên cây.

Ba cô bán mắm trong làng.

Mắm không bán hết, còn quang với thùng... 

Chị em ơi, tôi than thân tôi vài câu nhé. 

(Đế):   ờ.

XUÝ VÂN (nói điệu sử rầu) :

Than ôi!

Tôi thương nhân ngãi, tôi nhớ nhân tình,

Đêm năm canh tôi thức cả vừa năm.

(Hát sắp) :

Than rằng nhân ngãi, cựu tình? tới đâu,

Con cá rô nằm vũng chân trâu, 

Để cho năm bảy cần câu châu vào

(Nói):

Chị em ơi, tôi hát xuôi cũng được,

Mà tôi hát ngược cũng hay,

Tôi hát câu này cho chị em nghe nhé !

(Hát ngược) :

Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông, 

Một đàn các cô con gái lội sông tế bèo. 

Chuột đậu cành vào, muỗi ấp cánh dơi, 

Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,

Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây. 

Ở trong đình có cái khua, cái nhỏ  

Ở trong cái nón có cái kèo, cái cột, 

Ở dưới sống có cái phố bán bát, 

Lên trên biển ta đốn gỗ làm nhà, 

Con vâm kia ấp trứng ba ba,

Cưỡi con gà mà đi đánh giặc !

(Xuý Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại).

II. Tác phẩm Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nhan)

1. Thể loại

Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng đồng bằng sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

2. Xuất xứ

- 'Xúy Vân giả dại' là trích đoạn nổi bật trong chèo Kim Nam được đánh giá là một trong những trích đoạn hay nhất của chèo cổ Việt Nam.

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự + Biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nhan)

Văn bản: Xuý Vân với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng.

Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nhan)- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung tác phẩm Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nhan)

- Thể hiện khát vọng hạnh phúc của Xúy Vân là chính đáng nhưng không thực hiện được trong chế độ phong kiến gia trưởng.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nhan)

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp nhân vật Thúy Vân

- Nghệ thuật diễn tả: tác giả đan xen các lời thật, lời điên thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng.

- Sử dụng các làn điệu nói và hát khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nhan)

1. Lời hát

- Tất cả đều là những lời hát của Xuý Vân.

- Song tất cả những lời hát có tính điên dại ấy vẫn có những lời rất tỉnh táo, có lúc bóng gió bộc lộ tâm trạng tâm trạng thự c của Xuý Vân:

2. Tâm trạng của Xuý Vân

Tâm trạng của Xuý Vân bộc lộ rất phong phú

* Tự thấy mình lỡ làng, dở dang.

+ Tôi càng chờ chuyến đò.

+ Chẳng nên. Chúng bạn chê cười.

=> Cô nàng chờ đợi, con đò ( Ẩn dụ ) càng không tới àsự lỡ làng dang dở XV.

* Tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình KN

Con gà rừng…..

……chẳng có chịu được, ức!

* Tâm trạng thất vọng giữa khát vọng và thực tế:

Bao giờ bông lúa…….

……… nàng mang cơm.

=> Thực tế KN vẫn mãi mê với đèn sách. KN và XV phải gắn bó với nhau trong tình cảm vợ chồng nhưng mỗi người một suy nghĩ, ước mơ khác nhau: KN công danh thành đạt còn XV vợ chồng đầm ấm==> Họ không thể chia sẻ cùng nhau. Chính vì vậy mà XV đã cất lên tiếng hát:

Bông bông dắt ….

…… xa xa líu.

* Tâm trạng uất ức, bế tắc, cô đơn

Con cá rô……

…….. cần câu châu vào!

=> Hình ảnh gợi ra không gian sống cạn hẹp và đầy bất trắc nàng chỉ có thể chia sẻ cùng láng giềng nhưng “ láng giềng ai hay” và sự đồng cảm của cha mẹ cũng không có “ ức bởi xuân huyên” ==> Càng thấy được tâm trạng cô đơn của XV.

* Tâm trạng bế tắc mất phương hướng được thể hiện rõ qua những câu hát ngược:

Chuột đậu cành rào,…..

……….. đi đánh giặc.

=> Những hình ảnh ngược đời, trớ trêu, điên đảo, đúng sai, thực giả lẫn lộn. Đó cũng là sự mất phương hướng của XV

3. Nhân vật XV đáng thương

+ Cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vội vàng, không có tình yêu.

+ XV là một cô gái đảm đang( qua các điệu múa quay tơ, dệt cửi, vớt bèo, khâu vá)

+ Là một cô gái l/động. Mơ ước của XV không gì cao sang. Nó giản dị bình thường như bao cô gái nông thôn khác “ Chờ cho bông lúamang cơm”. Cô buộc phải lấy KN, anh học trò chỉ biết “ dài lưng.lại nằm”

+ Các cô gái ngày xưa chọn cho mình bạn trăm năm:

Một bên chữ nghĩa văn chương

Một bên chèo đẩy em thương bên nào

Chữ nghĩa em vứt xuống ao

Còn bên chèo đẩy chân sào em thương

Cách lựa chọn của XV theo tâm lý “ăn chắc mặc bền” mơ ước của XV không phù hợp với lý tưởng công danh của KN và gia đình chàng à Bi kịch của cuộc đời nàng xuất hiện

+ Gặp Trần Phương, XV tưởng gặp người tri kỷ. Cô không có tình yêu với chồng nhưng có tình yêu với Trần Phương. Điều đó chứng tỏ XV chạy theo tình yêu tự do, vượt qua lễ giáo. Nếu TP có tình yêu thực sự với XV thì nàng có hạnh phúc. Nhưng “không trăng gió lại gặp người gió trăng”. Vì thế cô “đến nỗi điên cuồng rồ dại”. Cuối cùng XV phải chết một cách đáng thương. Kết cục này hoàn toàn do XHPK bảo thủ gây nên, khát vọng tình yêu hạnh phúc của XV là chính đáng. Nhưng khát vọng ấy không thể thực hiện được trong XH “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”

=> Chính điều này để ta cảm thông và thanh minh cho XV. Đây cũng thể hiện cách nhìn mang tính nhân đạo sâu sắc

4. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng XV

- Đoạn trích diễn tả thành công tâm trạng của XV. Đó là tâm trạng rối bời, đầy bi kịch.

+ Mở đầu đoạn trích là lời gọi đò tha thiết, mượn lời gọi đò diễn tả lời tự than thân:

 - Đau thiết thiệt van

Và:

 - Tôi kêu đò, đò nọ không thưa

 Tôi càng chờ càng đợi càng trưa chuyến đò

Lời than ấy diễn tả hoàn cảnh lỡ làng, bẽ bàng của XV.

+ Những câu hát theo điệu gà rừng:

 Con gà rừng.ức bởi xuân huyên.

bộc lộ hoàn cảnh sống o ép trong gia đình KN. Cô muốn vượt ra không được, muốn chia sẻ cùng láng giềng nhưng không ai hay.

+ Những câu hát khác

Nàng bỏ KN, say đắm TP, nàng đã làm theo tiếng gọi của tình yêu tự do nhưng lại sợ “chúng chê bạn cười”. XV khuyên người ta giữ lấy “đạo hằng” nhưng nàng tự ý thức được mình là người “ trăng gió”. Khát vọng tình yêu và đạo đức đã tạo thành mâu thuẫn trong tâm trạng của XV được thể hiện qua lời hát.

+ Sự đan cài giữa câu hát dại điên và tỉnh táo cũng như hát xuôi và hát ngược đều tập trung diễn tả tâm trạng của XV, vừa đau khổ, vừa bi kịch

IV. Các đề văn mẫu

Top 7 Bài luận về Xuý Vân giả dại (Ngữ văn 10 - sách Cánh diều) xuất sắc  nhất - Mytour.vn

Đề bài: Phân tích bài Xúy Vân giả dại

Bài tham khảo 1

Thuộc loại hình sân khấu dân gian, chèo được hình thành và phát triển ở nước ta từ rất sớm. Những vở chèo nổi tiếng nhất có thể kể đến như: Quan âm Thị Kính, Kim Nhan…những vở chèo không chỉ nhằm mục đích giải trí mà thông qua vở chèo các tác giả dân gian đã gửi gắm biết bao quan niệm về nhân sinh. Chèo đối với cuộc sống của con người đã trở nên vô cùng quen thuộc, chẳng những vậy mà nhà văn Nguyễn Bính cũng từng viết:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bayHoa xoan lớp lớp rụng vơi đầyHội chèo làng Đặng đi ngang ngõMẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay… ”

Trong những trích đoạn chèo hay và nổi tiếng nhất có thể kể đến, đó chính là Xúy Vân giả dại. Trích đoạn chèo này thuộc vở chèo Kim Nham, nói về việc Xúy Vân có những dan díu bất chính với tình nhân là Trần Phương khi chồng vắng nhà. Để có thể đến được với Trần Phương, Xúy Vân đã quyết định giả dại để làm lí do có thể li hôn với Kim Nhan.

Ở phần mở đầu, Xúy Vân xuất hiện với những tiếng hát và hành động quay cuồng, tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, nửa ngây nửa dại. Xúy Vân đã cất tiếng hát than thở với bà Nguyệt về tình duyên của mình, sau đó Xúy Vân đã mượn hình ảnh con đò tình duyên để nói về mình, một người phụ nữ mòn mỏi chờ chồng, hạnh phúc dang dở.

“Tôi là đò, đò nhỏ có thưaTôi càng chờ, càng đợi, càng trưa chuyến đò”

Tuy lời hát xuất phát từ trạng thái nửa tỉnh nửa ngây nhưng qua lời hát ấy chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tâm trạng đầy đau khổ, day dứt của một cô gái đang lo lắng trước tuổi xuân đang trôi qua, hình ảnh của cô gái ấy như một người lữ khách đứng trên bến đò vắng nhưng chưa thấy bóng dáng con đò.

Ở những câu hát tiếp theo, dưới hình thức của những câu thơ lục bát biến thể, Xúy Vân đã thể hiện được tâm trạng của một người con gái đã có chồng, tự do bị trói buộc, mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chồng. Muốn qua sông lần nữa thì phải dứt bỏ tình duyên cũ với chồng:

Chẳng nên gia thất thì vềỞ làm chi nữa chúng chê bạn cười”

Xúy Vân không phủ định mà thừa nhận tình cảm đổi thay của mình, cô gái ấy luôn khát khao tình yêu và có một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai đầy hạnh phúc với tình nhân mới củy mình.

“Gió giăng thì mặc gió giăngĐôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”

Hình ảnh Xúy Vân mạnh mẽ tìm đến tình yêu của mình đã từng bị coi là hành vi phá bỏ những giá trị đạo đức phong kiến, phá vỡ đạo tam tòng tứ đức, trở thành một người nổi loạn chẳng quá cũng vì quá khát khao tình yêu và đắm chìm trong tình yêu ấy đến nỗi không thể thoát ra được.

Sau những tâm sự, trước tiếng hỏi của vai diễn cũng như sự hô ứng của tác giả thì nhân vật Xúy Vân mới bắt đầu giới thiệu về mình:

“Chẳng giấu gì: tôi tên gọi Xúy VânLấy Kim Nhan nhà khó gian truânChồng học vắng thầy ngày mong mỏi

Khi đã giới thiệu về bản thân mình. Xúy Vân cũng đã mạnh dạn thừa nhận mình đã phụ tấm lòng của Kim Nhan mà say đắm tình nhân trong hiện tại là Trần Phương, dẫu biết là sai trái nhưng tình cảm nào chịu nghe theo sự chi phối của lí trí:

“Phụ Kim Nham say đắm Trần PhươngNên đến nỗi điên cuồng rồ dại”

Nhưng cũng có những lúc Xúy Vân chợt bừng tỉnh khỏi cơn mê để nhận thức được cái dại khờ của mình:

“Rồ này ai bán thì muaDại này ai thấy không mơ mẩn tìnhLúc thì giả cách làm thinhLúc thì giả dại ra hình làm điên”

Trích đoạn Xúy Vân giả dại đã làm nổi bật lên tâm trạng nhiều đau khổ, day dứt của Xúy Vân, một cô gái đa tình mà đành phụ tình, đi theo tình yêu mới. Tuy nhiên nàng cũng không hề hay biết rằng người mà mình yêu say đắm Trần Phương lại là một tên Sở Khanh không hơn không kém.

Bài tham khảo 2

'Xúy Vân giả dại' là một trong những trích đoạn tiêu biểu của vở chèo 'Kim Nham'. Đây được đánh giá là lớp chèo xuất sắc của nền chèo cổ. Văn bản 'Xúy Vân giả dại' không chỉ ẩn chứa những hấp dẫn về mặt nội dung mà còn thể hiện sự độc đáo của các yếu tố nghệ thuật.

Chèo 'Kim Nham' xoay quanh câu chuyện giữa ba nhân vật chính là Kim Nham, Xúy Vân và Trần Phương. Sau khi nên vợ nên chồng với Xúy Vân, Kim Nham tiếp tục lên kinh đô dùi mài kinh sử. Nàng Xúy Vân ở nhà sống trong cảnh 'chăn đơn gối chiếc', chờ chồng trở về. Trong lúc ấy, tên Trần Phương xuất hiện và tán tỉnh Xúy Vân. Nàng xiêu lòng rồi giả điên với hi vọng Kim Nham trả lại tự do cho mình để đi theo nhân tình. Đoạn trích 'Xúy Vân giả dại' diễn tả cảnh nàng tự dựng lên màn điên loạn của bản thân nhằm che mắt chồng.

Có thể thấy, ở toàn bộ trích đoạn, Xúy Vân đã trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình. Mọi lời nói, hành động của nàng đều tập trung thể hiện những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm. Ngôn ngữ mà nàng sử dụng là ngôn ngữ của kẻ nửa tỉnh nửa điên.

Thông qua lời tự giới thiệu, tác giả dân gian đã cung cấp cho người đọc một số thông tin về tên, tài năng, tình cảnh của nhân vật:

'Bước chân vào tôi thưa rằng vậy,Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi.Tuy dại dột, tài cao vô giá,Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,Ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân.Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,Nên đến nỗi điên cuồng, rồ dại.'

Nàng tuy dại dột nhưng 'tài cao vô giá', được mọi người đồn có tài hát hay. Chứng tỏ, Xúy Vân cũng là người phụ nữ tài hoa. Ngoài ra, lời thừa nhận 'Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương/ Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.' của Xúy Vân càng khắc họa rõ những giằng xé trong nội tâm nhân vật.

Mở đầu đoạn trích, Xúy Vân trực tiếp bày tỏ nỗi đau đớn, tủi hờn:

'Đau thiết thiệt van.Than cùng bà Nguyệt.Đánh cho tê liệt,Chết mệt con đồng.Bắt đò sang sông,Bớ đò, bớ đò.'

Nàng đau khổ tới mức phải kêu lên, than thở cùng với ông Tơ, bà Nguyệt. Xúy Vân trách duyên phận mình dang dở, lỡ làng. Do hoàn cảnh xô đẩy nên nàng buộc lòng phải theo 'Nên tôi phải lụy đò,/ Cách con sông nên tôi phải lụy đò,' để rồi từ đó rơi vào bi kịch.

Đâu chỉ dừng lại ở đau khổ, xót xa, nàng còn bộc lộ nỗi xấu hổ, bẽ bàng qua câu 'Không trăng gió lại gặp người gió trăng'. Xúy Vân nhận thấy bản thân mình không 'trăng gió', chỉ vì gặp người đàn ông phong lưu, đa tình nên mới xiêu lòng. Nhận thức được sai lầm, nàng khuyên mọi người phải giữ lấy chuẩn mực, cốt cách của người phụ nữ 'Gió trăng mặc thời gió trăng,/ Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên'. Xúy Vân khuyên người nhưng cũng chính là lời nhắc nhở bản thân.

Trong điệu hát con gà, nỗi niềm đắng cay, bực tức được thể hiện rõ nét. Nàng dùng hình ảnh 'con gà rừng', 'con công' để khẳng định sự bơ vơ, lạc lõng. Đồng thời, thể hiện ý thức về địa vị, vai trò của bản thân. Nàng nhận thấy mình thấp kém, chênh lệch so với người chồng. Không những vậy, câu 'Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên' được lặp lại hai lần đã nhấn mạnh vào nỗi uất ức, cùng cực của Xúy Vân. Nàng phẫn uất trước sự sắp đặt của cha mẹ. Vì thế, nàng luôn khao khát có được cuộc sống gia đình hạnh phúc như bao người:

'Chờ cho bông lúa chín vàng,Để anh đi gặt, để nàng mang cơm'

Đến đoạn nói điệu sử rầu, hát sắp, nhân vật bộc lộ sự tự ý thức về chính mình. Nàng mắc kẹt trong mối duyên tình với Trần Phương 'Tôi thương nhân ngãi, tôi nhớ nhân tình,/ Đêm năm canh tôi thức cả vừa năm.'. Biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp: 'Con cá rô nằm vũng chân trâu,/ Để cho năm bảy cần câu châu vào!' thể hiện tình cảnh bế tắc, không lối thoát của Xúy Vân. Nàng như con cá ở trong vũng nước nhỏ, xung quanh chứa đầy rủi ro, bất trắc. Cho nên, lúc nào Xúy Vân cũng sống trong cảm giác bất an, sợ hãi.

Cuối cùng, Xúy Vân thực sự nhập tâm và hóa điên trong đoạn hát ngược. Các hình ảnh, từ ngữ được liên hệ đầy bất thường, phi logic:

'Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.Chuột đậu cành rào, muỗi ấp cánh dơi,Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây.Ở trong đình có cái khua, cái nhôi,[...] Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!'

Nó cho thấy nàng thực sự không còn giữ nổi sự tỉnh táo trong cả hành động lẫn lời nói. Chỉ có những người thần trí không bình thường mới khó có thể phân biệt được ngược, xuôi. Những câu hát tưởng chừng như vô nghĩa lại mở ra đời sống nội tâm phức tạp, phong phú với những rối bời. Xúy Vân lúc này đã thực sự đánh mất mình và hoàn toàn rơi vào trạng thái mất phương hướng.

Bên cạnh lời thoại, tâm trạng của Xúy Vân còn được mô tả thông qua hành động như hát, nói, múa. Nàng múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi trên nền trống rồi vừa hát vừa cười. Những hành động này cho thấy khát khao cháy bỏng của Xúy Vân về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Nàng cũng muốn được trở thành vợ hiền, dâu thảo. Thế nhưng, hiện thực khiến mong ước ấy trở nên xa vời. Kết thúc điệu hát ngược, nàng đi vào vừa đi vừa cười điên dại càng làm nổi bật tình trạng thiếu minh mẫn, đau khổ, tuyệt vọng.

Bên cạnh yếu tố nội dung thì nghệ thuật cũng là phương diện quan trọng góp phần tạo nên thành công cho đoạn trích. Lớp chèo 'Xúy Vân giả dại' được tác giả dân gian sử dụng lối nói theo giọng điệu đặc trưng: nói lệch, vỉa, điệu sử rầu, nói kết hợp với các làn điệu hát chèo như: quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược. Ngôn ngữ chèo mang đậm màu sắc dân gian, sử dụng chất liệu ca dao, dân ca và thể thơ truyền thống. Ngoài ra, các chỉ dẫn sân khấu: âm thanh tiếng trống, hành động múa, hát, cử chỉ, điệu bộ giúp cho vở diễn được trơn tru, hấp dẫn hơn.

Như vậy, thông qua lớp chèo 'Xúy Vân giả dại', ta thấy được khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống thật của nhân vật Xúy Vân. Đồng thời, bày tỏ nỗi xót thương, cảm thông sâu sắc đối với tình cảnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Tóm lại, giữa sự nở rộ của hàng ngàn loại hình giải trí, chèo cổ vẫn luôn có sức sống mãnh liệt, bền bỉ với thời gian. Đoạn trích 'Xúy Vân giả dại' nói riêng và chèo 'Kim Nham' nói chung vẫn giữ được vị trí đặc biệt trong lòng người dân Việt Nam.

1 187 lượt xem